Chương trình MTQG xây dựng NTM là Chương trình kinh tế - xã hội lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện. Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập bộ máy chỉ đạo, quản lý công trình xây dựng NTM các cấp từ tỉnh tới cơ sở, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia công cuộc “ Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Ngay từ khi bắt tay vào tổ chức triển khai chương trình , BCĐ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh xác định công tác quy hoạch xây dựng NTM là nội dung rất quan trọng, phải thực hiện trước một bước, làm tiền đề cho việc lập đề án xây dựng NTM và các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển cơ sở hạ tầng và các điểm dân cư nông thôn theo đúng định hướng. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, quyết tâm của các ngành Xây dựng, Nông nghiệp & PTNT , UBND các huyện, thành thị, các đơn vị tư vấn và BCĐ các xã, công tác quy hoạch xây dựng NTM được triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Đến tháng 11/2011 tất cả 112/112 xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã lập xong quy hoạch và đề án xây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt. Cùng với đó công tác tuyên truyền về xây dựng NTM cũng được các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện phê duyệt. Cùng với đó xã tiến hành thường xuyên, liên tục để nọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong toàn xã hội.
Ngày 22/5/2014 tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành Sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Sau 3 năm thực hiện, Vĩnh Phúc đã huy động mọi nguồn lực đầu tư trên 10.929,514 tỷ đồng, vận động nhân dân đóng góp 483.676 m2 đất và góp 94.479 ngày công lao động xây dựng các công trình nông thôn. Đến hết năm 2013, có 20 xã đạt chuẩn NTM, 45 xã đạt 10 – 17 tiêu chí, 47 xã
đạt 5 – 9 tiêu chí, là tỉnh đứng thứ nhất cả nước về tỷ lệ tiêu chí và đứng thứ 2 về số xã đạt chuẩn. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Gía trị thu nhập bình quân trên 1ha đất canh tác toàn tỉnh tăng từ 70 triệu đồng/ha năm 2009 lên 120 triệu đồng/ha năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 17 triệu đồng năm 2011 lên trên 27 triệu đồng/người năm 2013;tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 1,5 – 2%. Toàn tỉnh đã cứng hóa 84% đường trục xã, 80,2% đường trục thôn, xóm; 24,5% đường giao thông nội đồng, 100% số xã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên v..v..
Thành công trong việc xây dựng NTM ở Vĩnh Phúc đó chính là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở, cùng sự chỉ đạo điều hành sâu sát quyết liệt, luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực. Việc phân quyền được thực hiện rõ ràng, phân trách nhiệm cụ thể từng tiêu chí tới từng ngành, các cấp địa phương từ tỉnh tới thôn. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhiều cơ chế trong xây dựng NTM trên cơ sở công khai minh bạch đã tạo được sự dân chủ và thống nhất trong nhân dân.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế đó là : Vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động chưa có giải pháp hữu hiệu, bền vững; nhận thức của một bộ phận nhân dân về vai trò chủ thể trong xây dựng NTM chưa đầy đủ, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; hoạt động của BCĐ các cấp có nơi chưa thường xuyên, sâu sát, việc phát triển, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở chưa kịp thời, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít dẫn đến sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa bám sát thị trường, cơ chế giải ngân vốn Nhà nước hỗ trợ cho các công trình xây dựng NTM có khâu còn vướng mắc.[19]