Môi trường phù hợp trong các chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

8. Quyền được giáo dục

8.2.Môi trường phù hợp trong các chương trình giáo dục

Theo CRPD, một môi trường phù hơpự được xác định là “phương thuốc chữa trị cần thiết và thích hợp và điều chỉnh không phải để tạo thêm một gánh nặng mất hợp lý hoặc không cần thiết, ở nơi cần trong một trường hợp cụ thể, để đảm bảo NKT được thừa hưởng thực hiện trên cơ sở bình đẳng với những người khác về nhân quyền và những quyền tự do cơ bản.”205 Các quốc gia thành viên đòi hỏi phải cung cấp “môi trường cư ngụ hợp lý của những yêu cầu cá nhân.”206 Tương tự như thế, các quốc gia thành viên phải hỗ trợ sao cho họ có thể vươn tới hệ thống giáo dục chung.207 Trẻ em bị mù, điếc hoặc vừa mù vừa điếc có quyền giáo dục học tập bằng ngôn ngữ thích hợp và những dạng thức, phương tiện truyền thông cho cá nhân mình, và trong những môi trường có thể tối đa hóa sự phát triển xã hội và học tập của học sinh.208

Trong một bản thảo trước đó của Dự thảo Luật Người khuyết tật, quyền có được môi trường cư ngụ hợp lý là quyền đầu tiên được đảm bảo cho TKT trong Điều 20 (“Nhà nước đảm bảo quyền của NKT được học tập, với môi trường cư ngụ hợp lý”) ta thấy rằng khổ đoạn 1 đó của Điều 20 đã được thay đổi. Đoạn này giờ đây khẳng định rằng “Nhà nước tạo lập và đảm bảo quyền được giáo dục cho NKT theo nhu cầu của họ.”209 Điều tiếp sau đó muốn đưa TKT vào, thông qua việc cho phép những phần sau đây: tuổi bắt đầu đi học cao hơn, được miễn trừ những môn hoặc hoạt động mà trẻ em không thể tham gia thể chất được; có quyền được miễn giảm học phí ; được phép xin trợ cấp và hỗ trợ.210 Đối với những trẻ em khiếm khuyết về nghe và nói, việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille tiêu chuẩn hoặc những công cụ giáo dục khác phải có sẵn.211

Để đưa Dự thảo Luật Người khuyết tật tuân thủ với CRPD, cần thay đổi một số điểm đáng kể. Thứ nhất, ngôn từ cho bản thảo mới đây nhất cần được thay đổi bằng ngôn từ trong bản thảo trước đó mà nêu đặc biệt việc đảm bảo cho TKT có quyền ở môi trường cư ngụ hợp lý. Nếu không có môi trường cư ngụ hợp lý, sẽ rất khó khăn cho TKT được hòa nhập đầy đủ.

Khổ đoạn 2 của Điều 20 đầu tiên cũng nên được thay đổi nó bắt đầu bằng việc khẳng định rằng “NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định”212 Câu này là để linh hoạt cho TKT bằng cách miễn trừ không bắt buộc yêu cầu lứa tuổi cho học sinh bắt đầu đi học. Tuy nhiên, bằng việc miễn trừ TKT, như một nhóm này, điều khoản này lại duy trì một kiểu rập khuôn tư duy rằng TKT là những học sinh chậm và không thể học được.

Khổ đoạn 3 của Điều 20 đầu tiên nên khẳng định chắc chắn rằng mọi người đến học tại các lớp có quyền

được hưởng phiên dịch ngôn ngữ tín hiệu, chữ nổi Braille và những công cụ giáo dục khác. Ngôn từ hiện nay có cải tiến hơn phiên bản trước của Luật chỉ đơn thuần khẳng định rằng trẻ em “có thể tham dự”

205 CRPD, 22-10-2007, điều 25(a). 206 Như trên tại Điều 24(2)(c). 207 Như trên tại Điều 24(2)(d). 208 Như trên tại Điều 24(3).

209 Dự thảo Luật Người khuyết tật, 5-10-2009, điều. 20(1). 210 Như trên tại Điều 20(2).

211 Như trên tại Điều 20(3). 212 Như trên tại Điều 20.

lớp học. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng qua ngôn từ được sử dụng rằng trẻ em có quyền hưởng phiên dịch ngôn ngữ, chữ nổi Braille và những công cụ giáo dục khác, và ngôn từ như vậy là cần thiết để tuân thủ với CRPD.

Tiếp sau, khổ đoạn 1 của Điều 21 đã không gộp được một mệnh đề nêu rõ rằng thậm chí những chương trình giáo dục chuyên biệt cũng có thể gồm những lĩnh vực hòa nhập. Với môi trường cư ngụ hợp lý, bất cứ trẻ em nào bị khuyết tật đều có thể hưởng lợi từ giáo dục hòa nhập theo một cách nào đó. Trẻ em học các lớp giáo dục chuyên biệt vẫn phải được trao cơ hội nhập vào các lớp chung trong những giai đoạn học tập nhất định của ngày học, để tương tác với những người đồng đẳng, và là một phần của xã hội chung.

Cuối cùng, phương tiện giao thông đi học nên được công nhận là một quyền thể hiện môi trường cư ngụ hợp lý. Một trong nhiều lý do mà rất nhiều TKT không đi học được là thậm chí ngôi trường có thể tiếp cận được (thường thì không), không có phương tiện giao thông đưa đón học sinh đi học.213 Như vậy, sẽ là một lợi thế nếu như Chỉ thị số 03/2006/CT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 2-3-2006 về việc xúc tiến thực thi những chính sách hỗ trợ NKT trong ngành giao thông vận tải được điều chỉnh để cung cấp quyền có được phương tiện giao thông vận tải tiếp cận được đối với tất cả TKT được đưa đón đến trường. Chương 3 của Luật Người khuyết tật mới cũng nên gồm có quyền của tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tiếp cận được đến phương tiện giao thông để được đưa đón đến các trường học và trường dạy nghề. Nêu rõ quyền pháp lý của TKT được đến trường trên cơ sở bình đẳng với những trẻ em khác không bị khuyết tật và để có được môi trường cư ngụ cần thiết cho phép trẻ em học tập và trở nên độc lập tới mức có thể, là một bước quan trọng và cần thiết đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 40 - 41)