Quyền về danh tính, khai sinh và năng lực pháp lý

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 41 - 43)

Điều 18 (2) của CRPD yêu cầu TKT phải được khai sinh ngay khi ra đời. Hiện nay, không có luật nào ở Việt Nam yêu cầu TKT phải được khai sinh lúc ra đời. Đăng ký khai sinh đặc biệt quan trọng ở một quốc gia như Việt Nam với dân số lượng trẻ em rất đông hiện nay đang nằm trong các cơ sở chăm sóc. Trẻ em không được khai sinh thường bị lọt khỏi những chương trình dịch vụ xã hội, bị ủy thác cuộc đời vào các trại hoặc bị bỏ rơi.

Điều 12 của CRPD cho quyền có căn cước pháp lý, và nó đòi hỏi việc thiết lập những nền tảng bảo vệ để đảm bảo rằng quyền của những cá nhân được kiểm soát trong cuộc đời của mình không bị lấy đi. Việc này gồm có quyền được “đưa ra quyết định có hỗ trợ”. Những quyền này hiện nay không được bảo vệ theo pháp luật Việt Nam, và Dự thảo Luật khuyết tật cũng chưa sửa chữa vấn đề này. Thực ra một số điều khoản của Dự thảo Người khuyết tật không nhất quán với những yêu cầu bảo vệ thiết lập trong CRPD. Việc này gồm có quyền được công nhận để mở ra năng lực của TKT đưa ra lựa chọn về cuộc đời của mình.

9.1. Danh tính và khai sinh

Để được đối xử bình đẳng trước pháp luật, trước hết con người ta phải được công nhận trước pháp luật. Để phòng ngừa TKT bị loại bỏ, CRPD yêu cầu rằng TKT phải được đăng ký khai sinh và có tên, quốc tịch và quyền được biết và được chăm sóc bởi cha mẹ mình.214

213 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 85. 214 CRPD, 22-10-2007, điều 18 (2).

Tại Việt Nam, một trẻ khuyết tật phải có giấy khai sinh được công nhận về pháp lý, được đến trường, được đăng ký thi v.v..., cũng như là được bảo vệ chống lại lao động trẻ em và lạm dụng buôn bán trẻ em.215 Tuy nhiên, nhiều TKT không được đăng ký khai sinh lúc ra đời.216 Việc này một phần là do tránh trả lệ phí khai sinh, tránh trả lệ phí phạt vì khai sinh muộn hoặc tránh những chuyện rắc rối.217 Tuy nhiên, Việt Nam không có một điều khoản cụ thể về đăng ký khai sinh cho TKT ; trách nhiệm đăng ký khai sinh cho một đứa trẻ cần phải được áp dụng bình đẳng cho tất cả trẻ em, mặc dù quy định hiện nay miễn trừ lệ phí đăng ký khai sinh cho trẻ em của các hộ nghèo. Để cải thiện tình hình đăng ký khai sinh cho TKT, chính sách miễn trừ lệ phí đăng ký khai sinh cũng nên được mở rộng để gồm có cả những gia đình có TKT và cần phải nêu cụ thể rằng TKT phải được đăng ký khai sinh giống như những trẻ em khác không bị khuyết tật.218 Dự thảo NKT cũng nên được điều chỉnh để yêu cầu rằng TKT phải được đăng ký khai sinh nhằm tuân thủ với CRPD.

9.2. Năng lực pháp lý

CRPD cho phép NKT được công nhận bình đẳng trước pháp luật: (1) “các quốc gia thành viên tái khẳng định rằng NKT có quyền được công nhận ở bất cứ đâu là con người trước pháp luật” và (2) “các quốc gia thành viên phải công nhận rằng NKT có năng lực pháp lý trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong tất cả những lĩnh vực của cuộc sống.”219 Còn đối với trẻ em, CRPD đề ra nguyên tắc “tôn trọng năng lực tham gia của TKT và tôn trọng quyền của TKT được duy trì căn cước của mình.”220 Và còn nữa là “TKT có quyền tự do diễn đạt quan điểm về tất cả những vấn đề ảnh hưởng tới chúng.”221 Quyền được công nhận bình đẳng trước pháp luật được đề ra trong rất nhiều văn bản luật Việt Nam.222 Theo Điều 5 của Bộ luật dân sự, nghiêm cấm việc phân biệt đối xử với một cá nhân theo chủng tộc, địa vị xã hội, giới tính, điều kiện kinh tế, tôn giáo, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của người đó. Điều 5 của Bộ luật dân sự tuy nhiên lại không liệt kê khuyết tật như là một lý do nghiêm cấm phân biệt đối xử. Điều này cần phải được điều chỉnh để bổ sung thêm phần khuyết tật vào danh mục liệt kê trên.223 Liên quan tới năng lực pháp lý, một người bị coi là thiếu năng lực pháp lý nếu như người đó mất khả năng đưa ra quyết định do thiểu năng trí tuệ hoặc không thể hiểu được những hành động riêng của mình. Trong trường hợp như vậy, một tòa có thể, theo đề nghị của người có quyền và lợi ích liên quan, ban hành một quyết định tuyên bố một người là như vậy dựa trên kết luận của tổ chức có năng lực khám và xem xét.224

Luật hiện nay của Việt Nam, không công nhận năng lực pháp lý của NKT, cũng không gồm có bất cứ điều khoản nào tôn trọng năng lực pháp lý của TKT như yêu cầu Trong Điều 3 của CRPD. Như vậy, nguyên tức này cần phải được bổ sung vào Dự thảo Luật Người khuyết tật. Trẻ em ít yếu thế và có thêm nguồn lực khi chúng lớn lên trong một môi trường tôn trọng quyền và ý kiến của chúng.225 Bổ sung thêm

215 Phân tích tình hình những chương trình và cơ sở chăm sóc thay thế tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 17, tại 35. 216 Như trên

217 Như trên

218 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, tại 30.

219 CRPD, 22-10-2007, tại Điều 12. Ghi chú: đây là một điều khoản cực kỳ sáng tạo của điều 12. Để làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của điều khoản này, hãy xem thêm bài viết của Michael Bach (hiện nay chưa xuất bản, nhưng đã có tại MDRI nếu yêu cầu).

220 Như trên tại Điều 3(h). 221 Như trên điều 7(3).

222 Những tài liệu này gồm Hiến pháp, Luật tố tụng dân sự, Luật xử phạt, Luật Hôn nhân Gia đình cũng như Pháp lệnh về người khuyết tật. Xem Báo cáo phân tích so sánh, 2009, tại 44.

223 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 37, tại 44. 224 Như trên

vào việc công nhận quyền được tôn trọng đối với năng lực tham gia pháp lý của trẻ em, gia đình, trường học và cộng đồng nên tạo ra một môi trường nơi mà trẻ em có thể diễn đạt ý mình, học được những kỹ năng giải quyết vấn đề và ý kiến của trẻ em được tôn trọng.226 Các tổ chức thanh thiếu niên, những hoạt động văn hóa, trung tâm cộng đồng và những hoạt động vui chơi giải trí tất cả đều giúp sức cho lĩnh vực này.227

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 41 - 43)