thu khách hàng do Công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam thực hiện
Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán:
Do thực tế đa số các khách hàng ở Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và không có hệ thống KSNB để tiến hành thực hiện bước công việc này. Tuy nhiên để công tác kiểm toán được hoàn thiện hơn Công ty Kiểm toán nên khuyến khích khách hàng thiết lập hệ thống KSNB để phòng ngừa những gian lận và sai sót tại đơn vị.
Công tác đánh giá hệ thống KSNB đối với các khoản PTKH:
Để công việc kiểm toán đạt kết quả cao, tốn ít thời gian, tránh khuynh hướng thiên về các thủ tục cơ bản, công ty cần phải hoàn thiện hơn quá trình tìm hiểu khách hàng, hệ thống KSNB của khách hàng. Tăng thời gian cho cuộc kiểm toán, sắp xếp thời gian kiểm toán hợp lí hơn để có nhiều thời gian trong việc tìm hiểu khách hàng. KTV cần tìm hiểu cách BGĐ quan sát và điều hành doanh nghiệp, có thể thông qua cơ cấu tổ chức của hệ thống hoặc thông qua dây chuyền từ sản xuất đến khi chuyển ra thị trường. Hiểu biết tổng quan về cách tổ chức và quản lý của doanh nghiệp sẽ giúp được KTV trong quá trình tìm hiểu mục tiêu, chiến lược, các nhân tố thành công then chốt của doanh nghiệp cũng như đạt được sự hiểu biết sâu hơn về các khoản mục quan trọng, các loại nghiệp vụ và việc trình bày trên BCTC.
Đối với phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV có thể chủ động lựa chọn 1 trong 3 phương pháp (bảng câu hỏi, bảng tường thuật và lưu đồ) hoặc kết hợp các phương pháp phù hợp với quy mô khách hàng để nâng cao hiệu quả tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng. Phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ có ưu điểm là thu thập được nhiều thông tin theo chủ ý của người thiết kế bảng câu hỏi, thông tin có tính định lượng, dễ nhập liệu và xử lý nhưng thông tin thu thập có phần cứng nhắc do được thiết kế trước, thiếu linh hoạt khi phỏng vấn. Phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo bảng tường thuật có ưu điểm là thu thập được các thông tin cần thiết nhưng việc theo dõi khá phức tạp. Phương pháp vẽ lưu đồ thể hiện sự luân chuyển,
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 65 Lớp:11DKKT6
rất dễ theo dõi nhưng không xác định rõ nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy, theo tôi, công ty nên sử dụng kết hợp 2 phương pháp là bảng câu hỏi và vẽ lưu đồ để có thể tận dụng được ưu điểm của từng phương pháp, từ đó thấy rõ hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục PTKH.
Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục PTKH:
Khi thực hiện kiểm toán, KTV chỉ áp dụng thủ tục phân tích đơn giản, nhất là chỉ so sánh ngang để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu, KTV xem việc áp dụng việc phân tích như một biện pháp bổ sung cho kiểm tra chi tiết. Vì vậy, để tăng chất lượng của cuộc kiểm toán, tiết kiểm chi phí, KTV nên thực hiện thủ tục phân tích trong cả hai giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán nhằm giảm số nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, KTV cần căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của ngành nghề, các biến động trên thị trường như giá cả các hàng hóa, chính sách nhà nước… để phân tích số dư của khoản mục PTKH, phân tích dựa trên ước tính của KTV…
Việc gửi thư xác nhận trong kiểm toán khoản PTKH:
Phương pháp gửi thư xác nhận đem lại bằng chứng có độ tin cậy cao do được cung cấp từ bên thứ ba độc lập. Vì vậy, để tăng chất lượng cuộc kiểm toán, KTV nên tiến hành gửi thư xác nhận tới hầu hết các khách hàng của đơn vị, lưu ý các khách hàng có số dư bằng 0 do thanh toán gần ngày khóa sổ. Việc lập và gửi thư xác nhận nên được tiến hành trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán để có thể nhanh chóng nhận được thư phúc đáp của bên thứ ba trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. KTV nên đặt ra một mốc cụ thể, nếu đến thời điểm đó chưa nhận được thư phúc đáp thì sẽ tiến hành gửi thư lần thứ hai trước khi sử dụng các thủ tục thay thế.
Việc ghi chép của KTV:
Công ty nên thường xuyên cập nhật mẫu giấy tờ phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả công việc kiểm toán không chỉ dựa vào mẫu giấy tờ làm việc mà còn phụ thuộc vào khả năng xét đoán của KTV thực hiện. KTV thực hiện phần hành PTKH phải nắm vững những thông tư và quy định liên quan đến phần hành, có khả năng nắm bắt và thiết kế thêm giấy tờ làm việc cho các thủ tục kiểm tra chi tiết khi cần thiết. Bên cạnh đó, Công ty Kiểm toán phải đáp ứng lực lượng nhân sự phù hợp với số lượng
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 66 Lớp:11DKKT6
công việc, nhất là vào thời điểm tháng 3. Tránh việc để một KTV đảm nhiệm nhiều khách hàng cùng một lúc, điều này dễ dẫn đến chất lượng cuộc kiểm toán sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn, KTV sẽ không có đủ thời gian để hoàn thành tốt giấy tờ làm việc của mình do phải đảm nhiệm quá nhiều công việc.
Việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán:
Sau khi nghiên cứu sơ bộ về khách hàng, công ty cần phân công thời gian thực hiện kiểm toán ở khách hàng sao cho phù hợp, đảm bảo đủ thời gian hoàn thành công việc và có thời gian để KTV hoàn thành hồ sơ kiểm toán.
Việc lập bảng phân tích tuổi nợ:
Do trên thực tế có rất ít khách hàng theo dõi tuổi nợ dẫn đến việc KTV không có cở sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán phân tích tuổi nợ. Tuy nhiên để công tác kiểm toán được hoàn thiện hơn Công ty Kiểm toán nên khuyến khích khách hàng theo dõi tuổi nợ giúp đơn vị phát hiện sớm những biến động lớn hoặc thay đổi bất thường có thể xảy ra, hỗ trợ đơn vị ngăn chặn, phát hiện sai phạm cũng như điều chỉnh kịp thời chính sách bán chịu cho phù hợp. Đối với KTV, việc phân tích tuổi nợ sẽ giúp KTV thấy được việc phân loại và hạch toán của doanh nghiệp có đúng đắn không, đồng thời cũng kiểm tra được tình hình bán hàng - thu tiền của đơn vị.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 67 Lớp:11DKKT6
KẾT LUẬN
Trong các khoản mục của Báo cáo tài chính, khoản mục phải thu khách hàng là khoản mục mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình kiểm toán. Thông qua khoản mục PTKH cho chúng ta biết về tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh toán, cũng như tình hình chiếm dụng vốn của công ty. Từ đó KTV có thể đánh giá một cách chung nhất về tình hình hoạt động của công ty khách hàng, giúp KTV đưa ra những kết luận kiểm toán phù hợp với tình hình công ty khách hàng trong mỗi cuộc kiểm toán.
Quá trình tìm hiểu và thực hiện khóa luận được thể hiện qua các nội dung sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. Đây là chương giúp tôi có được những nền tảng lý thuyết cơ bản, chương trình mẫu của một quy trình kiểm toán khoản mục PTKH.
Chƣơng 2: Ở chương 2, tôi đã đi sâu tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản PTKH thực tế do Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam thực hiện tại Công ty ABC. Tại đây tôi đã có cơ hội xem xét và học hỏi từ các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và tham gia thực hiện một phần trong công việc kiểm toán, từ đó có cái nhìn bao quát hơn từ khâu chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán cho đến kết thúc kiểm toán và quá trình ra báo cáo. Từ những kiến thức thực tế, kết hợp với cơ sở lý luận chương 1, tôi đã có một tư duy xuyên suốt đối với việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng và rút ra những nền tảng cơ bản để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Chƣơng 3: Từ những hiểu biết về lý thuyết và thực tế tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục PTKH, tôi rút ra những nhận xét thực trạng quy trình và đề xuất một số kiến nghị giúp hoàn thiện quy trình kiểm toán thực tế tại công ty.
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và có nhiều hạn chế trong hiểu biết về kinh nghiệm thực tế, do đó các vấn đề tôi trình bày trong khóa luận này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn là Th.S. Thái Thị Nho và các anh/chị làm việc trong Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 68 Lớp:11DKKT6
T I IỆU THAM HẢO
1. Tập thể tác giả: T.S. Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng, ThS. Phạm Thị Ngọc Bích, ThS. Đoàn Văn Hoạt, ThS. Mai Đức Nghĩa, TS. Trần Thị Giang Tân, TS. Nguyễn Thế Lộc, ThS. Dương Minh Châu (2012) – Kiểm toán, NXB Lao Động Xã Hội, TP.HCM.
2. Tập thể tác giả: PGS.TS Trần Thị Giang Tân (chủ biên), PGS. TS Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng, ThS. Mai Đức Nghĩa, ThS. Phạm Thị Ngọc Bích, ThS. Dương Minh Châu và ThS. Phí Thị Thu Hiền (2012) – Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, TP.HCM.
3. VACPA (2013) – Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2013) – Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Lao Động, TP.HCM.
5. Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (2011) – Giáo trình mô phỏng Kiểm toán, NXB Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, TP.HCM.
6. Chương trình Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu của Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam.
7. Chứng từ liên quan đến cuộc kiểm toán do Công ty TNHH ABC cung cấp. 8. Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC được lưu trữ tại Công ty TNHH Tư vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH Lớp:11DKKT6
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH Lớp:11DKKT6
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Giấy tờ làm việc Mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng
Phụ lục 2 Giấy tờ làm việc Mẫu A230, 240 – Kế hoạch kiểm toán và Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp
Phụ lục 3 Hợp đồng kiểm toán
Phụ lục 4 Giấy tờ làm việc Mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Phụ lục 5 Giấy tờ làm việc Mẫu A510 – Thủ tục phân tích
Phụ lục 6 Giấy tờ làm việc Mẫu A610 – Đánh giá hệ thống KSNB Phụ lục 7 Giấy tờ làm việc Mẫu A710 – Mức trọng yếu
Phụ lục 8 Giấy tờ làm việc Mẫu A810 – Chiến lược, kế hoạch kiểm toán, cách chọn mẫu
Phụ lục 9 Giấy tờ làm việc Mẫu D310 Phụ lục 10 Giấy tờ làm việc Mẫu D320 Phụ lục 11 Giấy tờ làm việc Mẫu D340 Phụ lục 12 Giấy tờ làm việc Mẫu D341 Phụ lục 13 Thư xác nhận
Phụ lục 14 Giấy tờ làm việc Mẫu D342 Phụ lục 15 Giấy tờ làm việc Mẫu G142-1 Phụ lục 16 Giấy tờ làm việc Mẫu D330 Phụ lục 17 Giấy tờ làm việc Mẫu B360