Hiện trạng CNTT và thư viện tại các trường

Một phần của tài liệu Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học (Trang 40)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Hiện trạng CNTT và thư viện tại các trường

3.2.1. Hiện trạng CNTT

Về cơ sở hạ tầng:

- Các trường học đều có phòng học kết nối mạng LAN và kết nối mạng internet sẵn sàng phục vụ học sinh đọc sách online.

- Mỗi trường học hầu hết đều có phòng học chuyên môn sử dụng máy chiếu và kết nối mạng.

- Các dự án về phát triển giáo dục đã và đang được triển khai về các trường THPT và Tiểu học. Hàng năm các trường đều được cung cấp bổ xung các thiết bị CNTT và chương trình bồi dưỡng cán bộ giáo viên.

Đối với cán bộ giáo viên:

- Đội ngũ cán bộ giáo viên đều có khả năng sử dụng máy tính, khả năng tiếp cận với các ứng dụng CNTT.

- Nhiều giáo viên có khả năng soạn bài giảng điện tử, học tập và xây dựng bài giảng Elearning, bài giảng tích hợp liên môn.

- Thư viện tại các trường học hầu hết đều sử dụng thư viên truyền thống,

- Một số công tác quản lý đã sử dụng phần mềm như : phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý điểm, sổ liên lạc điện tử, phần mềm quản lý cán bộ…

- Cán bộ giáo viên thường xuyên phải tham gia trường học trực tuyến để trao đỏi thông tin và giảng dạy chuyên môn.

- Các báo cáo nhanh hầu hết được gửi qua hệ thống mạng, Email.

- Các tài liệu như: đề kiểm tra đều phải gửi lưu lại trong nguồn tài liệu điện tử của nhà trường và của sở giáo dục.

- Các trường đều có nguồn tài liệu điện tử như: Bài giảng điện tử, giáo án điện tử…Tạo kho tài liệu điện tử.

- Đối với các sở đều có cổng thông tin điện tử, trang Web riêng. - Nhiều trường đã xây dựng trang Web riêng.

- Hàng năm cán bộ giáo viên đều được tập huấn sử dụng CNTT, tiếp cận với công nghệ mới.

Đối với học sinh:

- Nhiều học sinh đến trường có các thiết bị truy cập mạng như Laptop, điện thoại thông minh...

- Học sinh được học nhiều môn học có tương tác, tiếp thu bài giảng nhanh hơn và hứng thú học hơn.

- Phòng học ngoại ngữ giúp các em có nhiều khả năng nghe, nói, đọc, viết đáp ứng nhu cầu của môn học.

Tóm lại: Việc triển khai các ứng dụng về CNTT tại các trường đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Việc triển khai các dự án đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hiện nay là yếu tố thuận lợi khi triển khai thư viện điện tử trong trường học.

3.2.2. Các vấn đề đặt ra với các nguồn tài liệu của các trường Trung học phổ thông và trường Tiểu học. thông và trường Tiểu học.

+Sách giáo khoa học sinh: Bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 của tất cả các bộ môn.

+ Sách tham khảo học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. +Sách giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12.

+Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm + Thư viện đề kiểm tra

+Các thí nghiệm ảo + Các văn bản của ngành + Các sản phẩm CNTT + Các bài giảng Elearning + Giáo án điện tử

- Các nguồn tài liệu hiện có bao gồm tài liệu giấy và cả tài liệu điện tử 3.3. Mục tiêu dự án

3.3.1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng dự án thư viện điện tử nhằm phục vụ cho học sinh tiếp cận với phương pháp học mới nhờ áp dụng công nghệ thông tin. Xây dựng một thư viện số hóa hòa nhập chung với xu thế phát triển thư viện điện tử trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng Hệ thống sách giáo khoa điện tử, nguồn tài liệu điện tử để phục vụ việc học tập của học sinh và án bộ giáo viên.

3.3.2. Mục tiêu cụ thể

Xây dựng một thư viện điện tử trên phạm vi một Tỉnh, Thành phố giúp học sinh có thể truy cập bất cứ thời điểm nào và bất cứ khi nào bằng nhiều thiết bị khác nhau.

Số hóa tất cả các đầu sách hiện có của thư viện trường thành e-book, đặc biệt là bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12.

Với tài liệu ở Thư viện điện tử, học sinh có thể nâng cao kỹ năng học nhóm, xây dựng khả năng tự học, tự nghiên cứu cho mình. Các em được tiếp cận với các bài giảng tương tác trực quan, đạt kết quả cao trong học tập.

Việc tìm kiếm và tải các thông tin ở thư viện điện tử giúp các em tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian và mang lại hiệu quả cao trong học tập.

Lưu trữ những đề thi và đề cương ôn tập của từng bộ môn và số hóa thành ebook. Xây dựng một thư viện số và tập hợp tất cả những tài liệu đầu sách được số hóa, tại đây học sinh hoặc giáo viên có thể tham khảo trực tiếp hoặc tải về máy. Gắn thư viện số liên kết với một cổng thông tin điện tử của trường để tất cả học sinh và giáo viên đều có thể truy cập một cách dễ dàng.

Xây dựng hệ thống CSDL sách giáo khoa điện tử và sách tham khảo được chọn lọc theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đầu tư phần mềm hiện đại để phân phối hệ thống sách điện tử đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với một quy trình quản lý, khai thác, chia sẻ sách hiện đại.

Xây dựng các sách nội có nội dung số đa phương tiện, sách điện tử có nội dung đa phương tiên, khai thác sách điện tử tương tác.

Đầu tư hạ tầng CNTT và thiết bị mạng, phòng đọc online trong các trường học đủ mạnh để giúp lưu trữ và cung cấp nguồn tài liệu điện tử tới số lượng lớn học sinh các cấp.

3.4. Nội dung dự án

3.4.1. Phần mềm quản lý thư viện điện tử -Nghiệp vụ, chức năng :

Phần mềm quản lý, phân phối và khai thác sách điện tử có chức năng như là một mạng xã hội cho cộng đồng chia sẻ sách điện tử có bản quyền trên Internet. Đối tượng sử dụng là học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thuộc sở Giáo dục.

Hệ thống thư viện điện tử lưu trữ sách điện tử dưới hình thức để tiện cho việc tra cứu thông tin:

Tổ chức tài liệu theo danh mục loại sách : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, tài liệu ...

Trong mỗi phân dạng sách được chioa theo các khối, lớp, môn học : tài liệu điện tử sẽ được phân loại theo khối, lớp, như: Khối Tiểu học, Khối THCS, Khối THPT, trong mỗi khối sẽ có các lớp, trong các lớp có các danh mục theo môn học như Văn học, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ,….Trong mỗi danh mục sẽ có những danh mục con. Tài liệu tổ chức theo mô hình này giúp các người dùng đại chúng dễ dàng tra cứu tài liệu theo dạng hình cây.

Phần mềm quản lý thư viện điện tử phải có các chức năng sau:

- Quản lý bạn đọc: cấp thẻ, quản lý việc sử dụng thẻ của bạn đọc, thống kê Đăng ký thành viên mới

Người dung điền đầy đủ họ và tên, địa chỉ email cá nhân, mật khẩu truy cập hệ thống, xác nhận mật khẩu, mã an toan (tránh tình trạng chương trình tự động đăng ký). Sau đó hệ thống gửi 1 email kích hoạt tài khoản từ hệ thống thư viện điện tử tới địa chỉ email cá nhân của người dùng. Người dùng kích hoạt tài khoản và bắt đầu tham gia hệ thống.

Đăng nhập vào hệ thống

Đăng nhập bằng cách dùng username là email và password đã đăng ký với hệ thống thư viện điên tử.

+Lưu thông : mượn trả tài liệu, thống kê lượt mượn theo thời gian, theo đối tượng mượn và theo từng tài liệu, theo dõi hạn mượn tài liệu. Cho mượn có thời hạn, Phải có chức năng nhắc bạn đọc khi sắp hết tời gian mượn và tự động thu hồi sách nếu hết thời hạn mượn.

Tra cứu, khai thác kho thư viện điện tử:

Khi đã đăng nhập vào hệ thống thư viện điện tử, người dùng có thể thực hiện những thao tác sau :

Đọc sách : người dùng có thể tìm đọc sách điện tử theo nhu cầu của

mình. Có 2 loại tài liệu điện tử :

Tài liệu miễn phí hoàn toàn và tài liệu phải trả phí.

Có 3 cấp độ cho người đọc :

Chỉ được đọc 1 phần của tài liệu (đối với những tài liệu phải trả phí). Đọc toàn bộ nội dung trên web-based interface (đối với những tài liệu miễn phí hoặc tài liệu trả phí).

Được phép download (tải về) tài liệu về (đối với những tài liệu miễn phí hoặc tài liệu trả phí).

Tạo tủ sách yêu thích của mình. Tìm kiếm tài liệu

Tìm kiếm theo cấu trúc (Structured Search)

Chức năng cho phép tìm kiếm trên các thông tin mô tả cấu trúc của tài liệu Tìm kiếm nâng cao (Advanced Search)

Chức năng cho phép tìm kiếm toàn văn trên cơ sở dữ liệu, gồm 2 phần: - Tìm kiếm toàn văn trên các thông tin mô tả (metadata)

- Tìm kiếm toàn văn trên nội dung tài liệu (Full text) Nhóm chức năng cho người quản trị

+Quản trị các tham số của hệ thống PMTV , phân quyền cho người sử dụng, bảo trì dữ liệu.

Thêm thành viên mới vào hệ thống

Người quản trị có thể thực hiện các thao tác để thêm các thành viên mới vào thư viện điện tử thay vì người dùng tự đăng ký tài khoản cho mình. Sau khi người quản trị tạo xong tài khoản mới, hệ thống sẽ gửi 1 email tới địa chỉ của người dùng để yêu cầu họ kích hoạt tài khoản và thiết lập mật khẩu.

+Quản lý tài liệu số hoá

- Hệ thống có thể được cài đặt trên các máy chủ của HP, DEC, IBM và SUN. Có khả năng chạy tốt và ổn định trên các hệ điều hành kể trên.

- Các platform: UNIX, LINUX, WINDOWS Cơ sở dữ liệu: Oracle

* Vận hành hệ thống (Systems Operation)

- Cung cấp khả năng quản lý luồng công việc cho nhân viên thư viện, cung cấp cho họ công cụ truy cập mạnh và linh hoạt tới nguồn thông tin đa phương tiện phân tán và tạo ra một môi trường làm việc với nhiều điểm truy cập.

- Hệ thống khả biến và khả ứng (Scalable and Adaptable System): có thể quản lý 10.000 người dùng (người dùng OPAC không hạn chế) và hàng trăm triệu biểu ghi thư mục (ví dụ: quản lý cơ sở dữ liệu của OCLC).

- Hệ thống có khả năng cung cấp nhiều cấp độ và khả năng truy cập nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu của toàn bộ hệ thống.

- Hệ thống phải có cấu trúc phân tán toàn phần, lưu trữ dữ liệu phân tán và hỗ trợ khả năng phân tải khi mở rộng hệ thống.

*Bảo mật

- Hệ thống phải cung cấp các chức năng xác thực người sử dụng, lưu vết quá trình sử dụng các dịch vụ của hệ thống.

- Tất cả việc nhập liệu vào hệ thống cần được đăng nhập theo một cách an toàn và chống bị tấn công từ bên ngoài .

- Có khả năng trao quyền truy cập một cách linh hoạt để người dùng có đủ quyền thao tác công việc của mình nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn, bảo mật của toàn hệ thống.

3.4.2. Hạ tầng triển khai

Đối với đơn vị Sở giáo dục và đào tạo phải có -Máy chủ mạnh

-Hạ tầng mạng

-Nguồn nhân lực quản lý và vận hành thư viện điện tử. - Các thiết bị : Máy quét, máy chụp ảnh…

Đối với đơn vị là các trường học phải có -Phòng đọc online cho người đọc - Hạ tầng mạng, máy chủ

3.4.3. Số hóa sách giáo khoa và sách tham khảo 3.4.3.1. Mục đích số hóa 3.4.3.1. Mục đích số hóa

Số hóa toàn bộ sách giáo khoa từ và sách tham khảo lớp 1 đến lớp 12, để lưu trữ, quản lý trên thư viện điện tử một cách dễ dàng. Học sinh có thể truy cập đọc sách giáo khoa điện bất cứ khi nào bằng nhiều thiết bị và có thể mượn đọc online hoặc mượn có đọc có thời hạn, giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu và chi phí cho việc in ấn sách giáo khoa hàng năm.

3.4.3.2. Thực hiện số hóa

Việc số hóa có 2 cách thực hiện:

Cách thứ nhất : Mua lại hoặc mượn toàn bộ sách giáo khoa điện tử đã số hóa của nhà

xuất bản Giáo Dục.

Đánh giá : Cách này đơn giản nhưng phụ thuộc vào yếu tố giá thành hoặc bản

quyền của nhà xuất bản Giáo Dục.

Cách thứ hai: Tự đơn vị đầu tư số hóa tất các các sách giáo khoa và sách tham khảo. Đánh giá : Cách này phức tạp hơn, đơn vị đầu tư phải số hóa toán bộ sách tài

liệu, dẫn đến yêu cầu về công nghệ cũng phải cao. 3.4.3.3. Yêu cầu về công nghệ

+Hệ thống số hoá sách đóng tập

Có 2 vấn đề cần phải xem xét khi tiến hành số hóa. Một mặt, cần xác định thứ tự hay lộ trình số hoá cho từng loại hình tài liệu với những tiêu chí ưu tiên phù hợp và trên cơ sở kinh phí cho phép xây dựng được một kế hoạch triển khai hợp lý. Mặt khác, trong điều kiện có thể, nên lựa chọn giải pháp công nghệ và thiết bị số hóa đảm bảo chất lượng cao cho bản số hoá, phù hợp với yêu cầu quản lý lưu trữ thông tin trong lĩnh vực thư viện, phù hợp với nhiều loại hình tài liệu, đảm bảo được tiến độ triển khai.

Công tác số hóa không hề đơn giản bởi ngoài việc phụ thuộc thời gian và lượng kinh phí xử lý lớn còn đòi hỏi máy móc trang thiết bị, phần mềm hiện đại. Hiện nay,

có nhiều thiết bị quét sách trên thị trường từ Konica/Minolta, ImageWare Bookeye, Zeutschel Omniscan, Atiz, Cannon, HP, …. nhưng những thiết bị này chỉ dừng lại ở

quét sách, không phải là một hệ thống số hóa đồng bộ với chất lượng cao phục vụ cho công tác số hoá định hướng thư viện.

Qua khảo sát trang thiết bị và công nghệ số hoá được cung cấp trên thị trường hiện nay, qua thực tế vận hạnh, sử dụng hệ thống số hoá sách đóng tập Kirtas của Mỹ, Trung tâm đề xuất trang bị Hệ thống số hóa sách đóng tập có khả năng đáp ứng các yêu cầu như mô tả dưới đây:

+Yêu cầu chung về Hệ thống thiết bị số hoá

Công nghệ số hóa phải là một giải pháp đồng bộ và định hướng thư viện với siêu dữ liệu gắn kết theo tiêu chuẩn của thư viện đáp ứng được toàn bộ công việc số hóa tự động những tài liệu đóng tập và tài liệu rời. Công nghệ số hoá phải đảm bảo tính ưu việt trong việc bảo vệ, tránh phá hủy tài liệu; đặc biệt là khả năng sao chụp chất lượng cao mà vẫn giữ được toàn vẹn sách đóng gáy, điều mà công nghệ của những máy quét ở dạng phẳng thường không thể thực hiện được. Các sản phẩm sau khi số hoá bằng kỹ thuật và phần mềm gắn kèm với thiết bị số hoá phải có chất lượng hình ảnh đẹp, ít lỗi nhất, đảm bảo hiệu quả chi phí và đáp ứng được yêu cầu của những dự án số hóa khối lượng lớn với năng suất cao.

Hệ thống số hoá phải sử dụng công nghệ robot để đảm bảo hiệu quả quét, chất lượng hình ảnh, số hoá thông tin và nội dung cũng như quá trình xử lý sau số hóa đạt và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống số hoá này phải được nhiều tổ chức sử dụng từ các thư viện, các cơ quan lưu trữ, cơ quan chính phủ, các nhà xuất bản đến các công ty và nhiều các tổ chức khác.

+Hệ thống thiết bị số hóa được trang bị bao gồm:

-01 bộ máy tính bộ nguyên chiếc cấu hình cao để xử lý hình ảnh;

-Phần mềm: Xử lý, biên tập ảnh; Nhận dạng ký tự quang học hỗ trợ tiếng Việt; Quản lý quy trình số hoá.

+Yêu cầu về kỹ thuật của hệ thống số hoá sách đóng tập

-Tốc độ quét lật giở tự động tối thiểu: 1.600 trang/giờ (cả mầu và đen trắng) với tính năng lật giở trang tự động bằng công nghệ robot.

Một phần của tài liệu Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)