Mô hình canh tác trên đất dố c Trồng chuối tây xen gừng ta

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 48 - 50)

4.5.3.1. Tiêu chí lựa chọn mô hình canh tác trên đất dốc - Trồng chuối tây xen gừng ta

Mô hình tổng hợp thể hiện sự thích ứng và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các hệ thống cây trồng, các kỹ thuật canh tác ở các địa hình khác nhau của hệ thống sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng trong thích ứng với tác động của BĐKH. Mô hình xác định là hệ thống canh tác thích ứng với các hiện tượng thời tiết xấu như hạn, rét và tính thất thường của thời tiết ở địa phương.

Bảng 4.10. Tiêu chí lựa chọn mô hình trồng chuối tây xen gừng ta

Tiêu chí Đặc điểm

Giống Chuối Tây và gừng ta giống địa phuơng

Tính phù hợp

- Phù hợp với tập quán canh tác trên đất dốc

- Phù hợp với trình độ thâm canh bởi các loại cây trồng là những cây bản địa và kỹ thuật trồng chủ yếu dựa vào kiến thức bản địa và kinh nghiệm của người địa phương

Tính thích ứng biến đổi khí hậu

- Tăng độ che phủ, tăng khả năng hấp thụ CO2

- Đa dạng hóa cây con, tăng lớp thực bì làm tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn

- Đa dạng hóa sinh kế, tăng khả năng thích ứng BĐKH cho cộng đồng, giảm rủi ro trong sản xuất

Tính bền vững và khả năng

nhân rộng

- Người dân địa phương có nhận thức rõ về tác động của BĐKH, cần thiết phải đa dạng hóa hoạt động sản xuất để giảm tác động của BĐKH.

- Quỹ đất của xã chủ yếu đặc trưng địa hình đồi núi nên mô hình có khả năng nhân rộng cao

- Có thể sử dụng một trong các hợp phần của mô hình ở địa hình, độ dốc khác nhau để thực hiện nếu không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ mô hình

Trong vụ hè cây chuối phát triển rất nhanh, mùa đông sinh trưởng chậm lại. Thông thường sau trồng mới hoặc sau khi ra chồi mới từ 9-10 tháng cây sẽ cho buồng, sau trổ buồng 3 tháng (mùa hè), 4 tháng (mùa đông) buồng sẽ cho thu hoạch. Khi chuối Tây thu hoạch vào mùa đông, buồng thường nhỏ hơn, tuy nhiên giá cả thường cao hơn vụ hè do vụ đông trên địa bàn tỉnh rất ít cây ăn quả có trái bán. Ngoài ra, trong vụ đông khi cây chuối được thu hoạch mang lại thu nhập cho người dân, giảm gánh nặng phải lo tìm kiếm tiền trang trải cuộc sống, góp phần giải quyết vấn đề lao động nhàn rỗi, giảm mức độ tác động vào rừng chặt cây, gỗ bán lấy tiền. Cây gừng ta là cây địa phương, ưa bóng, nên trồng xen với chuối rất phù hợp, gừng được trồng vào vụ xuân và cho thu hoạch vào khoảng tháng 12. Do đó vào thời điểm mùa mưa, gừng đã che phủ kín mặt đất nên hạn chế được xói mòn và cỏ dại mọc. Hơn nữa gừng cho thu hoạch vào gần Tết nguyên đán nên bà con có thu nhập để mua sắm tết.

4.5.3.2. Kiến thức bản địa sử dụng trong mô hình canh tác trên đất dốc - Trồng chuối tây xen gừng ta

- Cải tạo đất sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh do người dân tự sản xuất - Trồng cây cốt khí theo đường đồng mức

- Làm hố lấy nước để sản xuất phân hữu cơ tại chỗ và tưới cho cây - Làm đường đồng mức

- Lựa chọn các giống cây trồng bản địa: chuối, đỗ xanh, đinh lăng…

4.5.3.4. Thuận lợi khó khăn khi thực hiện mô hình

Thuận Lợi:

- Gừng ta có chất lượng tốt được thị trường rất ưa chuộng. Hơn nữa tất cả gừng của các hộ dân tại địa bàn nghiên cứu đều được công ty bao tiêu sản phẩm.

- Đại đa số người dân có kinh nghiệm trong trồng gừng (trồng với quy mô nhỏ) cũng như kinh nghiệm trong bảo quản.

- Chính sách của tỉnh, huyện, xã luôn khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, hạn chế đất bỏ hoang hóa, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Khó khăn:

Khi thực hiện mô hình khó khăn lớn nhất đó là việc vận chuyển phân bón và giống lên đồi do địa hình khó đi lại, không chủ động được nguồn nước tưới.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (Trang 48 - 50)

w