Số hóa sách giáo khoa và sách tham khảo

Một phần của tài liệu Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học (Trang 46)

6. Kết cấu của đề tài

3.4.3. Số hóa sách giáo khoa và sách tham khảo

3.4.3.1. Mục đích số hóa

Số hóa toàn bộ sách giáo khoa từ và sách tham khảo lớp 1 đến lớp 12, để lưu trữ, quản lý trên thư viện điện tử một cách dễ dàng. Học sinh có thể truy cập đọc sách giáo khoa điện bất cứ khi nào bằng nhiều thiết bị và có thể mượn đọc online hoặc mượn có đọc có thời hạn, giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu và chi phí cho việc in ấn sách giáo khoa hàng năm.

3.4.3.2. Thực hiện số hóa

Việc số hóa có 2 cách thực hiện:

Cách thứ nhất : Mua lại hoặc mượn toàn bộ sách giáo khoa điện tử đã số hóa của nhà

xuất bản Giáo Dục.

Đánh giá : Cách này đơn giản nhưng phụ thuộc vào yếu tố giá thành hoặc bản

quyền của nhà xuất bản Giáo Dục.

Cách thứ hai: Tự đơn vị đầu tư số hóa tất các các sách giáo khoa và sách tham khảo. Đánh giá : Cách này phức tạp hơn, đơn vị đầu tư phải số hóa toán bộ sách tài

liệu, dẫn đến yêu cầu về công nghệ cũng phải cao. 3.4.3.3. Yêu cầu về công nghệ

+Hệ thống số hoá sách đóng tập

Có 2 vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành số hóa. Một mặt, cần xác định thứ tự hay lộ trình số hoá cho từng loại hình tài liệu với những tiêu chí ưu tiên phù hợp và trên cơ sở kinh phí cho phép xây dựng được một kế hoạch triển khai hợp lý. Mặt khác, trong điều kiện có thể, nên lựa chọn giải pháp công nghệ và thiết bị số hóa đảm bảo chất lượng cao cho bản số hoá, phù hợp với yêu cầu quản lý lưu trữ thông tin trong lĩnh vực thư viện, phù hợp với nhiều loại hình tài liệu, đảm bảo được tiến độ triển khai.

Công tác số hóa không hề đơn giản bởi ngoài việc phụ thuộc thời gian và lượng kinh phí xử lý lớn còn đòi hỏi máy móc trang thiết bị, phần mềm hiện đại. Hiện nay,

có nhiều thiết bị quét sách trên thị trường từ Konica/Minolta, ImageWare Bookeye, Zeutschel Omniscan, Atiz, Cannon, HP, …. nhưng những thiết bị này chỉ dừng lại ở

quét sách, không phải là một hệ thống số hóa đồng bộ với chất lượng cao phục vụ cho công tác số hoá định hướng thư viện.

Qua khảo sát trang thiết bị và công nghệ số hoá được cung cấp trên thị trường hiện nay, qua thực tế vận hạnh, sử dụng hệ thống số hoá sách đóng tập Kirtas của Mỹ, Trung tâm đề xuất trang bị Hệ thống số hóa sách đóng tập có khả năng đáp ứng các yêu cầu như mô tả dưới đây:

+Yêu cầu chung về Hệ thống thiết bị số hoá

Công nghệ số hóa phải là một giải pháp đồng bộ và định hướng thư viện với siêu dữ liệu gắn kết theo tiêu chuẩn của thư viện đáp ứng được toàn bộ công việc số hóa tự động những tài liệu đóng tập và tài liệu rời. Công nghệ số hoá phải đảm bảo tính ưu việt trong việc bảo vệ, tránh phá hủy tài liệu; đặc biệt là khả năng sao chụp chất lượng cao mà vẫn giữ được toàn vẹn sách đóng gáy, điều mà công nghệ của những máy quét ở dạng phẳng thường không thể thực hiện được. Các sản phẩm sau khi số hoá bằng kỹ thuật và phần mềm gắn kèm với thiết bị số hoá phải có chất lượng hình ảnh đẹp, ít lỗi nhất, đảm bảo hiệu quả chi phí và đáp ứng được yêu cầu của những dự án số hóa khối lượng lớn với năng suất cao.

Hệ thống số hoá phải sử dụng công nghệ robot để đảm bảo hiệu quả quét, chất lượng hình ảnh, số hoá thông tin và nội dung cũng như quá trình xử lý sau số hóa đạt và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống số hoá này phải được nhiều tổ chức sử dụng từ các thư viện, các cơ quan lưu trữ, cơ quan chính phủ, các nhà xuất bản đến các công ty và nhiều các tổ chức khác.

+Hệ thống thiết bị số hóa được trang bị bao gồm:

-01 bộ máy tính bộ nguyên chiếc cấu hình cao để xử lý hình ảnh;

-Phần mềm: Xử lý, biên tập ảnh; Nhận dạng ký tự quang học hỗ trợ tiếng Việt; Quản lý quy trình số hoá.

+Yêu cầu về kỹ thuật của hệ thống số hoá sách đóng tập

-Tốc độ quét lật giở tự động tối thiểu: 1.600 trang/giờ (cả mầu và đen trắng) với tính năng lật giở trang tự động bằng công nghệ robot.

-Độ sâu bit (Bit Depth): Cả hình ảnh mầu, trắng sang đen và đen/trắng; Color, Grayscale, B/W.

-Định dạng đầu ra: JPG, JPG2000, TIFF, TIFF G4, PNG, GIF, BMP, XML, DjVu, PDF có thể tìm kiếm, OCR cho 189 ngôn ngữ khác nhau.

-Kích cỡ của trang giấy đối khổ sách tối thiểu: 11,43 cm x 17,78 cm; kích cỡ của trang giấy đối với khổi sách tối đa có thể lên tới: 29 cm x 32 cm.

-Độ dầy của giấy: Từ 40g/m2 đến 260g/m2 -Độ dầy đóng tập: tới 14 cm.

-Góc mở sách tối thiểu 60o, tối đa không quá 110o

-Ngoài ra, phải cung cấp các tính năng mở rộng như: Chế độ lật giở bằng tay; Chế độ kết hợp lật giở trang tự động và lật giở bằng tay; Chế độ lật giở tự động.

-Dễ dàng thay thế thiết bị quét trong trường hợp hư hỏng -Có thể làm việc liên tục 24h/ ngày

 Cắt xén ảnh (croping)

 Dựng thẳng ảnh (deskewing)

 Thay đổi nền (làm đồng nhất hoặc loại bỏ nền)  Thay đổi kích thước ảnh

 Loại bỏ nhiễu ảnh  Điều chỉnh sáng/tối  Điều chỉnh độ sắc nét  Thay đổi định dạng ảnh  Gộp trang, tách trang  Xoay ảnh

- Chức năng nhận dạng ký tự quang học (OCR) hỗ trợ nhận dạng tiếng Việt - Chức năng quản lý quy trình số hoá:

 Quản lý toàn bộ quy trình số hóa từ 1 tài liệu đơn lẻ cho đến 1 dự án số hóa tài liệu quy mô lớn.

 Quản lý các quy trình khác nhau của các dự án số hóa khác nhau  Quản lý từng bước cụ thể trong quy trình.

 Tổ chức và điều phối hiệu quả các nguồn tài liệu  Giảm thiểu nhân sự vận hành, giảm chi phí  Các chức năng quản lý chất lượng toàn diện  Cải thiện năng suất và chất lượng công việc  Giảm thiểu lỗi do con người tạo nên

 Nhập siêu dữ liệu (metadata) cho tài liệu đã được số hóa  Các công cụ chia tách trang, gộp trang, đặt tên file…  Các công cụ biên tập tài liệu số

 Tương tác với OCR

 Các tính năng nhập/xuất ảnh

 Tích hợp barcode để quản lý tài liệu.

 Các công cụ thống kê và đánh giá tập trung cho toàn bộ dự án số hóa  Thể hiện quy trình số hóa dưới dạng danh sách hoặc dạng biểu đồ.

 Cho phép tự thiết kế quy trình số hóa cho mỗi đơn vị, mỗi dự án số hóa tài liệu.

Kết luận : Việc số hóa sách giáo khoa và tài nguồn tài liệu phục vụ cho học sinh khối

3.4.4. Xây dựng một số sách M-Book phục vụ đào tạo

3.4.4.1. Mục đích : Xây dựng các bài giảng tương tác trong sách bậc phổ thông và bậc

Tiểu học phục vụ cho đào tạo. Thông qua các bài giảng tương tác các em học sinh có thể tiếp thu bài một cách trực quan và sinh động hơn. Ngoài ra còn bổ xung vào thư viện điện tử nguồn tài liệu phong phú và đa dạng, nâng cao chất lượng và vai trò của thư viện điện tử.

Có rất nhiều bài toán cần tương tác trong sách giáo khoa bậc phổ thông từ bậc Tiểu học đến bậc Trung học, hầu hết các môn đều cần có các yêu cầu về bài toán tương tác.Vậy vấn đề đặt ra cần xây dựng các M-Book và số lượng các M-Book phù hợp với các môn học.

Sau đây là một số bài toán điển hình cần xây dựng các M-Book tương tác. 3.4.4.2. Các bài toán tương tác cần cho học sinh Tiểu học

Bài toán 1 :

Lập trình tương tác cho bộ môn Toán Các em học sinh Tiểu học có thể luyện tập các phép tính và các con số thể hiện ngay trên màn hình chỉ bằng cách nhấn chuột di chuyển và nhả nút chuột hoặc kích chuột vào các ô để chọn đáp án.

Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 các em có thể vừa học vừa chơi. Các chương trình tích hợp vào bài học sẽ hấp dẫn các em tiếp thu bài một cách sinh động.

Bài toán 2:

Môn Tiếng Anh, các em mới tiếp cận môn học nên rất hứng thú với loại hình bài giảng sinh động có hình ảnh, phát âm kèm theo, bài tập luyện tập cho các em cần có tương tác.

Cụ thể: trong bài tập điền từ khuyết học sinh có thể lựa chọn đáp án và kích vào ô đáp án có hình ảnh sẵn, nếu học sinh chọn đúng phải có câu trả lời hoặc khi học sinh muốn nghe một đoạn hội thoại hay một phát âm thì M-Book đáp ứng yêu cầu đó.

Tóm lại đối với bộ môn Tiếng Anh có thể nói cần rất cần sách tương tác. Mỗi lớp học có thể xây dựng một hoặc nhiều M-Book. Nhằm mục đích phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của các em.

Bài toán 3:

Môn khoa học các em đều rất thích thú với loại hình vừa học vừa chơi, các hình ảnh sinh động, trực quan các em cũng dễ tiếp thu hơn loại hình sách giáo khoa bằng giấy.

Bài toán 4 :

Môn nhạc : Các em có thể hát theo nhạc, các M-Book xây dựng cần đáp ứng với yêu cầu này.

3.4.4.3. Các bài toán tương tác cần cho học sinh Trung học

Với học sinh bậc Trung học các em cần nhiều sách tương tác hơn và đa dạng hơn rất nhiều. Mỗi M-Book khi xây dựng cần quan tâm đến mục đích và yêu cầu của từng bộ

môn cụ thể. Có thể xây dựng bộ sách tương tác cho từng chuyên đề hay từng bộ sách của các khối lớp. Sau đây là một số bài toán đặt ra.

Bài toán 5: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Sinh học khối 11 Bài cảm ứng ở thực vật : phần hướng động và ứng động

Hướng động : Cây thường hướng mọc về phía có ánh sáng,

Ứng động : ví dụ Cây xấu hổ, khi chạm tay vào lá cây sẽ cụp xuống.

Yêu cầu: Xây dựng M-Book: Khi có tương tác vào hình ảnh cây xấu hổ thì hiện tượng cảm ứng sẽ diễn ra, người học thực sự cảm nhận được lá cây sẽ cụp rủ xuống khi có tác động vào.

Bài toán 6: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Sinh học khối 10 Bài quá trình phân hóa : Giảm phân, nguyên phân môn

Bài vận chuyển các chất trong cây

Bài Sinh sản ở động vật : Sinh sản ở người Sinh sản ở những loài động vật khác Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính Hệ tuần hoàn, hô hấp ở người, động vật

Yêu cầu: Xây dựng M-Book thể hiện trực quan quá trình trên Bài toán 7: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Công nghệ Khối 10 : Phần ứng dụng vi sinh vật phân giải chất thành hữu cơ. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Phần Hô hấp Phần Tuần hoàn

Bài toán 8 : Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Lịch Sử

Môn Sử 10: Trận đánh Bạch Đằng năm 938, Trận Ngọc Hồi Đống Đa Môn Sử 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ II, Khởi nghĩa Yên thế Môn Sử 12:Tổng Khởi nghĩa Cách Mạng tháng 8 -1945

Chiến dịch điện biên phủ 1954 Chiến Dịch Việt Bắc năm 47 Chiến dịch Biên giới năm 50 Chiến dịch Huế-Đà Nẵng năm 75 Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 75

Yêu cầu: Thể hiện các trận đánh, các mũi tấn công trực quan, sử dụng trên bản đồ hướng mũi tên di chuyển và vị trí các trận đánh, học sinh sẽ nhớ lâu và tiếp thu bài nhanh hơn.

Bài toán 9: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Kỹ

Mô phỏng trực quan quá trình xây dựng mặt cắt, hình cắt môn Kỹ thuật công nghiệp lớp 11.

Nguyên lí động cơ đốt trong: Mô phỏng quá trình làm việc của dộng cơ đốt trong 2 kỳ và 4 kỳ.

Mô phỏng thành phần và nguyên lí làm việc của hệ thống động cơ đốt trong. Hệ thống đánh lửa.

Hệ thống bôi trơn.

Bài toán 10 : Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Hóa học

Tất cả các phản ứng hóa học đều rất cần sách tương tác. Ví dụ Phản ứng Oxi hóa khử, Phản ứng phân hủy...

Các ứng dụng trong thực tế như sản xuất nhựa, pha chế thuốc, cồn,.... Bài toán 11: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Địa Lý

Thể hiện Alats, bản đồ địa lí xác định nơi vị trí, luồng khí hậu thời tiết…. Bài toán 12 : Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Vật lí

Các bài toán giao thoa, sóng dừng, con lắc lò xo, cân bằng của vật, bài toán chuyển động, các thí nghiệm ảo.

Bài toán 13 : Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Toán

Môn Toán học, phần Hình học không gian, thiết diện, Quỹ tích, bài toán dựng hình có những phần mềm thiết kế sẵn. Hiện nay có bài giảng Elearning, hỗ trợ người học. Bài toán 14 :

Môn văn học : nghe ngâm thơ, kể chuyện. Cảm nhận trực quan và sinh động hơn. Yêu cầu: Xây dựng sách tương tác đối với bộ môn Văn

Bài toán 15: Xây dựng sách tương tác đối với bộ khối cấp II

Môn Sinh học: Các bài toán về cấu tạo bộ xương, Hệ tuần hoàn, hô hấp ở người, động vật.

Môn Toán: phần Hình học, các bài toán về hình học phẳng, diện tích, quỹ tích... Môn Lý: Các bài toán về giải thích hiện tượng

Môn Tiếng Anh: Sách tương tác phát triển 4 kỹ năng Kết luận :

Tất cả các môn học đều cần sách tương tác trên đây chỉ là một số bài toán cơ bản. Còn rất nhiều các yêu cầu cần tương tác về môn học nếu xây dựng các M-Book tương tác sẽ giúp cho học sinh hiểu bài học nhanh hơn và trực quan hơn.

Xây dựng các M-book cung cấp cho thư viện điện tử các nguồn tài liệu ngày càng phong phú, đa dạng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Hiện nay một số công ty đã xây dựng và xuất bản các sách tương tác nhưng phần lớn việc xây dựng các sách này đều rất tốn kém, hơn nữa giá thành mỗi bộ sách tương tác còn khá cao chưa phù hợp với học sinh đại trà.

Dự án xây dựng thư việc điện tử cho các trường THPT và tiểu học được triển khai không những làm giảm chi phí hàng năm cho việc in ấn sách giáo khoa mà còn giúp các em học sinh được học các bài học tương tác, tiếp cận với các thiết bị hiện đại,

tiếp cận vơi mô hình E-learning. Góp phần nâng cao tính tự học của các em. dự án này có tính khả thi trong thực tiễn.

3.5. Tổ chức triển khai

3.5.1. Các đơn vị phối hợp thực hiện

Đơn vị chủ đầu tư : Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội Đơn vị thực hiện: Sở Giáo dục & ĐT Hà Nội và các trường học Đơn Vị chủ trì : Sở GD ĐT Hà Nội

3.5.2. Cách tổ chức thực hiện:

a. Xin chủ trương đầu tư: Sở GD Hà Nội

b. Khảo sát, xác định phạm vi dự án : Sở giáo dục

c. Báo cáo tổng dự án và báo cáo tiền khả thi dự án : Đơn vị tư vấn d. Phê duyệt dự án : Ủy Ban ND TP Hà Nội

KẾT LUẬN

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, thư viện điện tử đóng vai trò rất quan trong trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với xu thế sử dụng sách điện tử và các thiết bị truy cập mạng ngày càng hiện đại, yêu cầu việc tìm kiếm tài liệu không phụ thuộc vào không gian và thời gian.

Một phần của tài liệu Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)