2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH Tư Vấn Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam (sau đây gọi tắt là Kiểm toán Hoàng Gia) thành lập ngày 13/09/2011 và được Bộ Tài Chính Việt Nam và Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép hành nghề, giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0311142166, hoạt động theo luật doanh nghiệp và dưới hình thức là Công ty TNHH Một thành viên. Ngày 13/11/2013, công ty đã đăng kí thay đổi hình thức hoạt động thành Công ty TNHH Hai thành viên trở lên. Trụ sở chính của công ty là ở 180 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch Quốc tế của công ty là Royal VietNam Consulting Auditing Company Limited.
Lĩnh vực hoạt động của công ty là các hoạt động liên quan đến kiểm toán, kế toán và tư vấn về thuế.
Từ khi thành lập thì trụ sở chính của công ty ở 180A Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng hiện nay đó chỉ là văn phòng đại diện đã đăng kí kinh doanh. Còn văn phòng làm việc chính của công ty là ở 135A Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn có một văn phòng đại diện ở 70 Nguyên Hồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
2.1.1.2. Phương hướng phát triển
Mục tiêu hoạt động: Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng và những đối tượng sử dụng thông tin, mục tiêu hoạt động của Kiểm toán Hoàng Gia là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậy nhằm giúp khách hàng, nhà đầu tư ra các quyết định quản lí, tài chính và kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Hơn thế nữa,
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 28 Lớp:11DKKT6
với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc và tinh thần làm việc chuyên nghiệp, Kiểm toán Hoàng Gia am hiểu các yêu cầu, các vướng mắc mà khách hàng gặp phải khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Dựa trên cơ sở đó, Kiểm toán Hoàng Gia sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt nhất các vấn đề mà ít có tổ chức tư vấn chuyên ngành nào có thể thực hiện được.
Phương châm hoạt động: Nhằm đảm bảo cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt nhất, mọi hoạt động của Kiểm toán Hoàng Gia luôn tôn trọng nguyên tắc: độc lập, khách quan, trung thực và bảo mật, tuân thủ các quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó Kiểm toán Hoàng Gia luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng, nhà đầu tư lên hàng đầu. Với khẩu hiệu hoạt động “Không chỉ mang đến thông tin mà còn tư vấn và hỗ trợ giải pháp” Kiểm toán Hoàng Gia thực sự trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của Quý khách hàng.
2.1.2. Các dịch vụ của công ty cung cấp 2.1.2.1. Dịch vụ kiểm toán 2.1.2.1. Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán theo luật định (bao gồm kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, kiểm toán xây dựng cơ bản, công trình dân dụng, công trình giao thông vận tải, công trình nông nghiệp, thuỷ điện…).
Kiểm toán chi phí hoạt động. Kiểm toán nội bộ.
Thẩm định giá trị tài sản là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
Xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho mục đích cổ phần hóa. Tư vấn đầu tư và xây dựng cơ bản.
Soát xét BCTC.
Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước. Soát xét việc tuân thủ pháp luật.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 29 Lớp:11DKKT6
2.1.2.2. Dịch vụ tư vấn thuế
Lập kế hoạch thuế thu nhập cá nhân bao gồm việc cấu trúc lại các khoản thu nhập; cấu trúc bảng lương thưởng, các khoản lợi ích không bằng tiền… để đảm bảo mọi khoản chi phí của công ty được ghi nhận đầy đủ hợp lý mà chi phí thuế là ít nhất.
Lập kế hoạch thuế thu nhập doanh nghiệp để đạt được các lợi ích và ưu đãi về thuế tốt nhất.
Lập kế hoạch thuế GTGT; Tư vấn và thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT.
Kiểm tra và báo cáo định mức tiêu hao nguyên liệu - là cơ sở xác định nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp của khách hàng.
Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế.
Hỗ trợ quyết toán thuế, đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan thuế.
Tư vấn khách hàng các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng dự tính hoặc các quyết định tài chính.
2.1.2.3. Dịch vụ kế toán
Tổng hợp và lập các BCTC hoặc báo cáo quản trị. Xem xét các phần hành kế toán.
Thiết kế, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán, hệ thống KSNB. Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng.
Tư vấn hệ thống kế toán tính giá thành. Tư vấn hệ thống kế toán.
Cung cấp dịch vụ lập sổ sách kế toán.
Huấn luyện kế toán tại doanh nghiệp (bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị).
2.1.2.4. Các dịch vụ khác Tư vấn quản lý doanh nghiệp. Tư vấn quản lý doanh nghiệp. Tái cấu trúc doanh nghiệp.
Lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Dịch vụ quản lý rủi ro.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 30 Lớp:11DKKT6
Dịch vụ tuân thủ về lao động: Đăng ký giấy phép lao động, thẻ cư trú.
Dịch vụ giấy phép sở hữu trí tuệ: Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (logo, thương hiệu) độc quyền, Kiểu dáng công nghiệp, Bằng sáng chế, Bản quyền sáng tác, Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.3. Bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Kiếm toán Hoàng Gia)
Chức năng của từng bộ phận:
Hội đồng thành viên: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Hội đồng thành viên quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định giải pháp phát triển thị trường; bầu miễn nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm, ký hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng Giám Đốc; quyết định mức lương thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám Đốc; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; sửa đổi bổ sung điều lệ của công ty.
Tổng Giám Đốc: là người trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; ban hành quy chế
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 31 Lớp:11DKKT6
quản lý nội bộ công ty; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên; xử lý lãi và tuyển dụng lao động.
Phó Tổng Giám Đốc: là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong mọi công việc. Khi Tổng Giám đốc đi vắng thì Phó Tổng Giám sẽ thay mặt cho Tổng Giám đốc điều hành các công việc của công ty.
Các Giám đốc: là người hỗ trợ công việc cho Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc. Giám đốc được Tổng Giám đốc đề bạt. Các Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành các công việc của công ty khi có chỉ thị của cấp trên.
Các văn phòng đại diện: là các trụ sở nhằm mục đích tiếp thị, giới thiệu thương hiệu Royal VietNam đến khách hàng, tìm kiếm và phát triển khách hàng; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty. Tuy nhiên các văn phòng đại diện không được trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng cũng như việc thực hiện cung cấp dịch vụ.
2.1.4. Giới thiệu về bộ phận kiểm toán của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam Nam
Sơ đồ 2.2: Bộ máy kiểm toán của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Kiếm toán Hoàng Gia)
Chức năng từng bộ phận:
Giám đốc Kiểm toán: là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, đóng vai trò quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận kiểm toán.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 32 Lớp:11DKKT6
Trưởng phòng Kiểm toán: là người hỗ trợ công việc quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận kiểm toán khi Giám đốc Kiểm toán vắng mặt. Có chức năng như một cầu nối giữa Hội đồng quản trị, BGĐ và các nhân viên trong công ty, theo dõi tiến độ công việc của các KTV.
Kiểm toán viên: là người giám sát công việc của các trợ lý kiểm toán, báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán, xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán, được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.
Trợ lý kiểm toán: là người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được nhà nước chứng nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp quốc gia. Hỗ trợ công việc kiểm toán cho các KTV.
2.2. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Thực hiện ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng.
Lựa chọn nhóm kiểm toán.
Tìm hiểu hoạt động của khách hàng: Bằng việc trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán chung và kết quả kiểm toán năm trước, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng…
Tìm hiểu môi trường kiểm soát: Tìm hiểu đặc điểm và hệ thống KSNB của đơn vị. Tìm hiểu công tác kế toán của khách hàng: về chế độ kế toán đơn vị áp dụng, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ kế toán của đơn vị khách hàng…
Xác định mức trọng yếu: dựa vào kinh nghiệm và tình hình thực tế tại đơn vị khách hàng mà trưởng nhóm kiểm toán sẽ đưa ra các mức trọng yếu cho hợp lý.
Thiết kế chương trình kiểm toán cho từng khoản mục; chương trình kiểm toán sẽ chỉ ra các bước công việc và thủ tục cần thiết áp dụng để tiến hành kiểm toán cho từng khoản mục đó.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 33 Lớp:11DKKT6
2.2.2. Thực hiện kiểm toán
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
Thu thập toàn bộ tài liệu và thông tin cần thiết (như các quy định, chính sách, quy trình kiểm soát…) liên quan đến hệ thống KSNB của khách hàng.
Soát xét hệ thống KSNB của khách hàng.
Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.
Thử nghiệm cơ bản:
Thủ tục phân tích:
Phân tích ngang: Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính. Phân tích dọc: Xem xét sự thay đổi tỉ trọng của từng bộ phận cụ thể trong tổng thể chung.
Phân tích một số chỉ tiêu khách: Thiết lập và đưa ra nhận xét về một số tỉ suất tài chính chủ yếu, khả năng thanh toán, và năng lực tài chính của công ty khách hàng.
Qua việc tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ, Kiểm toán viên sẽ thấy được sự biến động của các chỉ tiêu là hợp lý hay không. Từ đó giúp kiểm toán viên khoanh vùng kiểm toán trọng tâm.
Thủ tục kiểm tra chi tiết:
Thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết dựa trên chương trình kiểm toán đã được thiết lập cho từng khoản mục đối với số dư và nghiệp vụ trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán đúng đắn.
2.2.3. Kết thúc kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán tại công ty khách hàng. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Thảo luận với công ty khách hàng về kết quả kiểm toán. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo.
Gửi báo cáo kiểm toán và thư quản lý dự thảo cho đơn vị khách hàng.
Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, thư quản lý và phát hành bản chính thức BCTC đã được kiểm toán và thư quản lý.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 34 Lớp:11DKKT6
Chuẩn bị và phát hành báo cáo kiểm toán, có thể kèm theo thư quản lý. Trong báo cáo kiểm toán và thư quản lý, KTV đưa ra ý kiến về tính trung thực hợp lý, của các chỉ tiêu được trình bày trên BCTC, dựa trên các bằng chứng đã thu thập được, đồng thời, KTV có thể tư vấn cho khách hàng về các nội dung như: quy định kiểm soát, quy chế tài chính… Ngoài ra, KTV có thể đưa ra khuyến nghị về hệ thống kiếm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, hướng dẫn các nhân viên kế toán,…hoàn thiện công việc của mình đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật.
2.3. Hồ sơ kiểm toán và việc kiểm soát chất lƣợng cuộc kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán: Trong các cuộc kiểm toán, Kiểm toán Hoàng Gia sử dụng hồ sơ kiểm toán mẫu của VACPA để ghi chép lại các bằng chứng kiểm toán thu thập được và các kết quả của cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong các phần hành kiểm toán cụ thể, công ty cũng đã thiết kế riêng một số giấy tờ làm việc, giúp cho người thực hiện kiểm toán có thể dễ dàng ghi chép, tổng hợp kết quả kiểm toán.
Hệ thống Kiểm soát chất lượng áp dụng tại Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Kiểm soát trong giai đoạn lập kế hoạch:
Trước khi tiến hành kiểm toán, BGĐ phải thông báo lịch kiểm toán, danh sách nhóm kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tại các khách hàng cụ thể.
Nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt là thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng. Các giấy tờ làm việc của KTV được nhóm trưởng kiểm tra, soát xét một cách chặt chẽ để nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông tin thu thập được là đầy đủ, chính xác, các công việc được tiến hành đúng chuẩn mực, đúng tiến độ, đúng quy trình kiểm toán.
Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từng KTV, nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cụ thể.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng đối với một cuộc kiểm toán, vì vậy trong giai đoạn này nhóm trưởng cần phải tăng cường giám sát tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán KTV đã áp dụng.
SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 35 Lớp:11DKKT6
Nhóm trưởng cũng phải giám sát việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp và giám sát việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV…Có thể hỗ trợ các KTV trong việc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận với KTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới các quyết định chính xác.
Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Trong giai đoạn này trưởng nhóm kiểm toán sẽ trực tiếp xem xét các tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, hợp lý.
Nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, các nhận xét, đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo tính chính xác các kết quả đó.
Cuối cùng, giấy tờ làm việc của KTV được soát xét bởi lãnh đạo phòng trước khi trình BGĐ. Sau đó BGĐ xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán và Công ty sẽ phát hành Báo cáo kiểm toán.
2.4. Minh họa quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty TNHH ABC do Công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Công ty TNHH ABC do Công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt