Mặc dù không đề cập chính xác cụm từ “Biến đổi khí hậu” nhưng hầu hết người dân tham gia thảo luận và phỏng vấn ở hai xã đều nhận thức rõ tác động của các hiện tượng thời tiết xấu đến đời sống. Trong sản xuất nông nghiệp, các hiện tượng thời tiết xấu được người dân trong xã nhận định có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp bao gồm hạn kéo dài, rét đậm rét hại và thời tiết thất thường (bảng 4.4). Ảnh hưởng của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp trong quá khứ (từ trước năm 1993), hiện tại và trong tương lai (dựa vào kịch bản) bao gồm ảnh hưởng của từng hiện tượng thời tiết xấu, qui mô ảnh hưởng, mức độ và đối tượng cây trồng bị ảnh hưởng. Biến đổi khí hậu đã có những tác động rõ rệt và sẽ càng ảnh hưởng lớn trong tương lai, đặc biệt là vấn đề hạn hán. Các sông suối ngày càng nhỏ, ngắn và diện tích bị hạn ngày càng tăng.
Đối với cây trồng, do lúa là cây trồng chính, có diện tích lớn nên được người dân đánh giá là cây trồng bị tác động nhiều nhất, tiếp đến là cây ngô. Nắng nóng kéo dài kết hợp với mưa ít nên cây lúa phát triển kém hơn, dịch bệnh bùng phát nhiều hơn. Trên địa bàn xã, trong vòng 5 - 6 năm gần đây do hạn kéo dài nên các loại sâu bệnh hại như đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu phát triển rất mạnh. Một số bệnh mới xuất hiện như lùn sọc đen, nhện vàng, bọ xít đen gây thiệt hại đến năng suất lúa rất nhiều. Năm 2010, 100% diện tích lúa Nếp Lào của xã bị mất trắng do bọ xít đen tàn phá. Giống lúa Bao Thai là giống địa phương có khả năng chống chịu tốt, tuy nhiên năng suất giảm do bọ xít đen gây ra đến 60% so với những năm trước.
Đối với lúa vụ Xuân, trời rét làm cho rễ bị nghẹt, không phát triển được. Những năm gần đây, rét kéo dài không những ảnh hưởng đến lúa vụ Xuân mà còn ảnh hưởng lớn đến thời vụ lúa mùa. Năm 2010 - 2011, rét đậm kéo dài làm chậm thời vụ vụ Mùa 1 tháng. Tuy nhiên, hầu hết diện tích trồng lúa Bao Thai nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ sinh trưởng phát triển
của lúa. Một tỉ lệ nhỏ các vùng đất thiếu nước vào cuối vụ Mùa thường được trồng bằng lúa Khang Dân bị ảnh hưởng nếu lịch gieo trồng bị chậm.
Bảng 4.4. Tác động của Biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại xã Thanh Vận
Cây trồng/ vật nuôi
Hiện tượng thời tiết xấu
Tác động
Lúa Hạn kéo dài
- Dịch bệnh nhiều:
+ Bọ xít đen (trước kia không có) xuất hiện trên toàn xã, đặc biệt có nhiều trên lúa lai, vùng lúa bị cớm nắng
+ Rầy
+ Nhện vàng (trước đây không có), mới gây thiệt hại nhẹ + Sâu đục thân phát triển: trước gây thiệt hại rất ít, 2010 gây thiệt hại 4-5%
- Tăng chi phí sản xuất: phân, thuốc, công, xăng dầu bơm nước gấp 2-3 lần so với trước
Rét đậm, rét hại - Bệnh bó rễ, thời vụ chậm lại Thời tiết thất
thường
- Bệnh đạo ôn do mưa nắng thất thường - Bệnh vàng lùn, xoắn lá trước đây không có Ngô Hạn kéo dài - Ít hạt do trổ cờ thiếu nước
- Không có hạt
Rét - Thời gian ra bắp chậm hơn
- Ít hạt Mưa nắng thất
thường - Khi ngô sắp trổ cờ, cây bị thối nhũn đến gốc và chết, trước đây không bị bệnh này.
Đậu xanh Hạn - Rệp màu xanh đen phát triển nhiều làm cây lùn xuống và chết, xuất hiện vào tháng 5 - 6.
Mưa nắng thất thường, mưa nhiều vào tháng 2-3
- Rụng hoa, ra hoa nhiều đợt, chín không đều
- Lá phát triển nhiều, cây ra nhiều vòi Lạc Hạn - Kiến đỏ phát triển đục lỗ vào ăn hạt
Rét - Không nảy mầm được Khoai Tây Hạn - Kiến đỏ ăn củ
- Thiếu độ ẩm, ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển Rét đậm kéo dài - Quăn lá
Lợn Thời tiết thất
thường - Bệnh Cước chân
- Tụ huyết trùng
- Lở mồm long móng Dê, trâu, bò Thời tiết thất
thường - Viêm loét miệng Rét đậm rét hại - Trâu bò chết Gia Cầm Thời tiết thất
thường - Phân trắng, phân xanh.
- Con phát triển kém
Hạn kéo dài cũng tạo điều cho nhiều loại sâu, bệnh ở cây ngô và đậu đỗ phát triển. Ở ngô, rệp cờ đen, sâu đục thân phát triển nhiều hơn, ảnh hưởng đến năng suất. Do ảnh hưởng của hạn, năng suất giảm nên diện tích ngô trên nương giảm đi đáng kể. Hiện tại diện tích ngô chỉ bằng 40% so với khoảng 5- 7 năm trước đây. Ngoài ra, khi trổ cờ gặp hạn ngô sẽ rất ít hạt hoặc không có hạt. Năm 2010 tỉ lệ diện tích ngô không hạt của xã lên đến 80%.
Mưa nắng thất thường làm cho cây ngô dễ bị thối nhũn ở gốc và chết, đặc biệt khi cây ngô ở vào giai đoạn trổ cờ. Đây là bệnh mới xuất hiện những năm gần đây, trước đây không có. Tuy nhiên, bệnh này xuất hiện tuỳ thuộc chân đất, không lây lan. Thường phổ biến ở những ruộng ngô 1 vụ, không luân canh với những cây trồng khác.
Mưa, nắng thất thường là hiện tượng thời tiết rất bất lợi cho cây trồng và vật nuôi. Điều kiện thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu, bệnh, côn trùng phá hoại cây trồng và dịch bệnh ở vật nuôi phát triển. Đặc biệt cây đậu xanh là cây ưa thích của người dân hai xã do thị trường đầu ra tốt và là nguồn thực phẩm quan trọng ở địa phương nên được người dân chú trọng phát triển. Tuy nhiên, theo người dân những năm gần đây do mưa nắng thất thường, mưa nhiều tập trung vào lúc ra hoa nên hoa trổ không tập trung, hoa ra nhiều đợt, chín không đều, lá phát triển nhiều, ra nhiều vòi và năng suất giảm.
Cũng như cây lạc, cây khoai tây thường bị kiến tấn công khi nắng hạn. Do khô hạn nên kiến thường cắn củ chui vào để ăn. Do vậy, hạn không những ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mà còn ảnh hưởng đến năng suất khoai tây. Cây khoai tây có khả năng chịu rét tốt, tuy nhiên, rét đậm kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và gây nên hiện tượng quăn lá.
Vật nuôi là nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong xã. Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi thất thường nên dịch bệnh tăng và ảnh hưởng lớn đến đàn gia súc gia cầm ở địa phương. Các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và Cước chân bùng phát nhiều và nhanh. Do điều kiện thời tiết thay đổi nên nhiều bệnh gia súc lạ xuất hiện. Dê, trâu và bò dễ mắc bệnh viêm loét miệng còn gia cầm dễ bị bệnh phân trắng phân xanh và phát triển chậm. Do
dịch bệnh bùng phát, chăn nuôi gặp rủi ro cao nên đàn gia súc giảm đáng kể…Những năm gần đây, rét đậm rét hại diễn ra nhiều hơn làm chết hàng đàn trâu, bò. Năm 2008 xã Thanh Vận chết 46 con năm 2011, 39 con chết.
4.4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thanh Vận
Bảng 4.5: Các hoạt động thích ứng BĐKH
Sử dụng cây trồng thích ứng với BĐKH
Kỹ thuật thích ứng BĐKH Một số hoạt động khác
- Giống Khang Dân là giống ngắn ngày nên tránh được hạn hán cuối vụ đối với vụ lúa mùa
- Giống Bao thai là giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn do đó có thể chủ động được thời vụ - Dùng giống đỗ mốc bản địa để trồng trên đất một vụ lúa để tránh hạn và tăng thu nhập. Làm đất: Làm luống thấp Kỹ thuật trồng:
- Trồng xen nhiều loại cây trồng
- Dùng phế phụ phẩm nông nghiệp để ủ gốc, phủ lên mặt luống
- Chặt ngang thân cây chuối trước khi trồng
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
- Chấm mặt cắt của củ giống khoai tây vào tro bếp hoặc xi măng
- Dùng bẫy đèn để bắt sâu xám hại ngô, đậu đỗ.
- Vãi tro bếp lên cây để trừ rầy. - Dùng cây Mác Ca cắm ở ruộng để xua đuổi côn trùng, bọ xít. - Dùng nilon che phủ mạ để tránh rét.
- Chăm sóc cây con sớm để tăng khả năng chống chịu
+ Thay đổi thời vụ gieo trồng cho phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện thời tiết:
- Gieo mạ vào cuối tháng 2 thay vì gieo vào cuối tháng 1.
- Chủ động trồng ngô sớm hơn trong vụ đông
- Trong lâm nghiệp người dân chỉ mang cây con đi trồng sau khi trời mưa to, đất đã đủ ẩm để tránh hạn, đảm bảo cho cây sống tốt.
+ Xây dựng hệ thống kênh mương, phai (đập tràn), hồ chứa nước để điều tiết nước.
- Xây dựng hai hồ chứa là Hồ Nà Đon và hồ Quan Làng
- Hỗ trợ máy bơm nước cho một số thôn phục vụ công tác tưới tiêu.
- Tăng cường hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn để giữ nước. - Thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết
Nguồn: Điều tra thực tế