Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng do

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn kiểm toán hoàng gia việt nam thực hiện (Trang 70 - 74)

Công ty TNHH Tƣ vấn – Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam thực hiện

Quy trình kiểm toán khoản mục PTKH của Kiểm toán Hoàng Gia tương đối hoàn thiện, tuân thủ khá chặt chẽ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, qua nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nay, có những nhận xét đánh giá được đưa ra:

3.2.1. Ưu điểm

 Kiểm toán Hoàng Gia đã áp dụng một chương trình kiểm toán mẫu cho từng phần hành kiểm toán cụ thể, các nội dung công việc cần thực hiện đều phù hợp với yêu cầu và chuẩn mực kiểm toán. Đối với khoản mục phải trả khách hàng, chương trình kiểm toán có hướng dẫn các bước công việc cần thực hiện, các tài liệu cần thu thập. Chương trình kiểm toán mẫu giúp cho công việc kiểm toán được tiến hành một cách khoa học, có hiệu quả, không bỏ sót các bước công việc, thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của một cuộc kiểm toán. Đối với nhân viên mới, chương trình kiểm toán giúp cho nhân viên có định hướng, không bị lúng túng trong khi tiến hành kiểm toán.

 Trong giai đoạn lập kế hoạch, mỗi bước công việc thực hiện đều được đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát của trường nhóm. Bản kế hoạch thực hiện công việc phải được sự kiểm

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 60 Lớp:11DKKT6

tra của các thành viên trong BGĐ trong công ty. Đối với khoản mục PTKH, trưởng nhóm đã căn cứ vào quy mô, bản chất và tỷ trọng chiếm trong BCTC của khoản mục PTKH để có thể phân công người thực hiện có trình độ phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng cho công tác kiểm toán. Đồng thời trưởng nhóm cũng xây dựng luôn kế hoạch thực hiện công việc của KTV, nhờ đó KTV thực hiện công việc một cách thuận lợi, đầy đủ và đúng yêu cầu được giao.

 Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, trưởng nhóm tiến hành kiểm tra việc thực hiện của KTV theo công việc và tiến trình thời gian đã được phân công thông qua việc kiểm tra các giấy tờ làm việc. Theo sự phân công công việc, mỗi thành viên sẽ thực hiện công việc một cách chủ động, tuân thủ đúng quy trình kiểm toán chung sau đó sẽ ghi cụ thể vào giấy tờ làm việc. Việc ghi chép vào giấy tờ làm việc giúp chủ nhiệm kiểm toán có thể giám sát, kiểm tra kết quả làm việc và đánh giá năng lực của từng KTV. Khi kiểm toán khoản mục PTKH, KTV đã tiến hành phân tích quá trình biến động, quy mô của khoản PTKH qua các năm. Quá trình phân tích đã giúp KTV có những định hướng, dự đoán về những sai sót có thể xảy ra, từ đó có thể xác định hướng kiểm toán và chú trọng vào những khách hàng, nghiệp vụ trọng yếu. Thủ tục gửi thư xác nhận đối với các khoản PTKH đã được công ty thực hiện đầy đủ và độc lập với khách hàng. Thư xác nhận do KTV hướng dẫn kế toán công ty khách hàng lập, quá trình gửi và nhận thư do KTV kiểm soát, đảm bảo được tính khách quan của kết quả đạt được. Giấy tờ làm việc phải có bút tích của người thực hiện kiểm toán và người thực hiện soát xét để gắn trách nhiệm của họ với công việc cuả mình. Điều này giúp cho các nhân viên cố gắng hoàn thành công việc được giao, đồng thời các trưởng nhóm có thể sửa chữa ngay những sai sót có thể mắc phải nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.

 Khi kết thúc kiểm toán, nhóm trưởng sẽ tập hợp các kết quả do các thành viên trong nhóm thực hiện, kiểm tra lại các hồ sơ này, báo cáo lại với chủ nhiệm kiểm toán và BGĐ công ty để kiểm tra soát xét lại quá trình làm việc mà KTV đã thực hiện, từ đó có những sữa chữa kịp thời đối với những sai sót hoặc có chỉ đạo trong trường hợp phát sinh những vấn đề không lường trước.

 Các giấy tờ làm việc của kiểm toán khoản mục PTKH đều được tổng hợp và đưa vào hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở cho việc đánh giá khoản mục Nợ phải thu theo mục

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 61 Lớp:11DKKT6

tiêu đã đề ra. Mỗi mục trong hồ sơ kiểm toán của công ty được tổ chức có khoa học, dễ lưu trữ, tìm kiếm và bảo quản. Trong quá trình kiểm toán các tài liệu thu được về PTKH đều được KTV đưa ngay vào file kiểm toán để bảo quản và dễ tìm kiếm. các giấy tờ kiểm toán được lưu trong file đều được đánh dấu tham chiếu theo quy tắc để có mối quan hệ giữa các tài liệu. Việc sắp xếp tài liệu kiểm toán và lưu trong hồ sơ kiểm toán giúp cho BGĐ có thể kiểm tra, đánh giá kết quả cuộc kiểm toán của từng thành viên thực hiện và chất lượng cuộc kiểm toán.

 Công việc kiểm soát chất lượng vẫn được tiến hành khi cuộc kiểm toán đã kết thúc. Dựa trên hồ sơ kiểm toán, BGĐ sẽ tiến hành đánh giá kết quả thực hiện của các KTV, từ đó tìm ra những mặt đã được KTV thực hiện tốt từ đó cố gắng phát huy đồng thời để rút ra những kinh nghiệm cũng như những điều chưa thực hiện được hoặc thực hiện không tốt của trường nhóm, KTV và trợ lý kiểm toán, từ đó công ty có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng những vấn đề còn yếu kém. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, công ty tiếp tục thu thập thông tin và giữ mối liên hệ thường xuyên với khách hàng nhằm tiếp tục cung cấp các dịch vụ tư vấn về tổ chức hệ thống kiểm soát, tổ chức bộ máy kế toán cho khách hàng và có thể phục vụ cho kế hoạch kiểm toán năm sau (nếu tiếp tục tiến hành cuộc kiểm toán tại khách hàng).

3.2.2. Nhược điểm

Công tác đánh giá rủi ro kiểm toán:

Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam đã áp dụng chương trình kiểm toán mẫu khá đầy đủ trong đó có bước công việc đánh giá rủi ro kiểm toán nhưng trên thực tế đa số các khách hàng ở Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và không có hệ thống KSNB để tiến hành thực hiện bước công việc này. Thông thường, Công ty sẽ xác định rủi ro ở mức trung bình đối với những công ty nhỏ, không có hệ thống KSNB và hầu hết các thủ tục kiểm toán được Công ty Kiểm toán áp dụng là thủ tục kiểm tra chi tiết trên số dư và nghiệp vụ.

Công tác đánh giá hệ thống SNB đối với các khoản PTKH:

Ở một số khách hàng do thời điểm ký hợp đồng kiểm toán và thời điểm thực hiện kiểm toán là không nhiều nên KTV ít chú trọng việc kiểm tra hệ thống KSNB mà tập

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 62 Lớp:11DKKT6

trung vào kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, việc áp dụng những câu hỏi khảo sát về KSNB đối với từng khách hàng còn mang tính máy móc, các câu hỏi này thường mang tính chung chung. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục PTKH không chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này không phù hợp.

Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục PTKH:

Trong thực tế kiểm toán khoản mục PTKH ở Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam cho thấy thủ tục phân tích chưa được các KTV áp dụng triệt để. Khi thực hiện kiểm toán, KTV chỉ áp dụng thủ tục phân tích đơn giản, nhất là chỉ so sánh ngang để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu và xem như một biện pháp bổ sung cho kiểm tra chi tiết.

Việc gửi thư xác nhận trong kiểm toán khoản PTKH:

Gửi thư xác nhận các khoản PTKH là thủ tục quan trọng nhất để kiểm tra các mục tiêu hiện hữu, đúng đắn, quyền và nghĩa vụ. Trong thực tế, việc thực hiện gửi thư xác nhận khá tốn kém, mất nhiều thời gian, chi phí và có khả năng cũng không nhận được sự phản hồi. Chính vì vậy khi kiểm toán các khách hàng, KTV thường dựa vào biên bản đối chiếu đối với công nợ do chính khách hàng thực hiện với đối tác của họ và tiến hành kiểm tra các mục tiêu hiện hữu, đúng đắn, quyền và nghĩa vụ. Song, thực tế rất nhiều khách hàng không cung cấp được biên bản đối chiếu đối với công nợ hoặc các số liệu, chứng từ của việc thanh toán sau đối với các khoản công nợ không nhận được thư xác nhận nên việc KTV phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng ý kiến kiểm toán ngoại trừ phần Các khoản phải thu khách hàng là khá phổ biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc ghi chép của KTV:

Tài liệu làm việc của KTV cung cấp các bằng chứng kiểm toán quan trọng làm cơ sở hình thành các ý kiến của KTV và là minh chứng cho việc tiến hành theo đúng chuẩn mực kiểm toán.

Tuy nhiên, qua thực tế xem xét hồ sơ kiểm toán của một số đơn vị khách hàng của Công ty Kiểm toán Hoàng Gia Việt Nam, KTV hầu như chỉ ghi lại những kết quả trên giấy tờ làm việc, còn các thông tin khác như quá trình tiến hành kiểm tra, trình tự các bước công việc, dung lượng mẫu chọn và cách thức chọn mẫu… không được ghi chép đầy đủ.

SVTH: TRẦN THỊ VIỆT TRINH 63 Lớp:11DKKT6

Việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán:

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các KTV thường chỉ thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, công tác hoàn thiện giấy tờ để lưu vào hồ sơ kiểm toán thường được thực hiện khi cuộc kiểm toán đã kết thúc một thời gian. Tuy nhiên sau khi thực hiện cuộc kiểm toán ở công ty này, KTV còn phải thực hiện rất nhiều cuộc kiểm toán ở các khách hàng khác, vì vậy các thông tin ở khách hàng cũ có thể bị nhầm lẫn, không còn nhớ chi tiết các công việc đã thực hiện, khi hoàn thành hồ sơ kiểm toán sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc lập bảng phân tích tuổi nợ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, rất ít khách hàng theo dõi tuổi nợ nên KTV không có cở sở để thực hiện các thủ tục kiểm toán nên ít chú ý đến việc lập bảng phân tích tuổi nợ, mà chỉ tập trung vào những tài liệu hiện có tại đơn vị được kiểm toán như: bảng tổng hợp công nợ theo đối tượng, so sánh số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản công nợ theo từng đối tượng.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH tư vấn kiểm toán hoàng gia việt nam thực hiện (Trang 70 - 74)