12.1. Quyền được bảo vệ không bị phân biệt đối xử vì khuyết tật
12.1.1. Tuyên bố về phân biệt đối xử − Dự thảo Luật Người khuyết tật nên gồm có một mệnh đề rõ ràng đặc biệt nghiêm cấm phân biệt đối xử trên vì lý do khuyết tật trong bối cảnh giáo dục, nhà ở, chăm sóc y đặc biệt nghiêm cấm phân biệt đối xử trên vì lý do khuyết tật trong bối cảnh giáo dục, nhà ở, chăm sóc y tế, tiếp cận các dịch vụ, giao thông vận tải và tất cả những lĩnh vực khác của cuộc sống.
12.1.2. Tuyên bố về môi trường cư ngụ hợp lý − Định nghĩa phân biệt đối xử trong Dự thảo Luật Người khuyết tật của Việt Nam nên gồm có phần điều kiện nếu không cung cấp được môi trường cư ngụ hợp khuyết tật của Việt Nam nên gồm có phần điều kiện nếu không cung cấp được môi trường cư ngụ hợp lý.
249 Như trên tại điều 33(3).
250 Eric Rosenthal và tất cả, như đã trích dẫn chú giải 99, tại-103. 251 Như trên
252 Như trên
253 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, at 54. 254 Như trên
12.2. Quyền tiếp cận
12.2.1. Nêu rõ về khái niệm tiếp cận − Việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, băng cat- set, cỡ chữ lớn và những biện pháp khác của công nghệ hỗ trợ cần phải được công nhận là một phần của quyền chữ lớn và những biện pháp khác của công nghệ hỗ trợ cần phải được công nhận là một phần của quyền được tiếp cận đối với NKT.
12.2.2. Tăng cường thực hiện những quy định hiện hành − Những quy định hiện hành của Việt Nam cho phép môi trường lý tính, phương tiện giao thông, thông tin và truyền thông, và những cơ sở cùng cho phép môi trường lý tính, phương tiện giao thông, thông tin và truyền thông, và những cơ sở cùng dịch vụ khác tiếp cận được đối với NKT phải được thực hiện và tăng cường, đặc biệt việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, băng cat-set, cỡ chữ lớn và những biện pháp khác của công nghệ hỗ trợ.
12.3. Quyền được sống trong cộng đồng
12.3.1. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với gia đình riêng của mình − Một điều khoản đặc biệt nên được bổ sung vào Dự thảo Luật Người khuyết tật bảo đảm quyền của tất TKT được sống trong gia nên được bổ sung vào Dự thảo Luật Người khuyết tật bảo đảm quyền của tất TKT được sống trong gia đình riêng của mình hoặc gia đình thay thế.
12.3.2. Tuyên bố về quyền của TKT được sống với một gia đình thay thế − Một điều khoản đặc biệt nên được bổ sung vào Dự thảo Luật Người khuyết tật để đảm bảo quyền của trẻ em được sống với một gia được bổ sung vào Dự thảo Luật Người khuyết tật để đảm bảo quyền của trẻ em được sống với một gia đình lựa chọn thay thế nếu như gia đình riêng không thể chăm sóc trẻ em đó.
12.3.3. Thiết lập một hệ thống toàn diện chăm sóc như gia đình có điều tiết công khai − Phải thiết lập một hệ thống toàn diện chăm sóc như gia đình có điều tiết công khai cho tất cả TKT bất kể mức độ khuyết tật nặng tới đâu.
12.3.4. Tạo lập tiêu chuẩn chăm sóc trong các cơ sở chăm sóc tập trung− Trong tình huống TKT được chăm sóc tại một cơ sở nội trú, cần phải tạo lập những tiêu chuẩn để điều tiết điều kiện của những cơ sở chăm sóc tại một cơ sở nội trú, cần phải tạo lập những tiêu chuẩn để điều tiết điều kiện của những cơ sở đó, thời hạn cho phép giữ trẻ em đến tuổi 18, cũng như những yêu cầu tổng kết định kỳ để xác định xem có nên tiếp tục đưa các em ra khỏi gia đình như là một biện pháp hoàn toàn cần thiết hay không và xem có những phương án thay thế nào khác sẵn có trong cộng đồng hay không.
12.3.5. Cấm đưa thêm TKT mới vào các cơ sở chăm sóc tập trung − Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng cách dễ nhất và hiệu quả nhất để bắt đầu trên con đường này là chấm dứt bất cứ việc nhận thêm các em cách dễ nhất và hiệu quả nhất để bắt đầu trên con đường này là chấm dứt bất cứ việc nhận thêm các em mới vào cơ sở chăm sóc tập trung. Để có thể làm được việc này phải thiết lập một loạt hệ thống hỗ trợ vào dịch vụ dựa vào cộng đồng cho số lượng nhỏ TKT cần đươc đến nơi mới. Luật cũng nên thiết lập một ủy quyền đặc biệt để ưu tiên việc tạo ra những dịch vụ cần thiết nhằm chấm dứt việc đưa các em mới vào cơ sở chăm sóc tập trung. Một thời điểm mục tiêu để chấm dứt việc nhận thêm các em mới cũng nên được đưa ra , có lẽ vào năm 2011.
12.3.6. Thiết lập hệ thống bảo vệ trẻ em để phòng ngừa lạm dụng trong gia đình và trong các cơ sở chăm sóc − Hiện nay chưa có một hệ thống tổng hợp và toàn diện để thực thi mà điều đó sẽ cản trở việc chăm sóc − Hiện nay chưa có một hệ thống tổng hợp và toàn diện để thực thi mà điều đó sẽ cản trở việc đáp ứng lại những báo cáo về lạm dụng trẻ em tại gia đình hoặc trong một trại. Cũng chưa có những cán bộ bảo trợ xã hội được chính thức giao nhiệm vụ đáp ứng những trường hợp bảo vệ trẻ em. Dịch vụ xã hội hiện có chủ yếu dựa vào những cố gắng từ thiện, đối lập với phương pháp tiếp cận dựa vào quyền. Như vậy, một hệ thống bảo vệ trẻ em toàn diện cần phải có mà hệ thống này sẽ gồm những hệ thống sau đây: (1) Hệ thống phát hiện và báo cáo, (2) Hệ thống điều tra và đánh giá, (3) Hệ thống phục hồi và tái hòa nhập, và (4) Hệ thống chăm sóc thay thế.
12.4. Quyền được chăm sóc sức khỏe
12.4.1. Cải thiện tình hình tiếp cận chăm sóc sức khỏe can thiệp sớm − Vì có nhiều TKT không tiếp cận được chăm sóc sức khỏe, Việt Nam cần cải thiện tình hình tiếp cận chăm sóc sức khỏe của TKT và cận được chăm sóc sức khỏe, Việt Nam cần cải thiện tình hình tiếp cận chăm sóc sức khỏe của TKT và gia đình các em.
12.4.2. Cải thiện tình hình tại những cơ sở và phương tiện thiết bị phục hồi chức năng − Thiếu những cơ sở phương tiện và thiết bị phục hồi chức năng đưa đến kết quả là rất ít TKT được chăm sóc sức khỏe chuyên biệt. Do vậy Việt Nam cần cải thiện tình hình tại những cơ sở chăm sóc và phương tiện thiết bị phục hồi chức năng.
12.4.3. Tuyên bố về quyền có ý kiến đồng ý − Một chương cần được bổ sung vào Dự thảo Luật NKT để bảo vệ quyền của NKT có ý kiến đồng ý, tự quyết và tự lựa chọn và không bị ép buộc điều trị. bảo vệ quyền của NKT có ý kiến đồng ý, tự quyết và tự lựa chọn và không bị ép buộc điều trị.
12.5. Quyền được giáo dục
12.5.1. Yêu cầu pháp lý − Bước đầu tiên để đảm bảo quyền được giáo dục cho tất cả TKT tại Việt Nam là đưa vào trong Luật Khuyết tật mới một yêu cầu có một hệ thống giáo dục hòa nhập (thay cho hệ là đưa vào trong Luật Khuyết tật mới một yêu cầu có một hệ thống giáo dục hòa nhập (thay cho hệ thống hai kiểu, kiểu chung và kiểu chuyên biệt) cũng như là yêu cầu dạy nghề cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật. Để đạt được mục đích này, nên đưa đại ý sau vào Điều 21: Giáo dục hòa nhập phải là phương thức giáo dục chính có mục đích với NKT và mục đích của cải cách giáo dục là đưa nền giáo dục chung cho tất cả trẻ khuyết tật. Trong tiến trình cải cách, giáo dục chuyên biệt sẽ được chuyển thể, khi những nguồn lực có sẵn, thành những trung tâm nguồn để hỗ trợ cho các trường chung và số lượng nhập học tăng của TKT vào các trường chung. Luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề cũng cần được thay đổi để phù hợp với Luật Người khuyết tật sửa đổi. Để mang lại hiệu quả, tính pháp của việc hòa nhập này cần phải thực hiện nghiêm túc, kể cả việc cấm xây dựng thêm hoặc mở thêm những chương trình chuyên biệt hoặc tách biệt mới, trường và trại mới cho TKT cũng như là cần phải đóng cửa hoặc sử dụng các trường chuyên biệt đó vào mục đích khác, những chương trình, cơ sở và việc chuyển ngân sách cho các trường tách lập sang hỗ trợ phát triển các trường hòa nhập, nơi cư ngụ cần thiết, đào tạo giáo viên, và phát triển các chương trình dạy nghề và hướng nghiệp cho thanh thiếu niên và người lớn khuyết tật. Quyết định của Bộ GD&ĐTsố 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 về giáo dục hòa nhập cần phải được thực thi đầy đủ.
12.5.2. Khảo sát việc tiếp cận − Bổ sung vào việc cấm lập thêm các trường và chương trình tách biệt mới, cần tiến hành những cuộc khảo sát tiếp cận liên quan tới việc xây dựng chương trình giáo dục và mới, cần tiến hành những cuộc khảo sát tiếp cận liên quan tới việc xây dựng chương trình giáo dục và dạy nghề hiện nay, kế hoạch và ngân sách cần được soạn ra để cải tạo chỉnh trang những công trình và để cung cấp nơi cư ngụ cần thiết và cải tạo để sử dụng như những trường hòa nhập. Để tránh hình thức rập khuôn trong cách thức cải thiện sự tiếp cận, Điều 20 của Dự thảo Luật Người khuyết tật cần được thay đổi như sau: Hệ thống giáo dục phải hết sức linh hoạt cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đến trường. TKT cũng cần được tính toán đến theo mức linh hoạt như vậy như những học sinh khác. Môi trường cư ngụ hợp lý phải có sẵn cho TKT xét về độ tuổi đến trường, lệ phí, điều kiện của nhà trường, và những hình thức giao tiếp.
12.5.3. Đào tạo giáo viên − Bước tiếp sau trong việc chuyển đổi hệ thống giáo dục hiện nay sang hệ thống giáo dục hòa nhập là phát triển những chương trình đào tạo giáo viên mới (và đào tạo lại). Vì giáo thống giáo dục hòa nhập là phát triển những chương trình đào tạo giáo viên mới (và đào tạo lại). Vì giáo viên là nhân tố chính trong việc tiên lượng thành công của học sinh, giáo viên phải được học cách dạy học sinh, học sinh khuyết tật và không khuyết tật, để có được hỗ trợ đầy đủ giúp học sinh học những kỹ năng mới. Những chương trình như vậy có thể được chính phủ hỗ trợ hoặc được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ do các nhà tài trợ quốc tế cấp kinh phí.
12.5.4. Thay đổi thái độ − Một điều kiện tất yếu có liên quan đến việc tạo lập một hệ thống giáo dục hòa nhập là cần phải thay đổi có hệ thống những rào cản thái độ do giáo viên, phụ huynh và xã hội tạo hòa nhập là cần phải thay đổi có hệ thống những rào cản thái độ do giáo viên, phụ huynh và xã hội tạo ra. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và sẽ phải cần cộng tác của nhiều bộ, tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ quốc tế và UNICEF. Giáo viên, những người được đào tạo và trưởng thành trong một xã hội đã kỳ thị, đã gạt ra ngoài lề và đã phân lập TKT cần thiết phải học lại không chỉ cách giảng dạy học sinh khuyết tật mà còn học cách giải quyết những vấn đề rập khuôn riêng của mình suy nghĩ về TKT mà họ đang giảng dạy. Giáo viên và tất cả cán bộ trong trường cũng như phụ huynh và các nhà quản lý hành chính cần phải học cách tôn trọng sự khác biệt, kể cả những hình thức khác biệt mà TKT có thể phải học và thể hiện trong lớp học. Tới mức độ đó hàng rào thái độ trong hệ thống nhà trường song song với thái độ chung của xã hội Việt Nam đối với trẻ em và NKT, nó sẽ kết nối liên tục và có mối quan hệ khăng khít với những trẻ em có những dạng khiếm khuyết khác nhau để tháo dỡ những hàng rào này ngay trong giáo viên, phụ huynh và những người khác trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
12.5.5. Thu thập dữ liệu − Một bước quan trọng khác trong chuyển đổi hệ thống hiện nay sang hệ thống giáo dục hòa nhập liên quan đến thu thập dữ liệu. Chính phủ Việt Nam nên bổ nhiệm một văn phòng giáo dục hòa nhập liên quan đến thu thập dữ liệu. Chính phủ Việt Nam nên bổ nhiệm một văn phòng tại mỗi bộ để thu thập dữ liệu liên quan tới NKT nói chung, và liên quan đến những vấn đề giáo dục nói riêng. Những dữ liệu như vậy nên gồm có số lượng và vị trí của TKT (phân hạng theo lứa tuổi, giới tính, loại khuyết tật) những cháu chưa đi học tí nào, số lượng các cháu đang theo học tại các trường chung, số lượng các cháu đang theo học tại các trường chuyên biệt, hoặc đang học trong các trại. Những số liệu cũng cần được thu thập liên quan tới số lượng học sinh đã hoàn thành bậc tiểu học, và bậc trung học; các loại cơ sở chăm sóc và chương trình giáo dục hiện có và nguồn kinh phí; tỷ lệ giáo viên với học sinh cho các chương trình giáo dục, kể cả tỷ lệ này trong các trại chăm sóc và các trại trẻ mồ côi. Thu thập những số liệu này sẽ giúp Việt Nam theo dõi số lượng học sinh khuyết tật, những cháu có quyền được đi học cũng như là số lượng học sinh không đi học và nơi sinh sống của các em. Một khi chính phủ biết có bao nhiêu học sinh cần đưa vào các trường chung, nơi mà học sinh rồi sẽ phải đến, Bộ GD&ĐT lúc đó có thể triển khai một tiến trình phân bổ nguồn lực cần thiết và một thời điểm thích hợp để chuyển tất cả các cháu vào các trường hòa nhập chung. Số liệu bổ sung, gồm có tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ có việc làm trên tỷ lệ tốt nghiệp, cũng rất quan trọng để theo dõi và tăng cường thực thi Luật giáo dục hòa nhập mới chưa kể đến những việc cần phải làm như một phần của trách nhiệm theo dõi và tăng cường thực thi mà Việt Nam sẽ gánh vác một khi phê chuẩn CRPD.
12.5.6. Tăng cường việc thi hành Chỉ thị của Thủ tướng số 01/2006/CT-TTg − Việt Nam nên tăng cường thi hành chỉ thị số 01/2006/CT-TTg, ngày 9/1/2006 về đề cao những chính sách hỗ trợ NKT trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT “soạn thảo và đệ trình lên Thủ tướng chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục TKT cho giai đoạn 2006 – 2010 và những năm sau theo hướng dựa vào cộng đồng trên cơ sở giáo dục hòa nhập”. Sau 3 năm, vì nhiều lý do khác nhau, chiến lược như vậy chưa được ban hành.
12.5.7. Chính sách đối với các nhà tài trợ quốc tế − Cần phải thu thập thông tin liên quan tới nguồn kinh phí cho các trường và chương trình chuyên biệt cũng như là các trường và chương trình hòa nhập. kinh phí cho các trường và chương trình chuyên biệt cũng như là các trường và chương trình hòa nhập. Tới mức độ là các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ kinh phí cho một số trường và chương trình tách biệt, cũng nên khuyến khích họ thay vào đó cấp kinh phí cho các chương trình hòa nhập dựa trên quan điểm rằng tất cả NKT đều có quyền được giáo dục. Những chương trình giáo dục như vậy nên tạo điều kiện cho TKT hiện thực hóa được đầy đủ tiềm năng của mình và sẽ cung cấp những kỹ năng cần thiết để tham gia đầy đủ vào tất cả những lĩnh vực của cộng đồng và cuộc sống xã hội. Với quan điểm hiện thực hóa quyền này không phân biệt đối xử và có cơ hội bình đẳng, hệ thống giáo dục sẽ được cải cách với những cố gắng thực hiện hòa nhập đầy đủ tất cả TKT vào hệ thống giáo dục chung. Nhà nước sẽ cấp ngân sách