Quy trình kiểm toán thực tế khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn kiểm toán hoàng gia việt nam thực hiện (Trang 47 - 69)

TNHH ABC:

2.4.2.1. Chuẩn bị kiểm toán

 Giai đoạn tiền kế hoạch  Tiếp nhận khách hàng:

KTV phải thực hiện công việc này là vì công ty kiểm toán xem xét liệu có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên đặc điểm kinh doanh, uy tín của khách hàng, cũng như tính chính trực, tuân thủ luật pháp của BGĐ hay không nhằm để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến uy tín của công ty kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng này.

Công việc thực hiện:

KTV tiến hành thu thập thông tin về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh, xem lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có chứa nhiều rủi ro không.

Tìm hiểu tính minh bạch của BGĐ công ty.

Ước tính khối lượng công việc kiểm toán, tính toán chi phí kiểm toán.

Ngoài ra, để xác định kiểm toán công ty còn dựa thêm vào thông tin: địa điểm, trụ sở của công ty để ước tính công tác phí.

Đối với khách hàng thường xuyên thì KTV có thể tìm hiểu và đánh giá qua hồ sơ của những năm trước.

Kết quả thực hiện:

Vì Công ty ABC là khách hàng cũ của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia. Do đó, Công ty kiểm toán không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà đi vào phân công nhóm KTV thực hiện. Dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước, nhóm KTV được phân công sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách hàng nhằm đánh giá lại khả năng thực hiện kiểm toán.

(Phụ lục 1 – Giấy tờ làm việc Mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng)

Phân công KTV: Khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những KTV nhiều kinh nghiệm để thẩm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm toán. Theo dự kiến, cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành từ ngày 24/01/2015 đến ngày 27/01/2015, nhóm kiểm toán gồm các thành viên sau:

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 37 Lớp:11DKKT6

1. Nguyễn Minh Tích Tổng Giám đốc phụ trách soát xét

2. Hoàng Vũ Viễn Phương Trưởng nhóm kiểm toán

3. Lê Hồng Đào Trợ lý kiểm toán

4. Nguyễn Thị Thanh Thảo Trợ lý kiểm toán

5. Trần Thị Việt Trinh Trợ lý kiểm toán

Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng: Khi nhận thấy có thể nhận lời kiểm toán, KTV đã trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề.

Kết quả thực hiện:

Mục đích kiểm toán: Báo cáo kiểm toán dùng để nộp cho Hội đồng thành viên và Cơ quan Thuế.

Phạm vi kiểm toán: BCTC năm 2014.

Cung cấp tài liệu: Nhóm kiểm toán sẽ thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng, đơn vị khách hàng cung cấp sổ sách file mềm cho Công ty kiểm toán trước 03 ngày tiến hành thực hiện kiểm toán. Các chứng từ kế toán, hợp đồng mua bán hàng có liên quan sẽ được cung cấp trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Hỗ trợ của khách hàng: Công ty khách hàng hỗ trợ bàn làm việc tại đơn vị cho đoàn kiểm toán, yêu cầu kế toán đơn vị hỗ trợ đoàn kiểm toán thu thập bằng chứng kiểm toán để tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán….

Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp:

Tổng quát:

 Giấy đăng ký kinh doanh và các giấy phép bổ sung, thay đổi (nếu có).  Biên bản họp Hội đồng thành viên trong năm.

 Các văn bản, chính sách thuế có liên quan đến hoạt động của Công ty (nếu có).  Biên bản kiểm tra về lao động trong năm (nếu có).

 Các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thuê đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đi thuê và cho thuê dài hạn.

 Các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh (nếu có).

 Các quy định về KSNB, quy trình luân chuyển chứng từ: thu, chi, nhập, xuất.  Báo cáo tài chính 2014, Bảng cân đối số phát sinh, nhật ký chung, sổ cái, sổ chi

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 38 Lớp:11DKKT6

Chi tiết PTKH:

 Bảng theo dõi phải thu khách hàng (Số đầu năm, số phát sinh trong năm, số cuối năm) theo từng đối tượng cụ thể.

 Chính sách tín dụng áp dụng đối với khách hàng, chính sách dự phòng phải thu khó đòi.

 Bảng phân tích tuổi nợ cho số dư còn phải thu ngày 31/12/2014.

 Bảng đối chiếu công nợ, thư xác nhận nợ phải thu cho số dư phải thu tại ngày 31/12/2014.

 Danh mục hóa đơn (kèm theo phiếu xuất kho) chưa thu được tiền tại ngày 31/12/2014.

 Chi tiết các khoản đã thanh toán sau ngày 31/12/2014 (nếu có) gồm: ngày thanh toán, chứng từ tham chiếu, số tiền thanh toán.

(Phụ lục 2 – Giấy tờ làm việc Mẫu A230, 240 – Kế hoạch kiểm toán và Danh mục tài liệu cần khách hàng cung cấp)

Hợp đồng kiểm toán: Công ty kiểm toán và đơn vị khách hàng đã đi đến sự thỏa thuận bằng văn bản về các điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và Công ty kiểm toán.

(Phụ lục 3 – Hợp đồng kiểm toán)

 Giai đoạn lập kế hoạch

Tìm hiểu khách hàng: Ở giai đoạn này, KTV sẽ tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, bộ máy quản lý và các thông tin công tác kế toán đang áp dụng tại công ty.

Kết quả thực hiện:

Công ty ABC là công ty nhỏ hoạt động kinh doanh ngành nghề đơn giản, ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu là Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng, cung cấp dịch vụ lắp đặt và bảo trì thiết bị … Dựa trên BCTC do khách hàng cung cấp, năm 2014, công ty hoạt động có lãi trước thuế và các thành viên đã góp đủ vốn theo quy định điều lệ, nhiều khả năng sẽ có lãi trong các năm tiếp theo. Doanh thu chủ yếu là cung cấp và lắp đặt các thiết bị trong Tòa nhà thông minh, chi phí chủ yếu là tiền lương và giá mua các thiết bị lắp đặt.

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 39 Lớp:11DKKT6

Bộ máy quản lý của Công ty như sau: Hội đồng thành viên gồm có 3 người, ông Nguyễn Văn A giữ chức chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời là Giám đốc điều hành hoạt động của công ty, Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng là người Việt Nam. Các phòng ban gồm có phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng vật tư. Cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Tổng Giám đốc, giúp việc là Phó tổng giám đốc, nhưng chức năng các phòng ban còn chưa rõ ràng, còn chồng chéo lên nhau.

Phòng kế toán của Công ty ABC hiện chỉ có 1 nhân viên đó là Kế toán trưởng kiểm kế toán tổng hợp. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện công tác kế toán.

Tại thời điểm kiểm toán, công ty áp dụng chính sách kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Cách thức tổ chức của đơn vị:

Niên độ kế toán: từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VND)

Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các Thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành.

Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung.

Cơ sở lập BCTC:BCTC được lập trên cơ sở kế toán dồn tích (trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền).

(Phụ lục 4 – Giấy tờ làm việc Mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động)

Phân tích sơ bộ BCTC: KTV tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC của

khách hàng, trong đó chủ yếu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2014, nhằm phát hiện những biến động của chu trình năm nay so với chu trình năm trước. Công việc này giúp KTV khoanh vùng dự đoán những gian lận và sai sót, từ đó xây dựng những thủ tục, công việc cần thiết.

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 40 Lớp:11DKKT6

Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động phải thu khách hàng của Công ty TNHH ABC

TÀI SẢN 31/12/2014 % 31/12/2013 % Biến động

Trƣớc Kit Sau Kit Mức %

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 10.141.494.861 97,93 10.093.682.371 96,58 47.812.490 0,47 III. Các khoản phải thu

ngắn hạn 226.408.210 2,19 197.116.999 1,89 29.291.211 14,86 1.Phải thu khách hàng 147.641.938 1,43 176.736.999 1,69 (29.095.061) (16,46) TỔNG CỘNG T I SẢN 10.356.337.294 100,00 10.451.504.072 100,00 (95.166.778) (0,91) NGUỒN VỐN 31/12/2014 % 31/12/2013 % Biến động

Trƣớc Kit Sau Kit Mức %

A – NỢ PHẢI TRẢ 542.353.385 5,24 571.776.275 5,48 (29.422.890) (5,15)

I. Nợ ngắn hạn 542.353.385 5,24 571.776.275 5,48 (29.422.890) (5,15)

3. Người mua trả tiền trước 535.954.526 5,18 336.085.625 3,22 199.868.901 59,47

TỔNG CỘNG NGUỒN

VỐN 10.356.337.294 100,00 10.451.504.072 100,00 (95.166.778) (0,91)

(Nguồn: Giấy tờ làm việc Mẫu A510 - Phòng kiểm toán – Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam)

Nhận xét:

Khoản Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng không lớn trong Tổng tài sản của Công ty ABC, cụ thể:

 Năm 2013: Phải thu khách hàng là 176.736.999 đồng, chiếm 1,69% so với tổng tài sản.

 Năm 2014: Phải thu khách hàng là 147.641.938 đồng, chiếm 1,43% so với tổng tài sản.

 Năm 2014 phải thu khách hàng giảm so với 2013 là 29.095.061 đồng (biến động giảm 16,46% so với năm 2013). Điều này thể hiện có thể trong năm 2014, công ty đã kiểm soát tốt được công nợ, các công nợ năm 2013 đã được xử lý hết. Khoản PTKH cuối năm 2014 chỉ còn 147.641.938 đồng của 2 khách hàng là Công ty TNHH G (142.569.068 đồng) và Công ty Cổ phần S (5.072.870 đồng), các khoản này đều được thanh toán vào tháng 02 năm 2015.

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 41 Lớp:11DKKT6

Trong Tổng nguồn vốn của Công ty ABC, nguồn vốn của công ty ngoài chỉ tiêu vốn chủ sở hữu, công ty còn sử dụng khoản người mua trả tiền trước, cụ thể:

 Năm 2013: Người mua trả tiền trước là 336.085.625 đồng, chiếm 3,22% so với tổng nguồn vốn.

 Năm 2014: Người mua trả tiền trước là 535.954.526 đồng, chiếm 5,18% so với tổng nguồn vốn.

 Năm 2014 người mua trả tiền trước tăng so với 2013 là 199.868.901 đồng (biến động tăng 59,47% so với năm 2013). Điều này thể hiện có thể trong năm 2014, công ty hoạt động tốt, công ty đã có được nhiều khách hàng và đơn đặt hàng hơn. Người mua trả tiền trước cuối năm 2014 là 535.954.526 đồng của 2 khách hàng là Công ty TNHH A (308.150.301 đồng) và Công ty TNHH G (227.904.225 đồng).

Kết luận:

Dựa theo bảng phân tích biến động, tuy khoản mục PTKH không chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối kế toán của Công ty ABC nhưng khoản mục này lại có quan hệ mật thiết với khoản mục doanh thu của công ty. Vì vậy khoản mục PTKH cũng được xem là trọng yếu, do đó, KTV khi kiểm tra cơ bản doanh thu sẽ kết hợp kiểm tra cơ bản khoản mục PTKH của Công ty ABC.

Tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán và đánh giá rủi ro kiểm soát: Thực hiện đánh giá hệ thống KSNB:

Hệ thống KSNB ở cấp độ DN thường có ảnh hưởng rộng khắp tới các mặt hoạt động của DN. Do đó, hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn cho các cấu phần khác của hệ thống KSNB. Hiểu biết tốt về hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp sẽ cung cấp một cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hệ thống KSNB đối với các chu trình kinh doanh quan trọng. KTV sử dụng các xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ DN bằng cách phỏng vấn, quan sát hoặc kiểm tra tài liệu. Việc đánh giá này chỉ giới hạn trong 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; và Giám sát các hoạt động kiểm soát.

(Tham khảo chi tiết đánh giá hệ thống KSNB tại Phụ lục 6 – Giấy tờ làm việc Mẫu A610 – Đánh giá hệ thống KSNB)

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 42 Lớp:11DKKT6

Nhận xét:

Đơn vị có quy mô nhỏ, hoạt động trong ngành đơn giản, nên công việc kiểm soát thường được tập trung vào một số ít người và bị giới hạn bởi việc không phân chia nhiệm vụ. Do vậy môi trường kiểm soát dường như không dẫn đến việc xử lý thông tin tài chính và hệ thống KSNB hiệu quả. KTV khó có thể thu thập được bằng chứng kiểm soát đầy đủ của đơn vị.

Thực hiện đánh giá hệ thống kế toán:

Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng của công ty là bà: Lê Thùy Dung về hệ thống kế toán của công ty, được biết bà Dung có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, và đã làm kế toán tại Công ty ABC từ khi thành lập công ty.

Bảng 2.2: Đánh giá hệ thống kế toán

Thủ tục kiểm toán Không

1. Các chức danh trong bộ máy kế toán có hợp lý không? 

2. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế

toán có được quy định cụ thể bằng văn bản hay không? 

3. Công ty có thay đổi chính sách kế toán áp dụng hay không? 

4. Kế toán trưởng và các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán có

được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?  5. Hạch toán kế toán của công ty có bị ảnh hưởng bởi công nghệ

thông tin và hệ thống máy vi tính hay không? 

6. Có sự thay đổi về nhân sự trong bộ máy kế toán của công ty hay

không? 

7. Công ty có quy định cụ thể về việc nghỉ phép hay không, việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm hay không?

8. Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khóa

học cập nhật các kiến thức về tài chính kế toán, thuế hay không? 

9. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban lãnh

đạo xem trước khi chuyển tới bộ phận thực thi hay không?  10. Công ty có quy định cung cấp các tài liệu, thông tin tài chính

kế toán ra ngoài phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo hay không?

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 43 Lớp:11DKKT6

Kết luận:

Tính hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống kế toán: Trung bình

Thực hiện đánh giá rủi ro:

Rủi ro tiềm tàng: Trung bình Rủi ro kiểm soát: Trung bình

Xác lập mức trọng yếu và phương pháp chọn mẫu: Mức trọng yếu được ước tính

tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham khảo thông tin chung về Công ty và phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng. Mức trọng yếu là một quá trình xét đoán của KTV dựa vào các tiêu chí tổng tài sản, tài sản thuần, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế.

Thực hiện xác lập mức trọng yếu:

Đối với Công ty ABC, trong quá trình thu thập thông tin, KTV đánh giá doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, doanh thu thuần là chỉ tiêu đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm. Vì vậy, Kiểm toán Hoàng Gia quyết định chọn chỉ tiêu doanh thu thuần là chỉ tiêu đánh giá mức trọng yếu.

Giá trị được lựa chọn: DOANH THU THUẦN

Mức trọng yếu tổng thể cho toàn BCTC:

(Tỷ lệ % trên tiêu chí được chọn là 0,66%, lý do: Tỷ lệ này phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty).

15.264.557.465 x 0,66 % = 100.746.079 (làm tròn 100.000.000) Mức trọng yếu thực hiện:

100.000.000 x 75% = 75.000.000

Ngưỡng sai sót không đáng kể có thể bỏ qua: 75.000.000 x 4% = 3.000.000

(Phụ lục 7 – Giấy tờ làm việc Mẫu A710 – Mức trọng yếu)

Phương pháp chọn mẫu

KTV đánh giá về rủi ro kiểm soát ở Công ty ABC trung bình. Khi kiểm toán khoản mục PTKH, các trợ lý và KTV thống nhất kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, đặc biệt chú ý các nghiệp vụ có số phát sinh lớn hoặc các nghiệp vụ phát sinh bất thường trong năm. KTV và trợ lý kiểm toán xác định cỡ mẫu theo qui định công ty, chọn mẫu theo phương pháp thống kê.

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 44 Lớp:11DKKT6

Thiết kế chương trình kiểm toán: Trên cơ sở các thông tin thu thập được về Công

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn kiểm toán hoàng gia việt nam thực hiện (Trang 47 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)