Nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Trang 66)

6. Các thuật ngữ quan trọng

3.4. Nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên

Sử dụng ĐVPX môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến nhiều quá trình như sa bồi, bào mòn, trầm tắch, rò rỉ, chẳng hạn như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại luồng tàu cảng Hải Phòng để xác định hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như Tuyền Lâm, Đạ Hàm, tây Di Linh, Chiến Thắng, Pró; xác định vị trắ và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện Hòa Bình, Trị An, Đa Nhim; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn một số tỉnh phắa Nam.

Các lĩnh vực và đối tượng được nghiên cứu và ứng dụng có thể kể đến như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại các cửa cảng, lòng sông với các thông tin quan trọng được biết là hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ; xác định vị trắ và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt v.v... Kết hợp với các thông tin về thủy văn và địa chất, các kết quả nghiên cứu của ngành hạt nhân cung cấp cho các nhà quản lý ngành nông nghiệp, thủy lợi các số liệu điều tra quan trọng và mang ý nghĩa thực tế cao.

3.5. KỸ THUẬT HẠT NHÂN TRONG NGHIÊN CỨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nghiên cứu phóng xạ môi trường và ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tắch hạt nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phông phóng xạ và tình hình ô nhiễm môi trường không khắ đã được tiến hành trong nhiều năm qua ở một số khu công nghiệp và thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chắ Minh và thành phố Đà Lạt. Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển cũng đang được tiến hành. Hiện nay cả nước ta đã có 3 trạm quan trắc môi trường phóng xạ thuộc mạng lưới của 18 trạm quan trắc môi trường quốc gia cho phép theo dõi thường xuyên tình trạng phóng xạ môi trường của một số địa dư điển hình trong nước.

Ngoài ra, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo sinh ra do các vụ thử vũ khắ và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua, đã cung cấp bộ số liệu nền về hoạt độ Cs-137 trên toàn lãnh thổ nước ta.

3.6. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HẠT NHÂN

Một thế mạnh mang tắnh đặc thù của Ngành hạt nhân là sử dụng các chùm neutron của Lò phản ứng để tiến hành phân tắch hàm lượng đa nguyên tố với độ chắnh xác cao. Kỹ thuật kắch hoạt nơtron và các kỹ thuật phân tắch hỗ trợ khác được sử dụng có hiệu quả kể từ ngày đưa Lò phản ứng Đà Lạt vào hoạt động, đó là các kỹ thuật kắch hoạt neutron dụng cụ (INAA), kắch hoạt neutron có xử lý hóa (RNAA), kắch hoạt neutron gamma tức thời (PGNAA), huỳnh quang tia X (XRFA). Các kỹ thuật cực phổ, sắc ký lỏng cao áp, đo quang phổ vùng khả kiến và tử ngoại, quang kế ngọn lửa, v.v... cũng được phát triển trong ngành hạt nhân nhằm bổ trợ về phương pháp và đối tượng để mở rộng khả năng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, nhiều quy trình phân tắch ổn định cho các đối tượng khác nhau đã được xây dựng, cho phép triển khai các dịch vụ phân tắch cho ngành địa chất để định lượng nguyên tố trong các mẫu thăm dò và khai thác; cho ngành dầu khắ để xác định thành phần các nguyên tố vi lượng trong các giếng khoan nhằm xác định nguồn gốc của các mỏ dầu; cho ngành nông nghiệp và sinh học để xác định quá trình trao đổi chất và hấp thụ nguyên tố của các loại cây trồng; phân tắch cho các đối tượng môi trường để đánh giá mức độ nhiễm bẩn môi trường khắ và biển. Ngoài ra, phân tắch để phục vụ công tác kiểm định hàng hóa, sản phẩm cũng là một trong các hướng có ý nghĩa thực tế. Trung bình mỗi năm trên 3.000 mẫu các loại với trên 30.000 chỉ tiêu khác nhau được phân tắch nhờ kỹ thuật hạt nhân.

3.7. PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

Chắnh sách phát triển năng lượng bền vững được Đảng và Nhà nước ta quan tâm mà nội dung cơ bản là đa dạng hóa các nguồn năng lượng có tắnh đến việc bảo tồn phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhận thức rõ vai trò của điện hạt nhân trong chắnh sách phát triển năng lượng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngành hạt nhân được giao nhiệm vụ tham gia "Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong quy hoạch dài hạn". Cùng với các kết quả đã thu được từ các đề tài nghiên cứu giai đoạn 1981-1985, 1991-1995 và các dự án của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, đề án phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam được nghiên cứu xây dựng nhằm làm rõ các nội dung: sự cần thiết phải có điện hạt nhân ở Việt Nam; khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; vai trò của điện hạt nhân trong chắnh sách phát triển năng lượng bền vững, trong tăng cường tiềm lực quốc gia và góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

Từ việc phân tắch một cách khách quan xu thế hiện nay của thế giới và khu vực đối với việc phát triển điện hạt nhân; từ việc xem xét trên các quan điểm về nhu cầu, về an ninh năng lượng và về phát triển tiềm lực của đất nước; từ việc đánh giá tắnh khả thi của chương trình điện hạt nhân dựa trên các cơ sở về giá thành và đầu tư, về an toàn và xử lý thải, về cơ sở hạ tầng và nhân lực, về địa điểm xây dựng nhà máy; v.v... có thể khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực thi Chương trình phát triển điện hạt nhân trong những năm đầu của thế kỷ 21.

Phần KẾT LUẬN

Kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng vì mục đắch hòa bình của Năng lượng nguyên tử của nhiều nước, trong đó có nước ta, bởi lẽ các ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân không những đóng góp có ý nghĩa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần chuẩn bị nhân lực và mở rộng khả năng chấp nhận của dân chúng đối với Chương trình điện hạt nhân trong tương lai.

Luận văn này đã trình bày được những nội dung sau: Thứ nhất, cơ sở lý thuyết trong đó đã khái quát về: - Phóng xạ và các tia phóng xạ

- Đồng vị và đồng vị phóng xạ - Một khái niệm mới địa hóa đồng vị - Sự phân rã phóng xạ

- Các phương pháp đo đếm phóng xạ như: ống đếm Geiger Miiller (GM); ống đếm nhấp nháy; đêtecto nhấp nháy lỏng. Một số kỹ thuật đo đặc biệt trong y học hạt nhân như: đo từng thời điểm, ghi đồ thị phóng xạ, ghi hình, chụp hình.

Thứ hai, ứng dụng của các đồng vị phóng xạ trong đó đã nêu lên: - Những nguyên lý cơ bản của các ứng dụng

- Sản phẩm đồng vị phóng xạ và nguồn phóng xạ

- Các ứng dụng trong nông nghiệp như: về phân bón; chuyển hóa và quang hợp; về bệnh cây; diệt cỏ dại; diệt côn trùng; trong chăn nuôi; dùng đồng vị phóng xạ tạo giống mới, bảo quản lương thực, thực phẩm; trong thủy văn cũng như xác định độ hư mòn.

- Các ứng dụng trong công nghiệp như: diệt trùng bằng phóng xạ; thủy học và thủy lực học; tìm chỗ hỏng bằng sử dụng vết phóng xạ; kiểm tra không phá hủy mẫu; phát năng lượng từ những nguồn đồng vị phóng xạ; đo bề dày các bình; phát hiện ra những chỗ trống và sử dụng các tia phóng xạ trong khảo cổ và địa chất.

- Các ứng dụng trong y học như: xét nghiệm YHHN in vitro trong phát hiện nhược giáp bẩm sinh; tạo ảnh hạt nhân phóng xạ; ứng dụng lâm sàng; phân tắch miễn dịch phóng xạ; ứng dụng chữa bệnh bằng dược phẩm phóng xạ; bước đầu nghiên cứu điều trị HIV bằng đồng vị phóng xạ.

Thứ ba, một số ứng dụng của đồng vị phóng xạ ở nước ta như: - Ứng dụng trong nông nghiệp

- Ứng dụng trong công nghiệp - Ứng dụng trong y tế

- Ứng dụng trong nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên - Ứng dụng trong nghiên cứu bảo vệ môi trường

- Phát triển các kỹ thuật phân tắch hạt nhân

Trong luận văn này, em đã đạt được kết quả tương đối tốt so với mục đắch đã đặt ra với nội dung thứ nhất và thứ hai đã trình bày khá đầy đủ, còn nội dung thứ ba do chưa có nhiều tài liệu liên quan nên chưa được đầy đủ và chi tiết, nếu như có điều kiện em sẽ nghiên cứu sâu hơn.

Ở nước ta hiện nay, số công trình nghiên cứu, mức độ ứng dụng cũng như hiệu quả đóng góp kinh tế của ngành hạt nhân còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân quan trọng là cơ sở vật chất còn yếu và sự đầu tư còn ở mức thấp. Hy vọng rằng trong tương lai với sự quan tâm đúng mức, ngành hạt nhân nước ta có thể đóng góp ngày càng hữu hiệu hơn vào việc đáp ứng các nhu cầu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân của xã hội, đóng góp thiết thực vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp vật lý và lý sinh phóng xạ dùng trong nông nghiệp, sinh học và y học. GS. Phan Văn Duyệt. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. Năm 1998.

2. Luận văn tốt nghiệp Ờ Phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ. SV. Lương Ngọc Phi. Sư phạm Lý Ờ Tin K35. Năm 2012 - 2013

3. Website http://baocongthuong.com.vn/ ung-dung-buc-xa-va-dong-vi-phong-xa- trong-cong-nghiep-giai-phap-uu-viet.

4. Website http://www.varans.vn.

5. Website http://www.vietnamplus.vn/ung-dung-ky-thuat-hat-nhan. 6. Website http://laocai.gov.vn /antoanbucxahatnhan.

7. Website http://phanminhchanh. 8. Website http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/612_ung-dung-ky-thuat- hat-nhan-trong-khai-thac-dau-khi. 9. Website http://ungthu.net.vn. 10. Website http:// binhduong.gov.vn/3cms/ung-dung-ky-thuat-dong-vi-trong-danh- gia-quan-ly-tai-nguyen-nuoc. 11. Website http://timtailieu.vn/tai-lieu/vat-li-hat-nhan-va-ung-dung 12. Website http://yhoccongdong.com/thongtin/xa-hinh-gallium. 13. Website http://tienphong.vn/Suc-Khoe/cay-hat-phong-xa-i125-trong-dieu-tri-ung- thu. 14. Website http://vietq.vn/nhung-ung-dung-dien-hinh-cua-nang-luong-hat-nhan. 15. Website http://www.nri.gov.vn/Trien-khai-ky-thuat. 16. Website http://ungthubachmai.com.vn 17. Website http://vi.wikipedia.org/wiki

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CỦA CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ (Trang 66)