Khuyến khích tinh thần

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH THÁI lộc AN (Trang 41 - 42)

Người lao động trong doanh nghiệp không phải chỉ có động lực duy nhất làm việc là kiếm tiền mà còn có những nhu cầu không thể thỏa mãn bằng vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng, nói cách khác họ còn có giá trị khác để theo đuổi.

Tạo động lực thông qua việc khuyến khích tinh thần trong lao động có ý nghĩa đặc biệt to lớn cho người lao động và nó được thực hiện bởi các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế xã hội nơi người lao động trực tiếp làm việc. Có thể thấy trong 24 giờ thì người lao động đã dành thời gian hơn 8 giờ để làm việc, tiếp xúc với mọi người, môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng hay tìm thấy niềm vui trong công việc, sự hứng thú, say mê làm việc, được đối xử công bằng, được kính trọng, được giao tiếp với mọi người, với đồng nghiệp và có các cơ hội được nâng cao tay nghề, được thăng tiến trong công việc.

1.3.2.1. Xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội tốt trong các tập thể lao động

Bầu không khí tâm lý xã hội là một hệ thống các giá trị, các niềm tin, các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tập thể lao động nhất định, nó tác động vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và tạo ra một chuẩn mực về hành vi cho người lao động trong tổ chức đó.

Bầu không khí tâm lý xã hội của một doanh nghiệp được xem như là một môi trường tích cực để người lao động thực hiện tốt công việc của mình. Những người lao động làm việc trong bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh thì sẽ có thái độ tinh thần tích cực, vì nó xuất hiện mối quan hệ tương trợ đoàn kết giúp đỡ nhau của những người lao động, do vậy tập thể đạt được hiệu quả cao trong lao động, đặc biệt họ xây dựng được sự đồng cảm và niềm tin giữa những người lao động trong toàn doanh nghiệp. Đồng thời bầu không khí tâm lý xã hội tốt trong doanh nghiệp còn tạo ra sự gắn bó giữa người lao động với tập thể, với công việc và khuyến khích họ phát huy được năng lực sở trường của mình.

1.3.2.2. Tạo việc làm ổn định cho người lao động

Công việc không những đảm bảo cuộc sống cho người lao động mà còn phát triển mọi khả năng, sở trường của người lao động. Bản thân một người lao động nào

cũng luôn mong muốn được làm một công việc ổn định. Bởi vì, khi có công việc ổn định thì tâm lý làm việc của họ sẽ ít có dao động, do đó các nhà quản lý cần phải tạo ra việc làm ổn định cho người lao động để người lao động tin vào công việc, tin vào tổ chức và từ đó gắn bó hơn với công việc với tổ chức.

1.3.2.3. Đào tạo và phát triển

Mục tiêu chính của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối đa nguồn nhân lực nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của máy móc thiết bị và phương pháp quản lý hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao nhất về hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhằm thoả mãn nhu cầu học tập nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, trang bị cho người lao động những kỹ năng chuyên môn cao kích thích họ làm việc tốt, muốn được nhận những nhiệm vụ có kỹ thuật cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm tới công tác đào tạo, phát triển về văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và áp dụng các hình thức đào tạo thích hợp để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động.

1.3.2.4. Điều kiện làm việc và vệ sinh an toàn lao động

Đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh lao động doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thời gian làm việc: Còn về thời gian làm việc, doanh nghiệp cần bố trí sao cho đảm bảo sức khỏe và trạng thái làm việc có hiệu quả nhất...

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH tạo ĐỘNG lực CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại CÔNG TY TNHH THÁI lộc AN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)