Trước đây quan điểm nhấn mạnh về sản xuất coi: - Doanh nghiệp là trung tâm
- Sản xuất là nhiệm vụ quan trọng nhất - Chỉ chú trọng quản lý nội bộ doanh nghiệp
- Cho rằng biện pháp quan trọng nhất là giảm chi phí nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.
- Khi chuyển sang cơ chế thị trường , Công ty thay đổi quan điểm đó và thực thi theo quan điểm Marketing.
Lấy thị trường là quan trọng nhất trong đó khách hàng là trung tâm và nhu cầu của khách hàng dẫn dắt toàn bộ hoạt động của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Bán được hàng là quan trọng nhất, phải thoả mãn, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng
Chú ý giải quyết quan hệ thị trường và các biện pháp hướng ra thị trường
để giảm chi phí cần lợi dụng thời cơ thị trường, cung cấp tối đa sản phẩm cho thị trường khi họ sẵn sàng trả giá cao nhất
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoan đổi mới và phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng cao. Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới , và tham gia vào các khu vực kinh tế , các khối kinh tế, nhất là tiến tới gia nhập AFTA . Đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh, đới sống nhân dân được cải thiện nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Nhu cầu bánh kẹo cũng vì thế mà ngày càng trở nên thiết yếu . Việc tiêu dùng bánh kẹo vào các dịp tết, lễ đã trở thành phổ biến, ngoài ra bánh kẹo còn được tiêu dùng thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu về chất lượng mẫu mã hình thức sản phẩm bánh kẹo cũng phong phú đa dạng và khắt khe hơn. Văn minh trong tiêu dùng ngày một cao, khả năng tiêu dùng ngày một lớn . Trong tương lai để mở rông thị trường tiêu thụ thì phương hướng
hiện nay là thực hiện hợp tác liên doanh với các Công ty nước ngoài, đa dạng hoá các phương thức kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào người tiêu dùng, thực hiện tư tưởng cho rằng chiến lược nằm trong chiến lược lâu dài và chính là mục tiêu để tìm kiếm .
1. Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trường nông thôn, thị trường người có thu nhập cao: thu nhập cao:
- Giữ vững thị phần tại khu vực Hà Nội .
- Do dân số nước ta tập trung lớn tại khu vực nông thôn, đây chính là thị trường rộng lớn nhất trong nước. Muốn xâm nhập được thị trường này thì vấn đề đặt ra là phải làm sao cho sản phẩm của Công ty trở nên quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Mọi nỗ lực phải được liên kết lại, các phòng ban phải có hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng trở thành thể thống nhất . Phải tận dụng các mặt tối đa của mình, tăng sức cạnh tranh tìm kiếm cơ hội đưa sản phẩm nội địa xuất khẩu và chiếm lĩnh thi trường nước ngoài . Để nắm vững thị trường, bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ được đẩy mạnh hơn nữa để thực hiện tốt việc :
Thu thập sử lý thông tin quanh vấn đề mở rộng thị trường Dự báo nhu cầu
Từ thông tin phản hồi để xác định thị trường mục tiêu giúp đưa ra kế hoạch xuất bán, kế hoạch sản xuất, tổ chức loại hình bán thích hợp .
+ Điều chỉnh giá bán hoặc quy cách đóng gói , bao bì nhãn hiệu.
+ Cung cấp thị trường về đối thủ cạnh tranh, giúp nhà quản trị kinh doanh đưa ra chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường . Bộ phận bán hàng cần nhanh nhẹn hơn , có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp khách hàng hơn để có thông tin đúng về :
Mặt hàng nào sẽ được tiêu thụ trên thị trường nào, giá cả khách hàng chấp nhận được, phương thức giao hàng, thanh toán mà người mua chấp nhận được, chính sách khuyến mại mà khách hàng hài lòng, địa điểm mà người mua cần
2. Khai thác các nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường : đáp ứng nhu cầu thị trường :
- Phát huy hết công suất của máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường . Tận dụng công xưởng, dây chuyền sản xuất hiện có và nguồn lao động dư thừa để tiết kiệm chi phí đầu vào .
-Tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi và sử dụng hợp lý nguồn lao động : Hệ thống tổ chức quản lý nhân sự cần được tổ chức từ trên xuống dưới, độc lập, chuyên sâu trong nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược mới cho kết quả dự báo chính xác. Cán bộ Marketing năng động nhanh nhẹn với tín hiệu trên thị trường, xuất sắc trong tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là các nhà hoạch định chiến lược phải tài giỏi biết phân tích môi trường kinh doanh , để có thể tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và của chính doanh nghiệp mình .
+ Đặt nhân tố con người lên vị trí hàng đầu, thực hiện đầu tư có chiều sâu. Chính sách đầu tư chiều sâu vào nhân tố con người đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới mà thành công của nó đã đem lại những thành công vô cùng to lớn mà điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Đầu tư vào con người luôn được xem là đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất .
- Đổi mới phương thức quản lý để tổ chức có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty cần đổi mới phương thức quản lý sao cho năng động, xuyên suốt, hỗ trợ nhịp nhàng giữa phòng ban với các phân xưởng, tổ sản xuất. Công ty sẽ tăng cường số, chất lượng trong đào tạo tuyển dụng cán bộ, nhằm giúp cho Công ty cạnh tranh thắng lợi bằng năng suất, chất lượng , bằng nghệ thuật kinh doanh.