http://vneconomy.vn/20100318121053403p0c99/chau-au-toat-mo-hoi-vi-ty-gia-euro.htm. (ngày 9.07.2011)
22 Theo Bloomberg,Reuters/Cafef.vn. 27.06.2011. Đồng euro hướng tới 2 tháng sụt giá liên tiếp[online]. Đọc từ: http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2011/06/3B9D9586/. (ngày 14.07.2011) Đọc từ: http://fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2011/06/3B9D9586/. (ngày 14.07.2011)
23 Không tác giả.23.06.2011. ANZ dự báo tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20.600 đồng/USD đến cuối năm. Đọc từ: http://www.sumi.com.vn/news/detail/anz-du-bao-ty-gia-usd-vnd-on-dinh-o-muc-20-600- năm. Đọc từ: http://www.sumi.com.vn/news/detail/anz-du-bao-ty-gia-usd-vnd-on-dinh-o-muc-20-600- dong-usd-den-cuoi-nam-425.html. ngày 26.06.2011.
4.6.1.4. Khả năng vay tiền:
Trong giai đoạn hiện nay, mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng có giới hạn đồng thời nghề nuôi và chế biến thủy sản có nhiều bấp bênh, nhiều rủi ro đã khiến nhiều ngân hàng phát vay thấp và thận trọng hơn trong việc lựa chọn công ty uy tín để cho vay đối với lĩnh vực này. Tình hình này đã làm cho các công ty có qui mô nhỏ, yếu về vốn rất khó khăn. Điều này đã tạo nhiều thách thức cho các công ty xuất khẩu cá tra, basa vì hai yếu tố: thứ nhất, người nuôi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng khó khăn, không có vốn, người nuôi sẽ thu hẹp pham vi nuôi trồng, nguồn nguyên liệu cung ứng cho các công ty chế biến sẽ giảm; thứ hai, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thu mua nguyên vật liệu dự trữ, đầu tư công nghệ để đáp ứng những tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu…của các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa xuất khẩu, đặc biệt là các công ty có tài chính hạn hẹp, phụ thuộc nguồn vốn vay từ ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
4.6.1.5. Lạm phát:
Trong các yếu tố kinh tế vĩ mô, yếu tố lạm phát đóng vai trò khá quan trọng, lạm phát xảy ra, giá đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng tăng theo, giá thức ăn thủy sản tăng, chi phí các doanh nghiệp bị đội lên khá cao. Các doanh nghiệp phải đàm phán với đối tác để tăng giá bán, đàm phán khó khăn và mất nhiều khó khăn, mặc dù đối tác đồng ý, nhưng giá tăng cũng làm người tiêu dùng giảm số lượng tiêu thụ. Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến giá trị xuất khẩu tăng, trong khi khối lượng xuất khẩu sang thị trường EU giảm.
Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp đàm phát không thành công, các doanh nghiệp đó phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký trước đó để giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp phải chịu lỗ hoặc không có lợi nhuận để hoàn thành hợp đồng.
Lạm phát tăng kéo theo nhiều hệ quả như giá vàng tăng, giá tiêu dùng tăng,…đây là yếu tố góp phần làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm 2011 sẽ vượt mức tăng trưởng dự báo của Chính phủ khoảng 6%, IMF còn dự báo lạm phát tại Việt Nam có thể ở mức 13,75% năm 2011 sau đó giảm xuống còn 6,25% trong năm 201224. Đây là tín hiệu đáng lo ngại trong năm 2011, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng vấn đề này sẽ được khả quan hơn trong năm 2012.
Tóm lại, yếu tố kinh tế là yếu tố biến động bất thường, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa là một bộ phận trong nền kinh tế nên không tránh khỏi bị ảnh hưởng, dù ít hay nhiều. Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế biến động mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội như thị trường rộng mở, giá xuất khẩu được thỏa thuận cao hơn, tỷ giá hối đoái tăng theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ USD, nhưng sẽ đáng lo ngại cho các doanh nghiệp giao dịch thông qua đồng Euro. Mặc khác, yếu tố kinh tế cũng mang lại cho các doanh nghiệp nhiều thách thức như lãi suất ngân hàng tăng, khả năng vay tiền, tiếp cận nguồn vốn khó khăn cùng yếu tố lạm phát gây ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu.
24 Ngọc Tuấn. 24.06.2011. IMF dự báo lạm phát Việt Nam năm 2011 ở mức 13,75%[online]. Đọc từ:http://cafef.vn/20110624125634188CA33/imf-du-bao-lam-phat-viet-nam-nam-2011-o-muc-1375.chn. từ:http://cafef.vn/20110624125634188CA33/imf-du-bao-lam-phat-viet-nam-nam-2011-o-muc-1375.chn. ngày 13.07.2011.
4.6.2. Yếu tố văn hóa – xã hội:
EU gồm 27 quốc gia – là một thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu người tiêu dùng có thu nhập cao - mỗi quốc gia có nền văn hóa, phong tục tập quán riêng. Những yếu tố về văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm, vì thế để có nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, phong cách tiêu dùng của mỗi quốc gia, để có những mặt hàng cung ứng phù hợp. Điển hình là Tây Ban Nha với dân số 47 triệu người, một trong 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam về mặt hàng cá tra, basa. Hàng năm, bình quân mỗi người dân Tây Ban Nha tiêu thụ là 37,3 kg25, xu hướng tiêu thụ nhiều cá đông lạnh hơn các loại cá tươi sống và thói quen mua sắm tại các siêu thị và đại siêu thị nhiều hơn mua ở các chợ cá truyền thống. Ở Pháp, người tiêu dùng thích cá tươi và cá phi lê26. Người Ba Lan thích tiêu dùng cá nguyên con. Ở thị trường Đức, người tiêu dùng lại thích cá được bảo quản và chế biến sẵn. Người dân châu Âu đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Do đó các sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu của khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung phải đáp ứng được thị hiếu của cả 27 nước là một thách thức rất lớn và trở thành trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU. Chính điều này cũng là một cơ hội mà các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa phải biết nắm bắt và vận dụng .
Ngày nay, phụ nữ châu Âu đi làm ở bên ngoài nhiều hơn, đồng thời mọi người trong gia đình lại không sống chung với nhau theo truyền thống phương Tây. Vì thế, những sản phẩm chế biến sẵn với mùi vị phù hợp, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn vệ sinh rất được ưa chuộng. Bên cạnh đó, các gia đình ở EU thường có quy mô nhỏ ít thành viên. Vì thế họ rất ưa chuộng các sản phẩm đóng gói với trọng lượng nhỏ, gọn, sạch sẽ và tiện lợi27.
Về tập quán trong giao dịch buôn bán, ở một quốc gia ở thị trường Châu Âu như Tây Ban Nha, họ có thói quen chỉ trả tiền sau 3 tháng giao hàng28, tuy nhiên trong bối cảnh thiếu nguyên liệu và lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước khó khăn trong việc bán nợ cho các quốc gia này và có nguy cơ mất thị trường.
Tóm lại, yếu tố văn hóa- xã hội là yếu tố có tác động đến hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng EU, với 27 quốc gia, sự đa dạng về nền văn hóa là khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa trong việc đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường này. Ngoài ra, các quốc gia Châu Âu còn quan tâm và ưu tiên đến sức khỏe, môi trường thiên nhiên…đó cũng là những yếu tố mà các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý.