Với diện tích đất nông nghiệp là 2.398,66ha (chiếm 75,65% tổng diện tích đất tự nhiên của xã) ta thấy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo mang lại giá trị cho người dân xã Quang Lang. Nông nghiệp không những là ngành sản xuất cung cấp những nông sản là lương thực, thực phẩm cơ bản và thiết yếu cho người dân mà nó còn cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Năm 2014 ngành nông - lâm - thuỷ sản đã được kết quả là:
Bảng 4.4. Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp của xã Quang Lang năm 2014
STT Chỉ tiêu Giá trị sản xuất
( Tr.đ)
Cơ cấu giá trị (%) I Tổng giá trị sản xuất 39.563,7 100 1 Nông nghiệp 27.368.1 97.52 + Trồng trọt 19.024.5 69.51 + Chăn nuôi 8.343.6 30.49 2 Lâm nghiệp 540 0.55 3 Thủy sản 154.6 1.92
4 Cây ăn quả 11.501 29.07
(Nguồn: UBND xã Quang Lang cung cấp)
Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy rằng địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó ngành trồng trọt là ngành chính có giá trị sản xuất là 28.062.7 (triệu đồng) chiếm 97.52%, còn chăn nuôi có giá trị sản xuất 19.024.5 (triệu đồng) chiếm 69.51%. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi trong xã vẫn mang tính chất cá thể, chưa mang tính quy mô lớn. Hình thức chăn thả chưa có quy hoạch tập chung mà chủ yếu mà chủ yếu là tự do nên làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc và bảo vệ cây cối hoa màu. Trong thời gian tới phương án quy hoạch sẽ bố trí một khu vực chăn thả tập chung nhằm tạo diều kiện cho việc phát triển cho đàn gia súc nhưng đồng thời cũng bảo vệ được rừng tái sinh và hạn chế được sự phá hoại của đàn gia súc đối cới các loại cây trồng.
Đối với ngành lâm nghiệp có giá trị sản xuất 540( triệu đồng) tỷ lệ thấp chiếm 0,55% giá trị cơ cấu. Do việc trồng rừng của các hộ mới được trồng nên chưa được khai thác giá trị chưa cao.
Còn đối với ngành thủy sản do địa hình đồi núi không bằng phẳng để có điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ngành này chưa phát triển nhiều trên địa
bàn xã. Ngành thủy sản có giá trị sản xuất là 154.6 ( triệu đồng), chiếm 1,92% cơ cấu giá trị.
Đối với cây ăn quả trên địa bàn xã có các loại cây ăn quả có giá trị sản xuất cao như cây na, hồng, vải, nhãn....có giá trị sản xuất 11.501 ( triệu đồng), chiếm 29,07%.
Như vậy ta thấy rằng ngành sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã có giá trị kinh tế cao nhất cho người dân. Trong thời gian tới trên địa bàn xã cần khai thác và đem các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị sản xuất cao cho người dân trồng và chăn nuôi để cải thiện cuộc sống cho người dân trên địa bàn xã.
4.2.3.1 Thực trạng phát triển ngành trồng trọt
Trồng trọt không những cung cấp cho người dân lương thực, thực phẩm hàng ngày mà hiện nay nó còn là nguồn cung cấp các mặt hàng nông sản cho ngành dịch vụ và chế biến, ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng đã và đang góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập của các hộ nông dân. Diện tích gieo trồng các loại cây chủ yếu của xã được thể hiện ở bảng 4.5 và giá trị sản xuất của ngành cũng được thể hiện trong bảng 4.4
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng của một số loại cây trồng trên địa bàn xã Quang Lang năm 2014
TT Loại cây trồng Diện tích (ha) Nãng xuất BQ (tạ/ha) Sản lƣợng ( tấn) Giá (1000đ) Thành tiền (tr.đ) 1 Lúa 353.04 49,86 1.319,68 6,5 8.577,95 2 Ngô 116.58 43,96 450,08 6,5 2.580,48 3 Rau, đậu 170 - 1.730,92 - - 4 Sắn 93.44 101,31 1.087,63 3,3 3.560,54 5 Thuốc lá 61.58 27,7 431,01 43 1.853,34 6 Na 113,59 67,5 7.667,33 15 11.501 7 Cây khác 40,61 - - - - 8 Tổng 782,88 - - - 28.073,30
* Sản xuất cây lương thực
Cây lương thực được trồng trên đi ̣a bàn xã khá đa dạng . Trong đó lúa và ngô là hai loại cây trồng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại cây lương thực . Năm 2014 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 786,88ha. Diê ̣n tích lúa là 283,33 ha, ngoài ra còn có các cây trồng khác như sắn,…, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp đủ lương thực và chăn nuôi cho nhân dân trong xã.
Giống lúa được áp du ̣ng chủ yếu là các giống mới có năng suất khá , phù hợp với điều kiê ̣n tự nhiên của xã như CR 203, lai hai dòng , ba dòng của Trung Quốc . Giống ngô thường dùng cũng là những loa ̣i giống mới có năng suất cao do tỉnh , huyê ̣n hỗ trợ giá. Tuy nhiên tỷ lê ̣ giống mới được đưa vào gieo trồng chưa cao .
* Cây công nghiệp
Cây công nghiê ̣p ngắn ngày trên đi ̣a bàn xã không nhiều với tổng diê ̣n tích chỉ đa ̣t 19,17 ha trong đó cây thuốc lá chiếm tỷ tro ̣ng lớn nhất là 15,56 ha, còn lại là cây đỗ tương, lạc, diện tích mỗi thứ đều nhỏ hơn 2 ha.
Các loại cây lâu năm bao gồm các loại cây ăn quả như na, vải thiều, hồng, nhãn, xoài cũng được nhân dân trồng khá nhiều với tổng diện tích gieo trồng khoảng 154,20 ha (Theo số liệu năm 2014 diện tích đất trồng cây ăn quả lâu năm là 154,20 ha, là chưa phản ánh đúng với thực tế vì số diện tích trồng na trên núi đá vôi chưa được thống kê). Diện tích cây ăn quả lớn nhất là trồng na với diện tích là 113,59 ha, số còn lại là vải, nhãn, hồng. Điều kiện tự nhiên của xã có khá nhiều diện tích phù hợp với các loại cây này.
* Cây thực phẩm và rau đậu các loại
Đã được nhân dân chú ý trồng xen với các loại cây trồng chính khác với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 120,14ha; sản lượng đạt 1,730,92 tấn. (Ghi chú : bao gồm cả cây dưa hấu) để cung cấp nguồn rau xanh trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình.
4.2.3.2. Thực trạng ngành chăn nuôi của xa Quang Lang.
* Đối với trâu bò: Số lượng gia súc có biến động nhưng không nhiều. Năm 2014 số trâu bò của xã là 593 con, giảm 46 con so với năm 2013. Nguyên nhân
chính là do bãi chăn thả bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt khác hiện nay sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa khá nhiều: số lượng máy móc nông nghiệp tăng nhanh do đó đối với người dân, trâu bò dùng để cày kéo là không thật sự cần thiết. Đây là điều đáng mừng khi nhà nước đang có chủ trương CNH - HĐH nông thôn, máy móc nông nghiệp được sử dụng nhiều hơn, giảm sức lao động, và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
* Đối với đàn lợn: năm 2014 tổng đàn lợn trên địa bàn xã có xu hướng giảm từ 3.254 con năm 2013 xuống 2.328 con năm 2014 do thời tiết không thuận lợi rét đậm rét hại kéo dài gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi nói chung và đàn lợn nói riêng. Bên cạnh đó giá cả trên thị trường bấp bênh cũng làm cho tâm lý người dân e ngại trong chăn nuôi.
* Đối với gia cầm: Trên địa bàn có nhiều ao hồ, mương máng cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên hiện nay điều kiện diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát làm cho tổng gia cầm trong năm 2014 giảm xuống. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.6
Bảng 4.6. Tình hình chăn nuôi của xã Quang Lang năm 2014
(đơn vị con) STT Chỉ tiêu Năm 2014 1 Tổng số đàn trâu 593 2 Tổng số đàn bò 168 3 Tổng số đàn lợn 2.759 4 Tổng gia cầm 27.150 - Gà 23.324 - Vịt 3.052 - Ngan 592 - Ngỗng 157 - Chim bồ câu 325
4.2.3.3. Thực trạng phát triển lâm nghiệp, thủy sản
* Lâm nghiệp: Với đặc điểm điạ hình là một xã miền núi có diện tích đất lâm nghiệp là 1604,33 ha, hiện trạng tài nguyên rừng hiện nay do các hộ quản lý bao gồm: rừng tự nhiên 187,87 ha, rừng trồng là 660,72 ha, độ che phủ rừng của xã đạt 27,4%. Hiện nay vốn rừng đã được bảo toàn và có xu hướng phát triển, bước đầu được hình thành vùng trồng sản xuất cây lâm nghiệp. Do vậy đã từng bước khắc phục dần được việc phủ xanh đất trống đồi trọc, độ che phủ của rừng đã được nâng lên từ 25% lên 27,4% (năm 2014). Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, các giống cây có khả năng cho sinh khối lớn giá trị sử dụng cũng như dùng làm nguyên liệu chế biến gỗ ván nhân tạo như keo lai, bạch đàn...
* Thủy sản: Từ năm 2012 trở lại đây ngành thuỷ sản tại xã Quang Lang hầu như không phát triển do trên địa bàn xã chỉ có những ao cá nhỏ nằm rải rác các hộ gia đình. Một số gia đình để không, còn lại một số nuôi các loại cá như: cá mè, cá trắm, trôi, chép, rô phi theo phương thức quảng canh phục vụ gia đình là chính không mang tính hàng hoá.
4.2.3.4. Thực trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
* Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ngoài sản xuất nông nghiệp trong xã còn có các hộ nông dân tham gia sản xuất công nghiệp tập trung ở các lĩnh vực như: Khai thác đá, may mặc, cơ sở sửa chữa máy móc, gia công cơ khí, công cụ lao động sản xuất, máy xay xát.
Với lợi thế có đường quốc lộ 1A chạy qua, phù hợp với việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa trên địa bàn xã có 6 công ty. Tuy nhiên Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển còn chậm và mang tính nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có sự đa dạng.
* Thương mại - dịch vụ: Mấy năm qua chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên do được sự hỗ trợ của cấp trên và năng lực của bản thân các doanh nghiệp trên địa bàn xã nên hoạt động và kinh doanh vẫn thu được lợi nhuận cao. Hoạt động thương mại không phát triển, chủ yếu là hoạt động buôn bán hàng tạp hoá của các hộ dân phục vụ nhu cầu của người dân địa phương trong phạm vi nhỏ.