8. Quyền được giáo dục
8.1 Giáo dục hòa nhập
Trước khi Công ước về Quyền của NKT được LHQ thông qua hồi năm 2006, luật quốc tế đã công nhận quyền được giáo dục là một quyền phổ thông của con người.188 Quyền được giáo dục được trân trọng gói ghém trong Điều 26(1) của Tuyên bố Nhân quyền toàn cầu (UDHR) khẳng định rằng “Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở các giai đoạn học tiểu học và cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc.”189 Quyền được giáo dục toàn cầu này được bình đẳng khẳng định chắc chắn và ràng buộc đối với các quốc gia thành viên theo Điều 13(1) của Thỏa ước quốc tế về Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn trong năm 1982.190 Bằng việc thông qua CRC trong năm 1989, quyền giáo dục phổ thông đã được áp dụng đặc biệt cho TKT lần đầu tiên.191
Bằng việc thông qua CRPD trong năm 2006, quyền phổ thông được giáo dục hòa nhập và thích hợp đối với trẻ em và người lớn khuyết tật cuối cùng đã được trân trọng ghi vào luật quốc tế. Điều 24 của CRPD yêu cầu các quốc gia “đảm bảo một hệ thống giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp” và công nhận tầm quan trọng của quyền giáo dục đối với sự phát triển của con người và phẩm giá cũng như là tầm quan trọng của quyền được giáo dục trong khái niệm được tôn trọng “nhân quyền, quyền tự do cơ bản và đa dạng nhân loại.”192 Phần 2 của Điều 24 của CRPD khẳng định rằng các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng
188 Liên Hiệp Quốc, G.A. Res. 217A(III), U.N. GAOR, 3rd Sess., U.N. Doc. 217A(III) (1948).
189 Tuyên bố Nhân quyền toàn cầu, LHQ, G.A. res. 217A (III), U.N. GAOR , 3rd Sess., U.N. Doc A/810 (1948). Điều 26 nêu đầy đủ toàn văn như sau: (1) Ai cũng có quyền được giáo dục. Giáo dục phải miễn phí, ít nhất là ở cấp tiểu học và cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải sẵn có chung và giáo dục đại học phải bình đẳng cho tất cả những ai có trình độ đều tiếp cận được. (2) giáo dục phải được định hướng đến phát triển đầy đủ nhân cách và củng cố tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơ bản. Giáo dục đề cao hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc khác nhau, và hướng tới những hoạt động của LHQ gìn giữ hòa bình. (3) Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái mình.
190 Việt Nam đã ban hành một tuyên bố phê chuẩn nêu rằng: Những khoản của điều 48, khổ 1, của Thỏa ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị, điều 26, khổ đoạn 1, của Thỏa ước quốc tế về Quyền kinh tế, xã hội , văn hóa theo đó nhiều nước mất cơ hội làm thành viên của Thỏa ước, là có bản chất phân biệt đối xử. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho rằng những Thỏa ước này, tuân theo nguyên tắc chủ quyền quốc gia bình đẳng nên được mở ra cho tất cả các quốc gia tham gia mà không phân biệt đối xử hoặc hạn chế.
191 Có nhiều công cụ luật quốc tế quan trọng khác nêu rõ quyền của người khuyết tật được giáo dục, gộp trong Công ước của UNESCO chống phân biệt đối xử trong giáo dục; Tuyên bố Sundberg thông qua tại Hội nghị Thế giới về hành động và chiến lược Giáo dục, Phòng ngừa và Hội nhập ngày 7-11- 1981; Tuyên bố thế giới về Giáo dục cho tất cả - đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản, được thông qua tại Hội nghị thế giới về Giáo dục cho tất cả vào ngày 9-3- 1990; ILO Công ước 159 liên quan đến phục hồi chức năng nghề và việc làm (người khuyết tật) thông qua ngày 1-6- 1983; Hướng dẫn Tallinn cho hành động phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khuyết tật, thông qua bằng Nghị quyết của tổng hội đồng LHQ số 44/70 ngày 15-3-1990; chương trình của Thế giới về hành động liên quan đến người khuyết tật, Nghị quyết của tổng hội đồng LHQ số 37/52 ngày 3-12-1982; Tuyên bố Vienna và chương trình hành động thông qua tại Hội nghị Thế giới về Nhân quyền ngày 25-6-1993; Quy tắc tiêu chuẩn về Bình đẳng cơ hội cho NKT Nghị quyết của tổng hội đồng LHQ số 48/96 ngày 20-12-1993; Công bố Salamanca về Nguyên tắc, Chính sách và Thực hiện nhu cầu giáo dục đặc biệt và Khuôn khổ Salamanca hành động về nhu cầu giáo dục đặc biệt được thông qua tại Hội nghị thế giới về nhu cầu giáo dục đặc biệt: Tiếp cận và Chất lượng 7-10/6/1994.
192 Điều 24(1) và (2) toàn văn như sau: Các quốc gia thành viên công nhận quyền giáo dục của người khuyết tật. Với quan điểm thực hiện quyền này trên cơ sở cơ hội bình đẳng mà không phân biệt đối xử. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm có một hệ thống giáo dục hòa nhập tại tất cả các cấp và học tập giáo dục thường xuyên hướng tới: a) Phát triển tiềm năng con người đầy đủ, nhân phẩm và phẩm cách và củng cố tôn trọng nhân quyền, các quyền tự do cơ
NKT không bị loại khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do khuyết tật, và rằng TKT được tiếp cận đến giáo dục hòa nhập, có chất lượng và miễn phí đối với giáo dục tiểu học và trung học trên cơ sở bình đẳng với những trẻ em khác trong cộng đồng sinh sống mỗi một phần này, cũng như là toàn bộ CRPD, áp dụng cho NKT, kể cả những NKT nặng.