InfoTV Không ngày tháng Kim ngạch xuất khẩu vào Châu Âu tăng 15% [online].Đọc từ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾNCÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 25 - 29)

http://www.infotv.vn/xuat-nhap-khau/tin-tuc/44762. Đọc ngày: 1.6.2011.

gia nhập khẩu chủ lực mặt hàng này có thể kể đến là Mỹ, EU, Nhật, Singapore,… Trong đó, EU là thị trường lớn của Việt Nam, hàng năm xuất khẩu sang thị trường này mang về cho nước ta tỷ lệ kim ngạch khá lớn, nhất là mặt hàng cá tra, basa.

CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ TRƯỜNG VĨ MÔ

4.6. Phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành xuất khẩu cá tra, basa

4.6.1. Yếu tố kinh tế:

Yếu tố kinh tế bao gồm nhiều yếu tố tuy nhiên với đề tài này, các yếu tố nổi bật bao gồm: giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, tỷ giá hối đoái, chính sách kiểm soát giá của Nhà Nước, lãi suất ngân hàng, lạm phát.

4.6.1.1. Giai đoạn chu kỳ kinh tế:

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 đã tạm lắng nhưng dư âm của nó vẫn còn tiềm ẩn đến năm 2010. Ảnh hưởng đến các quốc gia ở Châu Âu, điển hình là khủng hoảng nợ công ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…Đây là một trong những lý do cho việc Chính Phủ các nước Châu Âu thực hiện những chính sách tài khóa, người dân châu Âu thắt chặt chi tiêu, xu hướng tiêu dùng chuyển sang những hàng hóa giá bình dân. Trong khi các sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu sang EU có giá cả thấp hơn các sản phẩm cùng loại, do ở Việt Nam giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí sản xuất sản phẩm thấp, Việt Nam được hưởng thuế quan GSP của EU. Đồng thời, cá tra, basa có hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đây có thể được xem là lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam.

Bên cạnh đó, từ đầu tháng 12/ 2010, tại các quốc gia Châu Âu, sản lượng cá thịt trắng khai thác tự nhiên sụt giảm, nhưng nhu cầu tiêu thụ của sản phẩm cá thịt trắng lại tăng nhanh, cá tra, basa của Việt Nam được lựa chọn ngày càng nhiều trong thực đơn của người Châu Âu. Đây cũng là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

4.6.1.2. Lãi suất Ngân Hàng:

Ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa:

Lãi suất Ngân Hàng biến động thất thường, theo số liệu thống kê của PG Bank

Hình 5.1: Diễn biến tiền tệ từ 2003 -201018

18Công ty CP Chứng khoán phố Wall. 23.12.2011. báo cáo phân tích ngành - diễn biến năm 2010 và triển vọng 2011. Đọc từ: dddn.vcmedia.vn/BaoCao/201101WSSBCnganh2010.pdf. đọc ngày 8.07.2011. vọng 2011. Đọc từ: dddn.vcmedia.vn/BaoCao/201101WSSBCnganh2010.pdf. đọc ngày 8.07.2011.

Lượng tín dụng năm 2010 giảm xuống còn 27.65%, thấp hơn 10% so với năm 2009 (37.73%), cho thấy việc cho vay của các ngân hàng giảm so với 2009 và ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài sang 2011. Năm 2011, thị trường tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng thận trọng trong việc cho vay hơn. Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Công ty CP Gò Đàng, các Ngân Hàng chỉ ưu đãi lãi suất khoảng 18%/năm cho những khách hàng thân thiết, có uy tín. Còn các doanh nghiệp khác thì phải chịu mức lãi lên tới mức 22 - 25%/năm19.. Lãi vay tăng cao đã đẩy chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng. Trước tình hình này, mặc dù giá cá tra, basa xuất khẩu tăng lên gần 4 USD/kg thì đối với các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn từ vốn vay Ngân Hàng phải gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm, doanh thu có thể không bù đắp được chi phí.

Với hình thức kinh doanh xuất khẩu cá tra, basa, thời gian quay vòng vốn bình quân đối với một lô hàng cá xuất khẩu, ít nhất là 3 tháng. Trong khi các nhà máy chế biến cá tra phải sử dụng đến 60% vốn vay ngân hàng trong tổng vốn hoạt động. Vì thế theo ước tính của các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa xuất khẩu, nếu lãi suất ngân hàng tăng lên trên 20%/năm, thì các doanh nghiệp phải trả thêm từ 26,7 – 53,3 tỷ đồng. Lãi vay đã trở thành gánh nặng chi phí của các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng đến tình hình cung ứng nguyên liệu:

Lãi suất ngân hàng năm 2011 tăng, đẩy chi phí để nuôi trồng nguyên liệu tăng, đồng thời lãi vay cũng trở thành một bài toán khó cho nhiều nhà cung ứng nguyên liệu khi phần lớn vốn nuôi trồng phải vay ngân hàng, để duy trì ao nuôi họ phải thu hẹp diện tích, giảm số lượng cá nuôi. Vì thế dưới áp lực cung nguyên liệu nhỏ hơn cầu nguyên liệu, chi phí nuôi trồng cao, các nhà cung ứng nguyên liệu phải tăng giá cá. Điều này làm cho rất nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra, basa khó khăn trong việc đảm bảo hợp đồng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, giá cá tra, basa nguyên liệu đã tăng lên mức 28.500 – 28.800đ/kg. Lãi suất đầu năm 2011 đã tăng dao động từ 18% - 21%, các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong việc vay số lượng tiền lớn để tập trung thu mua nguyên liệu dự trữ sản xuất.

Tuy nhiên theo dự báo, lãi suất tiền đồng đã lên cao khoảng 15% và giảm còn khoảng 12%/năm (quý I/2011), 10%/năm (quý III/2011)20. Khi đó, điều tất yếu lãi suất cho vay cũng sẽ giảm còn khoảng 13 - 14%/năm. Với ước tính khoảng 60% vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa là vốn vay ngân hàng, lãi suất giảm sẽ làm chi phí lãi vay giảm, các doanh nghiệp sẽ đứng trước sẽ nhẹ đi phần nào gánh nặng lãi vay.

4.6.1.3. Về tỷ giá hối đoái:

Đối với các doanh nghiệp chế biến cá tra, basa thì xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính, vì thế tỷ giá hối đoái là yếu tố mà các doanh nghiệp rất quan tâm. Năm 2011 19 Phan Lê. 11.05.2011. Xuất khẩu cá tra: Tiền hung hậu có kiết?[online]. đọc từ:

http://doanhnhansaigon.vn/online/su-kien-doanh-nghiep/hiep-hoi-doanh-nhan- hcm/2011/05/1054054/xuat-khau-ca-tra-tien-hung-hau-co-kiet/. Ngày 18.06.2011.

20Theo B.M (TBKTSG). 13.01.2011. Dự báo lãi suất sẽ giảm còn 12%/năm trong quý 1/2011[online]. đọc từ: http://cafef.vn/20110113100624658CA34/du-bao-lai-suat-se-giam-con-12nam-trong-quy- đọc từ: http://cafef.vn/20110113100624658CA34/du-bao-lai-suat-se-giam-con-12nam-trong-quy- 12011.chn (ngày 14.07.2011).

ngân hàng Nhà Nước (NHNN) sẽ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối theo tín hiệu thị trường, phù hợp với diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung - cầu ngoại tệ, nhằm thúc đẩy xuất khẩu, yếu tố này cũng tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là tín hiệu đáng mừng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thông qua giao dịch đồng USD.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ là Euro thì tỷ giá EUR/USD rất được quan tâm:

Hình 5.2: Biểu đồ tỷ giá giữa Euro so với USD từ tháng 2/2006 đến 201021

Tình hình kinh tế Châu Âu gặp khó khăn, năm 2010 tỷ giá EUR/USD giảm mạnh so với khoảng cuối năm 2009 gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thu ngoại tệ là Euro. Đồng thời, đến đầu tháng 4/2011 đến nay, đồng Euro giảm 4,2% so với đồng USD22. Các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dần sang giao dịch bằng đồng USD.

Tuy nhiên, trong tương lai giao dịch bằng USD vẫn chưa thật sự ổn định, tỷ giá giữa VND – USD ở mức 19.500 (quý III), 19.900 (quý IV) năm 2010, đến quý I năm 2011 ở mức 20.000. Theo Ngân hàng Standard Chartered, đồng VND của Việt Nam tiếp tục giảm do Việt Nam đang trong tình trạng thâm hụt thương mại. Còn ANZ cho biết đồng VND sẽ ổn định đến cuối năm 2011 nhưng vẫn tiềm ẩn vấn đề giảm giá đồng VND, và có thể giảm giá tiền đồng nữa khoảng 3 - 4%23 vào quý 1 năm 2012. Đây là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp ra sức xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾNCÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w