Cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng đều được sử dụng trong nghiên cứu này. Các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2003.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã Thanh Vận
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Vận nằm ở phía Bắc của huyện Chợ Mới, cách trung tâm huyện khoảng 26 km, với tổng diện tích tự nhiên 2.979,78 ha. Với 10 thôn (bản), 550 hộ và 2.209 nhân khẩu
- Phía Bắc giáp thị xã Bắc Kạn và huyện Bạch Thông - Phía Nam giáp xã Thanh Mai
- Phía Đông giáp xã Hòa Mục và xã Cao Kỳ - Phía Tây giáp xã Thanh Mai
Xã Thanh Vận có đường tỉnh lộ 259 chạy qua địa bàn xã nối liền Thị xã Bắc Kạn đến xã Thanh Mai, với vị trí này thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại - du lịch, phát triển kinh tế trong khu vực.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thanh Vận chủ yếu là đồi núi cao, dốc có nhiều khe, suối lớn, nhỏ, chia cắt phức tạp, có suối Cốc Phát, suối Éo, suối Nà Lùng...chảy trên địa ban xã, độ cao trung bình 200m - 400m (cao nhất là đỉnh núi Khau Vạ cao 603,2m, ranh giới giáp với xã Thanh Mai, điểm thấp nhất thôn Nà Rẫy 164,0m), độ dốc trung bình 25o - 35o.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu xã Thanh Vận mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 21oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6,7 và tháng 8 ( 27 -27,5oC), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 -14,5oC). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn phân hóa theo độ cao và hướng núi nhưng không đáng kể
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm , khí hậu xã Thanh Vận còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù trong các tháng 10,11 số
ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm có 2-3 ngày, thường vào các tháng 12 và tháng 1 và đầu mùa xuân
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và tháng 8, có ngày mưa tới 100 mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 -80% lượng mưa cả năm. Thịnh hành là chế độ gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông tạo ra mưa về mùa hè.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn không có hệ thống sông lớn chảy qua, chỉ có các con suối nhỏ như: suối Cố Phát, Suối Éo, suối Nà Lùng...chảy trên địa bàn xã. Tuy nhiên với độ dốc lớn và lưu lượng nước chảy theo mùa vụ nên có những thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
4.1.1.5.1.Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Kạn, xã Thanh Vận có 2 loại đất chính sau:
- Đất ruộng: là do tích tụ phù sa của sông Cầu và các suối. Đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân, kali ở mức trung bình, thích hợp cho các loại cay lương thực và cây hoa màu.
- Đất đồi: là loại đất Feralits màu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ dến trung bình, nghèo dinh dưỡng và thường ở những nơi có độ dốc tương đối lớn, loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và trồng rừng.
4.1.1.5.2.Tài nguyên nước
+ Nước mặt: có hệ thống sông, suối, ao hồ phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn các thôn bản là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Song do suối nhỏ hẹp, độ dốc tương đối lớn, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa, nhất là mùa khô thường gây hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ dến đời sống cũng như sản xuất của nhân dân.
+ Nước ngầm: xã chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát các giếng đào trong xã thấy trữ lượng và chất lượng nước ngầm ở độ cao khoảng 20 m khá dồi dào có quanh năm và chất lượng đảm bảo vệ sinh.
4.1.1.5.3.Tài nguyên rừng
Theo kết quả thông kê hiện trạng và sử dụng đất lâm nghiệp tính đến ngày 01/01/2010 của toàn xã là 2.642,93 ha; chiếm 88,70% diện tích tự nhiên. Trong đó:
- Đất rừng phòng hộ: 259,16 ha; chiếm 8,7% diện tích tự nhiên toàn xã. Toàn bộ là đất có rừng tự nhiên phòng hộ.
- Đất sản xuất : 2.383,77 ha; chiếm 80% diện tích tự nhiên toàn xã. Bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất là 390,22 ha; đất có rừng trồng sản xuất là 586,36 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 925,17 ha và đất trồng rừng sản xuất 482,02 ha.
4.1.1.5.4 Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã không có các tài nguyên khoáng sản quý hiếm, tuy nhiên vẫn có các loại tài nguyên như cát, sỏi, đá nhân dân đang tận dụng khai thác làm vật liệu xây dựng cho nhu cầu của địa phương và kinh doanh thành phẩm.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số và văn hóa
Xã Thanh Vận là một trong những xã nghèo nhất của huyện Chợ Mới, cộng đồng dân cư tại đây đang đối mặt với nhiều khó khăn trong sản suất nông nghiệp và trong đời sống (tỷ lệ nghèo đói cao). Các thông tin cơ bản của xã được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1. Thông tin xã hội cơ bản của xã
STT Tiêu chí Đơn vị Thanh Vận
1 Số hộ Hộ 562
2 Dân số Người 2372
3 Số dân tộc Nhóm 4 nhóm (Tày, Dao, Nùng, Kinh)
4 Tỷ lệ nghèo đói % 48,4
5 Thu nhâp/người/năm Triệu 6,5
Xã Thanh Vận là nơi sinh sống của 4 dân tộc anh em Tày, Dao, Nùng, Kinh trong đó cộng đồng người Tày, Dao là đông dân cư nhất. Trình độ học vấn của người dân còn thấp, số người không biết chữ vẫn còn tập trung chủ yếu ở người già - cả nam và nữ, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày là tiếng Tày, tiếng Dao, tiếng Kinh, tập trung ở nơi đất bằng phẳng, ven suối, thuận tiện cho sản suất nông nghiệp.
Tỷ lệ nghèo đói của xã Thanh Vận là 48,4%, các hộ trong nhóm nghèo bao gồm cả hộ người Tày, Kinh, Dao, Nùng. Các hộ nghèo ở hai xã gồm các hộ thiếu đất sản suất nông nghiệp, có ít đất rừng, thiếu lao động, hoặc nhà thường xuyên có người ốm đau.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Nhìn chung trong những năm qua được sự đầu tư của Nhà nước cộng với những đóng góp ngày công lao động của nhân dân, hệ thống mạng lưới đường giao thông bước đầu được hình thành đã đáp ứng được phần nào nhu cầu giao thông đi lại và phát triển kinh tế của địa phương.
Năng lượng
Hiện tại đa số các thôn bản trong xã đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư có hạn chế đặc điểm địa hình và sự phân bố dân cư do vậy hiện tại vẫn còn có một số hộ trong thôn chưa có điện lưới.
Bưu chính viễn thông
Bưu chính viễn thông được đầu tư, tạo điều kiện cho thông tin liên lạc cho nhân dân. Hiện tại xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xây kiên cố nằm ngay tại khu trung tâm xã, một cán bộ phụ trách, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, đọc và nghiên cứu tài liệu, sách báo của nhân dân địa phương.
Thủy lợi
Nhìn chung hệ thống kênh mương thủy lợi của xã đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu nước tưới tiêu cho sản xuất, đạt khoảng 80% diện tích.
Y tế
Xã có 1 trạm y tế nhà cấp 4 đã được xây mới, tình trạng cơ sở vật chất rất tốt. Chính điều này giúp cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân có nhiều tiến bộ, các chương trình phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, được triển khai thực hiện tích cực đến các thôn, bản, góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, không còn dịch bệnh nguy hiểm xảy ra nâng cao thể lực và sức khỏe nhân dân, làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, cơ sở vật chất ngày càng được củng cố và tăng cường cả về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế.
4.1.2.3. Mức độ tăng trưởng kinh tế năm 2011
Trong những năm qua, kinh tế xã Thanh Vận có bước tăng trưởng tiến bộ rõ rệt khắc phục được tình trạng khó khăn kéo dài trước đây và đang chuyển dần sang thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khu vực kinh tế nông nghiệp.
• Về nông nghiệp
Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng nông nghiệp STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Ghi chú 1 Lúa xuân 94 52 488 2 Lúa mùa 112 42 463 3 Ngô xuân 47 37 173 4 Ngô mùa 57 33 188 5 Lạc 1.7 13 2,2 6 Sắn 52 120 624 7 Đậu các loại 2,72 9 243 8 Rau các loại 9,5
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Thanh Vận,2011
• Về chăn nuôi
Bảng 4.3: Số lượng đàn gia súc, gia cầm
STT Loại gia súc, gia cầm Số lượng( con) Ghi chú
1 Tổng đàn trâu 765
2 Tổng đàn lợn 6.336
3 Tổng đàn gia cầm 21.246
• Về lâm nghiệp:
Trong năm qua, xã đã thực hiện tốt việc giao đất giao rừng, khoán khoanh nuôi rừng đến từng hộ gia đình. Việc quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, các dự án trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây đặc sản được đẩy mạnh nên sản xuất lâm nghiệp của xã phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt kế hoạch đề ra.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Xã không có các khu công nghiệp hay cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã nhưng vẫn có các cơ sở sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ, thu hút ít lao động hiệu quả kinh tế không cao như khai thác nguyên vật liệu xây dựng cát sỏi, chế biến nông lâm sản...
Khu vực kinh tế dịch vụ
Nhìn chung do nhiều nguyên nhân khác nhau mà kinh tế dịch vụ thương mại của xã phát triển chưa mạnh, xã đã có chợ nằm ngay trung tâm thuận lợi cho việc trao đổi lưu thông hàng hóa.
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn xã là 2.979,78 ha được phân ra các loại đất cụ thể như sau:
- Đất nông nghiệp: có diện tích là 2.884,38 ha chiếm 98,80% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp: có diện tích là 74,5 ha chiếm 2,5 % tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: có diện tích là 20,99 ha chiếm 0,7 % tổng diện tích đất tự nhiên
Hình 4.1: Cơ cấu sử dụng đất đai xã Thanh Vận năm 2011
Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã trong đó chủ yếu là đất trồng lúa những diện tích đất này phần lớn được dân canh tác từ lâu đời, chúng được phân bố tập trung ở các cánh đồng, thung lũng, khu vực đất bãi ,dọc theo ven khe suối, được canh tác các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai sắn, đậu đỗ các loại. Về sản xuất Nông nghiệp mũi nhọn chủ yếu là thâm canh tăng vụ từ 2 lên 3 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ màu. Mở rộng diện tích trồng cây hàng năm tích cực đưa các giống mới vào sản xuất...Trong những năm tới đây tiềm năng đất chưa sử dụng đáp ứng tốt nhu cầu gia tăng diện tích đất nông nghiệp của địa phương.
4.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu tại xã Thanh Vận
Dữ liệu về thời tiết khí hậu của tỉnh Bắc Kạn theo tháng, mùa qua nhiều năm được thể hiện qua hình 4.2. Hình 4.2 cho thấy nhiệt độ trung bình trên toàn tỉnh có sự chênh lệch lớn giữa các tháng trong năm. Các tháng từ tháng 5 đến tháng 8; 9 nhiệt đô trung bình tương đối cao, duy trì trong khoảng 25- 30oC. Các tháng còn lại, đặc biệt tháng 12; 1; 2 và 3 nhiệt độ trung bình trên dưới 15oC. Nhiệt độ trung bình ở các tháng cũng biến động đáng kể qua các năm, đặc biệt ở các tháng 11; 12; 1; 2 và 3. Nhiệt độ có xu thế thấp hơn ở các tháng 1 - 3, đặc biệt ở các năm 2008 và 2010 và thời gian có nhiệt độ thấp cũng kéo dài hơn sang tháng 4. Điều đó có nghĩa là các tháng mùa đông có xu thế lạnh hơn và thời gian lạnh kéo dài hơn.
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, 2011)
Hình 4.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Bắc Kạn từ 2001-2011
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Kạn, 2011
Hình 4.3: Lượng mưa các tháng trong năm ở Bắc Kạn từ 2001-2011
Biến động cả về lượng mưa và mùa mưa, không tuân theo quy luật. Nếu năm 2001 lượng mưa lớn nhất trong năm tập trung vào tháng 7 (500 mm), sau đó giảm dần đến tháng 9 và giảm mạnh vào tháng 10 đến tháng 12. Đến năm
2005, lượng mưa lớn tập trung vào tháng 6 và tháng 8 (300-350 mm), nhưng tháng 7 lượng mưa lại giảm mạnh (trung bình 150 mm) và những tháng tiếp theo lượng mưa lại tăng so với những năm trước. Nhìn tổng thể ta thấy lượng mưa có xu hướng giảm dần, và mùa mưa tại Bắc Kạn có xu hướng kéo dài.
4.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp
Mặc dù không đề cập chính xác cụm từ “Biến đổi khí hậu” nhưng hầu hết người dân tham gia thảo luận và phỏng vấn ở hai xã đều nhận thức rõ tác động của các hiện tượng thời tiết xấu đến đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, các hiện tượng thời tiết xấu được người dân trong xã nhận định có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp bao gồm hạn kéo dài, rét đậm rét hại và thời tiết thất thường (bảng 4.4). Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trong quá khứ (từ trước năm 1993), hiện tại và trong tương lai (dựa vào kịch bản) bao gồm ảnh hưởng của từng hiện tượng thời tiết xấu, qui mô ảnh hưởng, mức độ và đối tượng cây trồng bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu đã có những tác động rõ rệt và sẽ càng ảnh hưởng lớn trong tương lai, đặc biệt là vấn đề hạn hán. Các sông suối ngày càng nhỏ, ngắn và diện tích bị hạn ngày càng tăng.
Đối với cây trồng, do lúa là cây trồng chính, có diện tích lớn nên được người dân đánh giá là cây trồng bị tác động nhiều nhất, tiếp đến là cây ngô. Nắng nóng kéo dài kết hợp với mưa ít nên cây lúa phát triển kém hơn, dịch bệnh bùng phát nhiều hơn. Trên địa bàn xã, trong vòng 5 - 6 năm gần đây do hạn kéo dài nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu phát triển rất mạnh. Một số bệnh mới xuất hiện như lùn sọc đen, nhện vàng, bọ xít đen gây thiệt hại đến năng suất lúa rất nhiều. Năm 2010, 100% diện tích lúa Nếp Lào của xã bị mất trắng do bọ xít đen tàn phá. Giống lúa Bao Thai là giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, tuy nhiên năng suất giảm do bọ xít đen gây ra đến 60% so với những năm trước.
Đối với lúa vụ Xuân, trời rét làm cho rễ bị nghẹt, không phát triển được. Những năm gần đây, rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ