Sự tồn lưu kháng sinh FF trong cơ cá

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của FLORFENICOL lên SINH hóa HUYẾT học và tồn lưu TRÊN cá TRA NUÔI (Trang 53 - 54)

f) Phân tích sự tồn lưu kháng sinh trong mẫu cá

4.5 Sự tồn lưu kháng sinh FF trong cơ cá

Kết quả phân tích tồn lưu florfenicol trong cơ cá (không có da) được trình bày trong Bảng 4.11.

Bảng 4.11: Nồng độ kháng sinh florfenicol tồn lưu trong cơ cá

ĐVT: ppb

Thời điểm thu mẫu

Nghiệm thức

Đối chứng NT-10 NT-30 NT-100

FF & FFA FF & FFA FF & FFA FF FFA Chưa ăn ks <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ăn ks 7 ngày <LOQ <LOQ <LOQ 336 <LOQ Ngưng ăn ks 1 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 5 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 14 ngày <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ <LOQ Ngưng ăn ks 28 ngày <LOQ <LOQ

LOQ là giá trị giới hạn phân tích, LOQ = 125 ppb. FF: Florfenicol

FFA: Florfenicol amine

Kết quả phân tích mức tồn lưu của kháng sinh florfenicol trong mẫu cơ cá cho thấy khi cá ăn kháng sinh 7 ngày liên tục thì không phát hiện mức tồn lưu FF và FFA đối với cá ở NT-ĐC, NT-10 và NT-30, nhưng phát hiện ở cơ cá trong NT- 100 với mức tồn lưu khá thấp, nồng độ florfenicol phát hiện được

là 336 ppb và không phát hiện mức tồn lưu của FFA trong cơ cá. Sau khi ngưng cho ăn kháng sinh 1 ngày thì mức tồn lưu FF không còn được phát hiện trong các mẫu cơ cá. Điều này cho thấy tốc độ bài tiết kháng sinh florfenicol khỏi cơ thể cá là rất nhanh.

Kháng sinh florfenicol được Martinsen et al. (1993), Horsberg et al. (1996), Samuelsen et al. (2003) chứng minh là loại kháng sinh có tính sinh khả dụng (mức độ thuốc đi vào hệ tuần hoàn) tương đối cao (>92%) và bài tiết khá nhanh, thời gian bán thải ở cá khoảng 12 giờ (trích dẫn bởi Park et al., 2006). Kết quả nghiên cứu của Feng et al. (2008) cho thấy nồng độ kháng sinh florfenicol tồn lưu trong cơ cá rô phi giảm khá nhanh theo thời gian khi cho ăn với liều 10mg/kg thể trọng. Sau 12 giờ nồng độ tối đa ở cơ là 4,59 µg/kg và sau 24 giờ nồng độ này giảm xuống chỉ còn 1,6 µg/kg.

Nghiên cứu tồn lưu kháng sinh florfenicol được tiến hành trên một số loài cá nước lạnh như nghiên cứu của Wrzesinski et al. (2006) trên cá nheo (Ictalurus punctatus) thì kết quả cho thấy khi cho cá nheo ăn kháng sinh florfenicol 10 mg/kg khối lượng thân/ngày trong 12 ngày liên tiếp (nhiệt độ bể thí nghiệm 100C) thì mức tồn lưu trong cơ cá sau khi ngưng cho ăn kháng sinh 4 ngày 876 ppb, thấp hơn mức giới hạn cho phép tồn lưu trong thịt cá (< 1.000 ppb); nghiên cứu của Pinault et al. (1997) cho biết cá hồi ở nhiệt độ 100C sau khi ngưng ăn kháng sinh florfenicol 1, 3, 8 và 15 ngày có mức tồn lưu kháng sinh trong cơ tương ứng là 3,37; 1,08; 0,21 và 0,15ppm (trích dẫn bởi Wrzesinski et al., 2006). Qua đó cho thấy thời gian đào thải kháng sinh florfenicol ra khỏi cơ thể cá là khá nhanh.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của FLORFENICOL lên SINH hóa HUYẾT học và tồn lưu TRÊN cá TRA NUÔI (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w