6. Các thuật ngữ quan trọng
3.1. Ứng dụng trong nông nghiệp
Nghiên cứu sử dụng bức xạ Gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu các quá trình sinh học như vấn đề dinh dưỡng cây con, được ngành Hạt Nhân kết hợp với các ngành khác thực hiện từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu chiếu xạ một số giống cây (ngô, khoai, lúa, một số loài hoa, dâu tằm,...) ở liều kắch thắch hoặc đột biến để tạo giống có năng suất cao hơn hoặc thắch hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, nghiên cứu quy trình nhân giống vô tắnh in-vitro, nuôi cấy tế bào một số loài hoa, cây đặc sản và cây rừng quý hiếm cũng được tiến hành.
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghệ nuôi trồng nấm là một thành quả có ý nghĩa thực tế. Từ các kết quả nghiên cứu, cho phép tuyển chọn, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ trồng các loại nấm quý như linh chi, bào ngư,... cho nông dân nhằm tận thu nguồn phụ phế liệu xơ - sợi nông nghiệp.
Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật hạt nhân để xử lý rác thải nông nghiệp như rơm rạ, bã mắa để làm thức ăn cho động vật hoặc cơ chất cho phân bón vi sinh cũng được áp dụng vào thực tế.
Hình 3.1: Sử dụng tia gamma trong nông nghiệp
Các phòng thắ nghiệm và cơ sở chiếu xạ phục vụ công tác nghiên cứu và ứng dụng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật. Đến năm 2020, trên cơ sở 2 phòng thắ nghiệm đã có nâng cấp thành trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật tại Viện Di Truyền Nông Nghiệp và Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, có khả năng ứng dụng kỹ thuật bức xạ và đồng vị phóng xạ vào giải quyết các vấn đề của nông nghiệp.
Các phòng thắ nghiệm phục vụ nghiên cứu
- Xây dựng 2 phòng thắ nghiệm nghiên cứu kỹ thuật tiệt sinh côn trùng bằng chiếu xạ (SIT) tại Viện Bảo Vệ Thực Vật và Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Xây dựng 2 phòng thắ nghiệm phân tắch đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực nông hoá, thổ nhưỡng tại Viện Thổ Nhưỡng Nông Hoá và Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông nghiệp Miền Nam.
- Xây dựng 2 phòng thắ nghiệm phân tắch đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y tại Viện Thú y và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.
- Xây dựng 2 phòng thắ nghiệm phân tắch đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực thuỷ sản tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III;
- Xây dựng 2 phòng thắ nghiệm kiểm tra nông sản và thực phẩm đã xử lý chiếu xạ tại Viện Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công Nghệ sau thu hoạch và Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch;
- Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, trang bị 15-17 buồng gamma để nâng cấp các phòng thắ nghiệm về chọn tạo giống cây trồng, vi sinh vật cho các Viện, Trường Đại học, mỗi cơ sở trang bị 1 buồng gamma.
Cơ sở chiếu xạ phục vụ sản xuất
- Đến năm 2020, xây dựng 2-3 nhà máy sản xuất các loài côn trùng tiệt sinh gây hại có ý nghĩa kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và/hoặc miền Trung để sản xuất hàng loạt côn trùng tiệt sinh phóng thắch vào thiên nhiên khống chế được 2-3 loại côn trùng gây hại có ý nghĩa kinh tế, khống chế ở ngưỡng an toàn các loại dịch sâu hại nguy hiểm nhất, phục vụ Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và an toàn nông nghiệp.
- Đến 2015, hỗ trợ xây dựng 2-3 cơ sở chiếu xạ bảo quản nông sản thực phẩm quy mô công nghiệp ở mỗi vùng: phắa Bắc, miền Trung và phắa Nam; đến năm 2020, hỗ trợ xây dựng được 3-4 cơ sở chiếu xạ ở mỗi vùng, phục vụ chiếu xạ bảo quản, kiểm dịch và vệ sinh an toàn nông sản, thực phẩm. Công suất các cơ sở chiếu xạ phải phù hợp với từng loại nông sản và khối lượng nông sản cần chiếu xạ của vùng.
Ứng dụng kỹ thuật đồng vị trong đánh giá quản lý tài nguyên nước
Từ ngày 8/4/2014 đến ngày 16/4/2014, Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chắ Minh kết hợp với cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA tổ chức khóa đào tạo ứng dụng kỹ thuật thủy văn đồng vị trong đánh giá và quản lý tài nguyên nước cho các cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên môi trường các tỉnh khu vực Tây nguyên và Nam bộ. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bình Dương là một trong những đơn vị được tham gia khóa đào tạo. Đây là một phương pháp tiên tiến đã được thế giới phát triển từ trước những năm 1950 với việc tận dụng những chất đồng vị phóng xạ trong nước tự nhiên như 3He, 14C, 18O,Ầđể xác định tuổi của nước, xác định nguồn bổ cập của nước dưới đất, nghiên cứu ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng của biến đổi khắ hậu đối với nguồn tài nguyên nước. Khóa đào tạo có các chuyên gia của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế là tiến sĩ Gupta, tiến sĩ Aggarwal giảng dạy, các học viên đã lĩnh hội được các kiến thức cơ bản về đồng vị phóng xạ có trong môi trường tự nhiên, nắm được các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu, quản lý tài
nguyên nước, các phương pháp thu mẫu nước ... Ưu điểm của phương pháp này giúp ta hiểu được quá trình dịch chuyển của nước ngầm trong các tầng chứa nước và với số mẫu ắt cũng có thể đánh giá được cả một vùng rộng lớn.
Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, phương pháp ứng dụng kỹ thuật thủy văn đồng vị đã được áp dụng trong nghiên cứu xác định nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất ở bãi rác Đông Thạnh, xác định nguồn bổ cập nước cho nước dưới đất ở một số vùng ở đồng bằng sông Cửu LongẦ
Riêng tại Bình Dương, phương pháp này đã được ứng dụng nghiên cứu khả năng bổ cập của nước hồ Dầu Tiếng đối với nước dưới đất ở khu vực xung quanh hồ, khu vực nghiên cứu trong phạm vi bán kắnh 5km từ bờ hồ ra xung quanh trong Đề tài ỘỨng dụng kỹ thuật thủy văn đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu hiện tượng mất nước của Hồ Dầu TiếngỢ do Kỹ sư Nguyễn Kiên Chắnh - Trung tâm Hạt nhân TP.HCM thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nước dưới đất khu vực tầng nông phắa bờ Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương không được bổ cập từ nước hồ Dầu Tiếng, nguồn bổ cập cho nước dưới đất tầng nông ở khu vực này có nguồn bổ cập là từ nước mưa. Trong thời gian tới, việc kết hợp ứng dụng phương pháp kỹ thuật thủy văn đồng vị với các phương pháp trước đây để nghiên cứu nguồn bổ cập nước dưới đất, sự xâm nhập mặn, mức độ ô nhiễm,Ầsẽ giúp cho công tác nghiên cứu, công tác quản lý tài nguyên nước ngày một thuận lợi hơn và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước dưới đất quắ giá này.