Quyền được chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

Trong khi luật Việt Nam công nhận quyền được chăm sóc sức khỏe và cung cấp những dịch vụ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, còn nhiều TKT tại Việt nam chưa tiếp cận được với chăm sóc sức khỏe. Số lượng trẻ em được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng rất thấp, với mức xấp xỉ 1/3 gia đình có TKT chưa bao giờ nhận được điều trị cho con mình.150 Đối với những gia đình nào tìm kiếm được điều trị cho con mình, 50% được thừa hưởng từ chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, trong khi đó 38% tiếp cận được khám bệnh và điều trị miễn phí.151 45% nhận được thẻ bảo hiểm y tế.152 Như vậy, quyền được chăm sóc sức khỏe cần phải được thực thi theo cách thức có ý nghĩa là cung cấp cho NKT loại hình chăm sóc mà họ yêu cầu.

Dự thảo Luật Người khuyết tật đưa ra một loạt những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho NKT rất có giá trị. Luật lại không nêu quyền phục hồi trí tuệ mà điều này rất thiết yếu đối với những NKT trí tuệ hoặc những trường hợp khuyết tật nặng khác để xây dựng hoặc duy trì những kỹ năng sống trong cộng đồng và kỹ năng tự chăm sóc. Cũng cần đặc biệt tham khảo quyền được dịch vụ phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng, mà đây là những yếu tố thiết yếu cho trẻ em thiểu năng trí tuệ sống trong cộng đồng. Cuối cùng, Dự thảo Luật Người khuyết tật không bảo vệ quyền tự chủ của cá nhân, quyền tự quyết và quyền tự lựa chọn dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế như đòi hỏi của CRPD. Chính phủ Việt Nam cũng nên bổ sung một chương vào Dự thảo Luật Người khuyết tật để bảo vệ quyền của NKT đối với ý nguyện của họ, tự quyết và tự lựa chọn. Cần có những điều khoản bảo vệ đặc biệt chống lại việc điều trị ép buộc đặc biệt trong bối cảnh của các cơ sở chăm sóc tập trung và chăm sóc sức khỏe tâm thần.

7.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí và đặc biệt

CRPD yêu cầu các quốc gia thành viên “cung cấp cho NKT cùng hạng loại, cùng chất lượng và tiêu chuẩn chăm sóc và những chương trình sức khỏe miễn phí hoặc có thể chi trả được như đối với những

148 Dự thảo Luật Người Khuyết tật 2009, điều 13.

149 Những công ước này gồm Công ước về quyền trẻ em và Nghị định thư tùy nhiệm, Công ước Tổ chức Lao động quốc tế số 138 (1973) liên quan đến độ tuổi tối thiểu được nhận làm việc, và Công ước ILO số 182 (1999) liên quan đến Nghiêm cấm và Thi hành ngay lập tức để chấm dứt tất cả các dạng thức Lao động trẻ em.

150 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 80. 151 Như trên

người khác.”153 Các quốc gia thành viên cũng phải “cung cấp những dịch vụ tăng cường sức khỏe cần thiết cho NKT, đặc biệt bởi vì những khuyết tật của họ.”154 CRC cũng đưa ra quyền của TKT đối với chăm sóc sức khỏe: “Các quốc gia thành viên công nhận quyền của TKT được chăm sóc đặc biệt và phải khuyến khích và bảo đảm việc mở rộng, tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có, đối với trẻ em và những người chịu trách nhiệm chăm sóc, hỗ trợ khi áp dụng và khi thích hợp đối với điều kiện của trẻ em và đối với hoàn cảnh của cha mẹ hoặc người khác vì trẻ em đó.”155

Quyền được chăm sóc sức khỏe đặc biệt và miễn phí tại Việt Nam được gộp vào trong nhiều luật khác nhau.156 Điều 10 của Sắc lệnh 1998 về NKT liên quan trực tiếp tới NKT. Sắc lệnh khẳng định: (1) NKT có quyền được phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng và (2) những NKT nặng không có thu nhập và trợ giúp, và những người nghèo khuyết tật được đảm bảo khám chữa bệnh miễn phí.157 Đối với việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, Điều 15 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khẳng định rằng trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe và được bảo vệ, và những trẻ em dưới 6 tuổi có quyền được chăm sóc sức khỏe miễn phí.158 Dự thảo Luật Người khuyết tật của Việt Nam bảo đảm NKT có quyền “đến kiểm tra sức khỏe, điều trị và dịch vụ y tế thích hợp.”159 Dự thảo cũng yêu cầu chính phủ “cải tiến và nâng cấp những cơ sở dịch vụ y tế sao cho NKT có thể đến được.”160 Ý nghĩa ở đây là luật cũng yêu cầu NKT được hỗ trợ và có cơ hội tham gia những chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.”161

Hiện nay, số lượng trẻ em được chăm sóc sức khỏe đặc biệt rất ít (chỉ có 30% TKT nhận được thiết bị chỉnh hình và phục hồi chức năng162). Số lượng trẻ em sử dụng phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng còn rất thấp ở mức 1/5 TKT sử dụng chân tay giả, thiết bị trợ thính và thiết bị hỗ trợ khiếm thị và xe lăn.163 cụ thể hơn nữa dưới 10% TKT thể chất và 2% TKT về thính lực nhận được thiết bị phục hồi chức năng.164 Một báo cáo của Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên của Quốc hội đã phát hiện tình hình sau: “Chúng ta vẫn chưa bảo đảm môi trường và điều kiện cho TKT trong những hoàn cảnh đặc biệt để thực hiện những quyền cơ bản nêu trong luật.”165 Một trong những lý do cho lỗ hổng này là vì từ khi ban hành những quy định, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành một đề xuất chính thức để điều phối ở cấp địa phương. Công văn này còn thiếu những kế hoạch cụ thể, và công văn được ban hành nhiều năm sau khi có Chỉ thị số 55/1999/CT-TTg.166

Như vậy cần phải thiết lập những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bộ liên quan và các cơ quan nhà nước. Cần có những hướng dẫn chi tiết về biểu mẫu, nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm, cũng như là quyền hạn và cơ chế để giám sát và điều phối cần thiết cho công tác điều phối và thực thi những quy định liên bộ này có hiệu quả.167 Dự thảo Luật Người khuyết tật còn thiếu ý về

153 CRPD, 22-10-2007, điều 25(a). 154 Như trên tại Điều 25(b). 155 CRC, 28-2-1990, điều 23(2).

156 Tại cấp cơ sở nhất, điều 61 của Hiến pháp 1992 khẳng định rằng “công dân có quyền hưởng một chế độ chăm sóc sức khỏe.” Cụ thể hơn, Chương VII của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 bảo vệ sức khỏe “người già, thương binh, người khuyết tật, và đồng bào dân tộc thiểu số.”

157 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, tại 43.

158 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH 11-6-2004,, tại Điều 15. 159 Dự thảo Luật Người khuyết tật, 5-10-2009, điều. 15(1).

160 Như trên tại Điều 16(1). 161 Như trên tại Điều 18(1).

162 CEYC’ Báo cáo về kết quả theo dõi chính sách và pháp chế đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và phòng ngừa thương tích trẻ em.17-10-2008, như trong trích dẫn của Tiến sĩ Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35 tại 45. 163 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, tại 80-81.

164 Như trên

165 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, tại 45. 166 Như trên tại 45.

những dịch vụ phục hồi trí tuệ cho trẻ em. Luật nên được điều chỉnh sao cho có phần nhắc tới quyền được phục hồi trí tuệ cho TKT trí tuệ và những loại khuyết tật khác có thể phát triển những kỹ năng tự chăm sóc và sống trong cộng đồng.

7.2. Quyền được phòng ngừa và can thiệp sớm

Theo CRPD, can thiệp sớm là hợp pháp và các chính phủ phải đảm bảo “phát hiện và can thiệp sớm như những dịch vụ thích hợp được đề ra để giảm thiểu và phòng ngừa khuyết tật thêm, kể cả trẻ em và những người có tuổi.”168 Mặc dù vậy những khuyết tật thường không được phát hiện mãi tới khi quá muộn trong cuộc đời của trẻ.169 Do đó, phát hiện sớm đòi hỏi nâng cao ý thức trong số những cán bộ chuyên môn y tế, cha mẹ, giáo viên cũng như là những nhà chuyên môn khác làm việc với trẻ em. Ủy ban về quyền trẻ em cũng kiến nghị rằng các quốc gia thành viên cần thiết lập những hệ thống phát hiện sớm và can thiệp sớm như một phần của dịch vụ y tế.170

Theo Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, cha mẹ và những người bảo trợ phải chịu trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, điều trị cho trẻ em, trong khi đó Bộ y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện khám cơ bản, phòng ngừa và điều trị.171 Bộ GD&ĐT tạo chịu trách nhiệm tổ chức chăm sóc sức khỏe thông qua nhà trường với mục đích phòng ngừa và can thiệp sớm.172 Mới đây, vào ngày 1/9/2006 Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 55/1999/CT-TTg về triển khai những chính sách hỗ trợ NKT, mà chỉ thị này trao trách nhiệm cho Bộ Y tế soạn thảo và thực hiện những chiến lược chăm sóc sức khỏe NKT, trong đó chú ý tới những chương trình dựa vào cộng đồng để phát hiện sớm và phục hồi chức năng.173 Dự thảo Luật Người khuyết tật khẳng định rằng những cơ sở chăm sóc sức khỏe có chức năng “phát hiện khuyết tật bẩm sinh ở các cháu mới sinh, để có thể phục hồi chức năng sớm.”174 Những cơ sở chăm sóc sức khỏe cũng phải đảm bảo điều kiện đầy đủ để khám và điều trị.175

Xét về viện mạo, luật của Việt Nam về can thiệp sớm dường như thiết lập được cơ sở pháp lý rõ ràng. Tuy nhiên, cũng giống như quyền được chăm sóc sức khỏe đặc biệt và miễn phí, quyền được phát hiện sớm và phòng ngừa vẫn chưa được thực thi. Con số thống kê cho thấy rằng 1/3 gia đình có TKT chưa bao giờ nhận được điều trị cho mình.176 Với những gia đình có được điều trị cho con, 50% được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, trong khi 38% tiếp cận được tới khám sức khỏe và điều trị miễn phí.177 45% nhận được thẻ bảo hiểm y tế.178 Rất nhiều trẻ em không được chẩn đoán sớm và không nhận được những dịch vụ cần thiết. Như vậy, chính phủ Việt Nam phải thực hiện những biện pháp để đảm bảo rằng những quyền này được thi hành và tăng cường.

7.3. Quyền được thể hiện ý nguyện bằng lòng, tự quyết và tự lựa chọn

CRPD thiết lập rất rõ ràng quyền được thể hiện ý nguyện bằng lòng, tự quyết, và tự lựa chọn nêu rõ rằng NKT cũng có quyền tự do và an sinh con người mà mọi người đều có và rằng NKT không bị “tước bỏ quyền tự do của mình theo kiểu vi phạm luật pháp hoặc tùy tiện, và bất cứ hành động tước đoạt tự

168 CRPD, 22-10-2007, điều 25(b).

169 Tiến sĩ T. Duy Kiên, như đã trích dẫn chú giải 35, tại 43. 170 Như trên

171 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, No. 25/2004/QH, 11-6-2004, điều 27. 172 Như trên

173 Chỉ thị No. 55/1999/CT-TTg, 2005, tại Điều 2(5). 174 Dự thảo Luật Người khuyết tật, 5-10-2009, điều. 16(3). 175 Như trên

176 Tạo lập một môi trường bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, như đã trích dẫn chú giải 6, at 80 177 Như trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

do nào đều không phù hợp với luật pháp và rằng sự tồn tại của những khuyết tật không thể lấy đó bào chữa cho hành động tước bỏ quyền tự do.”179 Trong tình thế NKT bị “tước đoạt quyền tự do của mình thông qua bất cứ tiến trình nào, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, họ có quyền được đảm bảo theo luật nhân quyền quốc tế và được đối xử theo những mục tiêu và nguyên tắc của công ước hiện nay, gồm cả điều khoản về môi trường cư ngụ hợp lý.”180 CRPD cuối cùng khẳng định rằng “không ai bị tra tấn hoặc đối xử ác nghiệt, phi nhân đạo hoặc nhục mạ hoặc bị trừng phạt”.181 Cụ thể là, Thông tín viên đặc biệt về tra tấn đã ghi chú rằng việc sử dụng cách hạn chế và giam giữ riêng có thể cấu thành tra tấn, cũng như là những quy trình chăm sóc y tế khác được thực hiện mà không được sự đồng ý của người trong cuộc.182 Những phần này áp dụng cho tất cả mọi người kể cả khuyết tật thể chất và khuyết tật thần kinh.

Điều 10 của Sắc lệnh về NKT 1998 khẳng định rằng “những người có những dạng thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng tạo mối nguy cho xã hội cần phải được điều trị bắt buộc trong những cơ sở tâm thần.”183 Tương tự như thế Dự thảo Luật Người khuyết tật nêu rằng những người tâm thần ở cả hai dạng quá khích hoặc quá trầm cảm thể hiện những hành vi tự sát hoặc phá hoại cuộc sống của những người khác được cung cấp phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc ở những cơ sở y tế.”184 Xét về diện mạo, điều này vi phạm trực tiếp đến những Điều 14 và 15 của CRPD, bởi vì CRPD nghiêm cấm hành động phi luật pháp tước đoạt tự do và nó đảm bảo quyền một người từ chối một hình thức điều trị y tế. Hơn thế nữa, khổ đoạn này đã phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật bằng cách phân biệt những NKT thể chất với những NKT tật tâm thần và vi phạm quyền của những NKT tâm thần. Như vậy ta nên bỏ đoạn này đi để tuân thủ với CRPD.

Một phần của tài liệu QUYỀN của TRẺ EM KHUYẾT tật tại VIỆT NAM (Trang 32 - 35)