Số lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của FLORFENICOL lên SINH hóa HUYẾT học và tồn lưu TRÊN cá TRA NUÔI (Trang 48 - 49)

f) Phân tích sự tồn lưu kháng sinh trong mẫu cá

4.4.4 Số lượng huyết sắc tố (Hemoglobin)

Kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy, cá ở NT-10 và NT-30 khi ăn kháng sinh 1 ngày hemoglobin có xu hướng tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với thời điểm trước khi cá ăn kháng sinh. Tiếp tục ăn kháng sinh thì hàm lượng hemoglobin lại có xu hướng giảm và xu hướng này được duy trì cho đến thời điểm kết thúc thí nghiệm đối với cá ở NT-10. Những biến động về hàm lượng hemoglobin ở cá trong NT-10 trong suốt quá trình thí nghiệm không thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05) so với NTĐC.

Bảng 4.6: Biến động số lượng huyết sắc tố - hemoglobin (mM/L)

Thời điểm

thu mẫu NT-ĐC NT-10 NT-30 NT-100

Chưa ăn ks 5,75±0,6bcA 5,63±1,11abA 5,51 ± 0,57abA 5,12±0,45abA Ăn ks 1 ngày 5,48±1,47abcAB 6,38±2,05bB 5,83 ± 1,1abAB 4,94±0,6abA Ăn ks 4 ngày 6,03±1,34cB 5,64±0,99abAB 5,31 ± 0,91aAB 4,79±1,3abA Ăn ks 7 ngày 5,53±1,25abcA 5,65±1,43abA 5,11 ± 0,75aA 4,82±1,4abA Ngưng ăn ks 1 ngày 5,4±0,92abcA 5,57±1,21abA 6,26±1,52bA 5,61±0,59bA Ngưng ăn ks 5 ngày 5,57±1,53abcA 5,53±0,8abA 5,52 ± 1,05abA 4,78±1,97abA Ngưng ăn ks 14 ngày 4,85±0,85abA 4,59±1,27aA 4,99 ± 1,11aA 4,51±1,18aA

Ngưng ăn ks 28 ngày 4,54±1,36aA 5,36±1,75abAB 5,79 ± 0,96abB 4,75±1,27abAB

Các giá trị trong bảng thể hiện giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Các giá trị cùng cột mang cùng chữ cái (a,b,c), cùng hàng mang cùng chữ cái (A,B) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Ở NT-100 biến động hàm lượng hemoglobin của cá rất khác so với NT-

sinh, giá tr10 và NT-30, ị hemoglobin cđiểm khác biủa cá không tệt thể hiện ăởng mà có xu h thời điểm bắướt đầng giu cho cá ảm so văn kháng ới trước

khi cá ăn kháng sinh và giảm trong suốt thời gian cá ăn kháng sinh. Khi ngưng cho ăn kháng sinh 1 ngày thì hemoglobin lại có xu hướng tăng đối với cá ở NT- 30 và NT-100, nhưng tại các thời điểm thu mẫu sau đó hemoglobin lại tiếp tục giảm.

Giá trị hemoglobin của cá ở NT-ĐC dao động từ 4,54±1,36 mM/L đến 6,03±1,34 mM/L. Ở các nghiệm thức có xử lý kháng sinh (NT-10, NT-30 và NT-100), hemoglobin của cá có sự biến động tăng giảm khác nhau ở những thời điểm thu mẫu khác nhau trong quá trình thí nghiệm. Có thể thấy rằng khi cá ăn thức ăn có chứa kháng sinh florfenicol đã phần nào ảnh hưởng đến hàm lượng hemoglobin trong máu cá, nhưng nhìn chung về mặt thống kê thì mức độ ảnh hưởng này chưa có sự khác biệt có ý nghĩa (p>0,05) so với NT-ĐC.

Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cadmium đến cá Catla catla (Remyla

et al., 2008) và cá bơn (Pleuronectes flesus) (Larsson, 1975 được trích dẫn bởi Remyla et al., 2008) cũng cho thấy rằng những loài cá này khi sống trong môi trường có sự hiện diện của cadmium thì hàm lượng hemoglobin của cá sẽ bị giảm. Những kim loại nặng khác như Cu2+, Pb2+ cũng làm giảm hemoglobin ở cá hồi (Oncorhynchus mykiss) (Ates et al., 2007).

Ngoài ra, một số độc chất khác Metasystox, Sevin (Jonh, 2006), malachite green (Lương Thị Diễm Trang, 2009), NO2- (Das et al., 2004; Svobodova et al., 2005) khi hiện diện trong môi trường sống của các loài thủy sản cũng có khả năng làm giảm hemoglobin ở chúng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của FLORFENICOL lên SINH hóa HUYẾT học và tồn lưu TRÊN cá TRA NUÔI (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w