Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba năm 2016 (Trang 26 - 29)

Mặc dù cuộc chiến chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh đã trở thành cuộc chiến toàn cầu, tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn diễn ra trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tại Việt Nam, báo cáo của Nguyễn Văn Kính và cộng sự về phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam đã tổng kết

18

một số vấn đề. Chi phí kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng chi phí thuốc và hóa chất. Cao nhất là chi phí tại bệnh viện nhi thành phố Hồ Chí Minh (89%). Trong đó phần lớn được chi cho các cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon, cefoperazon) và các fluoroquinolon.

Báo cáo cũng tổng kết về 7 loại kháng sinh có mức sử dụng cao nhất năm 2009. Trong đó levofloxacin là kháng sinh có mức sử dụng cao nhất, sau đó là ceftriaxon, doxycyclin [14].

Theo nguyên cứu của Vũ Thị Thu Hương tiến hành trên 7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh đại diện cho 6 vùng trên cả nước, 17 bệnh viện quận huyện được chọn tại mỗi tỉnh thành năm 2009 cho thấy: Kháng sinh là nhóm thuốc đứng hàng đầu 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất. Trong đó, tỷ trọng của kháng sinh tại bệnh viện tuyến trung ương là 25,7%, bệnh viện tuyến tỉnh là 32,0%, bệnh viện tuyến huyện là 43,1% [11].

Kết quả một số nghiên cứu đánh giá về kinh phí sử dụng thuốc của một số bệnh viện tuyến trung ương cho thấy.Tại bệnh viện Phổi trung ương, việc sử dụng thuốc tập trung vào một số nhóm thuốc thuộc chuyên khoa lao và bệnh phổi. Thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có số lượng hoạt chất cũng như biệt dược nhiều nhất: 19,6% và 25,3%. Tỷ lệ thuốc trong danh mục chủ yếu khá cao (91,6%). Về kinh phí thuốc ngoại chiếm 80,9%, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 70,3% [9]. Tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có số lượng hoạt chất và giá trị sử dụng cao nhất . Phân tích cụ thể danh mục thuốc nhóm A, kháng sinh đứng đầu danh mục với 30 biệt dược chiếm 25,26% giá trị. Kháng sinh beta lactam được sử dụng nhiều nhất, sau đó là nhóm Quinolon[15].

Theo nghiên cứu " Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên" của Hoàng Thị Kim Dung cho thấy: Kháng sinh được sử dụng với số lượng nhỏ (1,9%) nhưng chiếm tỷ lệ giá trị lớn (35,4%). Nhóm

19

kháng sinh beta lactam được sử dụng nhiều nhất, chiếm 96,72% giá trị sử dụng của kháng sinh. Tỷ lệ kháng sinh đường tiêm (67,6%) cao gấp đôi so với kháng sinh đường uống trong tổng số kháng sinh được kê đơn. Thời gian bệnh nhân được sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú trung bình là 7,05 ngày [7].

Tại trung tâm tim mạch bệnh viện E, phân tích danh mục thuốc được sử dụng năm 2014 cho thấy, kháng sinh chiếm tới 38,34% giá trị tiêu thụ. Các kháng sinh nhập khẩu chiếm 99,25% về mặt giá trị. Khảo sát trên 400 bệnh án điều trị nội trú trong năm 2014, tác giả thu được: 135 bệnh án có sử dụng kháng sinh điều trị trước mổ, trong đó 23,7% dùng kháng sinh ngay từ ngày đầu nhập viện, 23,7% vì lý do dự phòng phẫu thuật và 52,6% còn lại vì lý do khác. Tuy nhiên chỉ có 13,58% bệnh nhân được là xét nghiệm vi sinh, tỷ lệ bệnh nhân làm kháng sinh đồ chỉ là 4,05%. Bệnh nhân phẫu thuật chỉ có 2,02% sử dụng kháng sinh trong vòng 24 - 48 giờ sau mổ và có tới 77,07% bệnh nhân kéo dài sử dụng kháng sinh 48 giờ sau mổ[17].

Một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Hà được thực hiện tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2014 cho thấy: Kháng sinh là nhóm thuốc đứng thứ 2 trong tổng giá trị tiêu thụ thuốc của bệnh viện, chỉ xếp sau nhóm hormon và nội tiết tố. Số bệnh nhân điều trị nội trú được chỉ định kháng sinh rất lớn (89,75%) trong đó có 47% bệnh nhân sử dụng kháng sinh đường tiêm. Ngược với con số này thì tỷ lệ chỉ định test thử dị ứng kháng sinh trước tiêm chỉ là 2,1% và không có bệnh án nào chỉ định làm kháng sinh đồ [13].

Tỷ lệ kháng sinh đồ cao hơn ở bệnh viện Việt Nam -Uông Bí Thụy Điển (12,54%- 54,05% tùy khoa phòng). Thời gian điều trị sử dụng kháng sinh trung bình 10 ngày chiếm khoảng 80% thời gian nằm viện.

Nghiên cứu "Phân tích một số chỉ báo trong sử dụng kháng sinh tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2010" của Lê Thị Hưởng tiến hành với 250 bệnh án rút từ 1.890 bệnh án có sử dụng kháng sinh của bệnh

20

nhân điều trị nội trú tại khoa Ngoại tiêu hóa 01/10/2010-31/12/2010 cho thấy: Nhóm beta lactam được sử dụng nhiều nhất, chiếm 75,22% kinh phí sử dụng thuốc toàn khoa. Số kháng sinh trung bình trong phác đồ điều trị là 2,1 kháng sinh. Số ngày điều trị kháng sinh trung bình là 4,9 ngày. Tỷ lệ kháng sinh đồ được làm là 0,8% [10]

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba năm 2016 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)