chính trị cho đội ngũ công nhân Yên Bái
Công nhân Yên Bái đã và đang hội nhập sâu rộng vào tiến trình phát triển của tỉnh nhà và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ý thức chính trị được nâng cao sẽ là góp phần cho công nhân Yên Bái phát triển toàn diện.
Trong các nhóm giải pháp để nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái, nhóm giải pháp về chính trị, pháp luật phải được coi là cơ bản nhất xuyên suốt quá trình giáo dục cho công nhân. Thực hiện tốt nhóm giải pháp này là cơ sở để thực hiện các nhóm giải pháp khác từ đó hoàn thành mục tiêu phát triển toàn diện công nhân Yên Bái.
Người công nhân chỉ có ý thức chính trị tốt khi thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ chính trị, pháp luật với Đảng và Nhà nước. Vì vậy khi thực hiện nhóm giải pháp này nói riêng và các nhóm giải pháp nói chung phải đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành quản lý của nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN.
Trước mắt cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị… cho từng công nhân trên cơ sở hướng tới cả đội ngũ.
Thực tế hiện nay cho thấy các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, pháp luật trong các doanh nghiệp chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi các cấp ủy Đảng cơ sở, quản lý doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội mà công nhân tham gia thực sự quan tâm đến vấn đề này. Đó là các tổ chức Đảng triển khai, quán triệt nghiêm túc mọi đường lối, nghị quyết của Đảng, lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, Công đoàn triển khai học tập, tìm hiểu đầy đủ, nghiêm túc phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ… tổ chức học tập với nhiều lực lượng, hình thức và biện pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Các buổi sinh hoạt chính trị với hình thức và nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu cùng với sự sinh động và khoa học chắc chắn mang lại hiệu quả tích cực cho nhận thức của công nhân.
Công nhân trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái không thuần nhất, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề lại có trình độ văn hóa, học vấn không đồng đều… Việc tuyên truyền giác ngộ là rất khó khăn vì vậy trong quá trình tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ về chính trị đòi hỏi đảm bảo sao cho phù hợp với từng đối tượng công nhân, khu vực, ngành nghề làm việc, giới tính…
Nói đến chính trị là người ta hay nói đến sự trừu tượng và khô khan của nó. Vì vậy tâm lý nói chung thường không thật sự thích học tập và tìm hiểu về nó. Muốn người công nhân không sao nhãng, thờ ơ với chính trị cần phải thường xuyên đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy tuyên truyền.
Để nâng cao ý thức chính trị cho công nhân trong công tác tuyên truyền giáo dục luôn phải đảm bảo những nội dung mang tính nguyên tắc có thể khái quát là giáo dục công nhân có những hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng ta (nhấn mạnh vào những đường lối của những đại hội gần nhất, gắn với thời kỳ đổi mới, hội nhập), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, nền văn hóa Việt Nam, giáo dục về vị trí vai trò và sứ mệnh của GCCN Việt Nam - lực lượng đi đầu trong thời kỳ đổi mới, vai trò lãnh đạo của Đảng với GCCN và toàn xã hội cùng với đó lồng ghép những bài giảng về những đơn vị, những cá nhân, những gương điển hình, tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; đó có thể là những gương điển hình về làm ăn kinh tế, sáng tạo trong lao động sản xuất… thậm chí là những cá nhân, những đơn vị ngay trong doanh nghiệp, biểu dương, nhân rộng để công nhân thấy được giá trị thực tiễn của giáo dục chính trị và có quyết tâm phấn đấu.
Về phương pháp giáo dục chính trị, tư tưởng cần phải đổi mới liên tục. Cố gắng tìm ra những phương pháp, cách thức, con đường hiệu quả nhất để cho người công nhân thích thú với việc học tập, tìm hiểu. Có thể sử dụng thuyết trình, đàm thoại, nêu ra những vấn đề cụ thể, giàu tính thực tiễn gây cho công nhân sự hứng thú, hưng phấn và tò mò kết hợp sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, đèn chiếu, internet… các bộ phim tài liệu, phóng sự… nhằm mang lại kết quả tối ưu.
Về hình thức giáo dục chính trị, tư tưởng cần phải thường xuyên đổi mới, tùy đối tượng, phạm vi mà có những hình thức giảng dạy sao cho phù hợp nhất. Kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung giảng dạy, tuyên truyền. Để có hiệu quả thực sự trong công tác chính trị cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, yêu nghề, nhiệt tình đi sâu đi sát gần gũi với công nhân lao động, nắm bắt được tâm lý, suy nghĩ của công nhân để có những bài giảng làm cho công nhân “tâm phục, khẩu phục”, “sáng mắt, sáng lòng” tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng, con đường mà dân tộc ta, nhân dân ta đang đi trong sự lãnh đạo của Đảng.
Người công nhân chỉ thực hiện đúng, đi đúng hướng khi công tác giáo dục chính trị đi đúng hướng, chỉ đạo đúng hướng vì vậy phải đảm bảo sao cho
thật “thấu tình đạt lý” trong tuyên truyền giáo dục; cùng với đó phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, các sách, báo, tạp chí…để tuyên truyền giáo dục ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu.
Công nhân Yên Bái được học lý luận chính trị một cách bài bản rất ít, đây là thiệt thòi lớn của người công nhân cho nên cần phải thường xuyên tổ chức cho không chỉ cán bộ, đảng viên mà phải là càng nhiều công nhân tham gia học tập thì càng tốt. Một lần nữa nhấn mạnh người công nhân chỉ thực sự có ý thức chính trị khi họ tự nguyện, tích cực tham gia.
Cùng với đó phải phối hợp chặt chẽ việc giáo dục chính trị ở trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp. Phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức Đảng, công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác chính trị trong doanh nghiệp làm sao gắn kết các hoạt động kinh tế, sản xuất, văn hóa xã hội với hoạt động chính trị. Ở ngoài doanh nghiệp là địa bàn nơi người công nhân sinh sống và cư trú vì thế không thể không giáo dục chính trị, các chi bộ, khu phố, xã, phường, thị trấn, tổ dân cư… có công nhân sinh sống cần làm tốt việc giáo dục người công nhân thông qua các buổi họp, sinh hoạt, học tập…
Hoạt động giáo dục chính trị cho công nhân phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức Đảng cơ sở, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… vì vậy phải luôn đảm bảo đây là những “hạt nhân” tuyên truyền giáo dục tốt nhất. Đặc biệt với tổ chức công đoàn, công đoàn phải hoạt động thiết thực và hiệu quả hơn tránh hình thức trong hoạt động của mình, việc làm tốt những chức năng, nhiệm vụ của mình, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp cho công nhân, công đoàn chính là cách tốt nhất giáo dục, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái. Đoàn thanh niên nơi tập trung của những người công nhân trẻ tuổi, nhiều nhiệt huyết cần phải được quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ doanh nghiệp để cho đoàn thanh niên thực sự là “cánh tay phải” đắc lực của Đảng; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao các nghị quyết được triển khai thực hiện. Hội phụ nữ thông qua các phong trào “Nữ công gia tránh”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và các hoạt động của mình…mà tăng cường giáo dục chính trị cho công nhân nữ.
Hoạt động giáo dục chính trị có thể kết hợp hoặc tách rời với hoạt động tuyên truyền pháp luật tùy theo nội dung, yêu cầu của công việc. Tuy nhiên vấn đề tuyên truyền chính trị hay pháp luật phải được coi trọng như nhau, giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, bổ trợ cho nhau, vì vậy đảm bảo kết hợp, sử dụng cho có hiệu quả nhất cả hai phương tiện này trong nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái.
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN hiện nay, vai trò của pháp luật rất quan trọng nó chi phối, điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội. Công nhân muốn có ý thức chính trị trước hết phải có ý thức pháp luật tốt.
Ở nước ta pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, người công nhân được giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật là thực sự quan trọng, nó giúp bổ trợ và hoàn thiện người công nhân về ý thức chính trị.
Cũng như chính trị, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho công nhân phải tiến hành thường xuyên liên tục do Đảng lãnh đạo, từ đó đảm bảo tính toàn diện, hệ thống trong xây dựng đội ngũ công nhân. Ngoài những kiến thức pháp luật cơ bản, thông thường người công nhân phải được trang bị những kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống lao động, sản xuất của họ, đó là những kiến thưc cơ bản về Bộ Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Công đoàn… từ những hiểu biết nhất định về những văn bản pháp luật này sẽ giúp người công nhân ngoài có những kiến thức pháp luật cần thiết còn giúp người công nhân làm việc tốt hơn, có tổ chức kỷ luật tốt hơn… Công nhân có ý thức pháp luật sẽ có tình cảm niềm tin vào pháp luật từ đó sẽ làm chủ thực sự những hành vi của mình không đi chệch khỏi chuẩn mực của pháp lý, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, người công nhân tự giác thực hiện pháp luật và như vậy chính là ý thức chính trị được nâng cao.
Trong sự phát triển như hiện nay các văn bản pháp luật thực sự quan trọng đối với đời sống của công nhân và toàn xã hội. Bộ Luật Lao động là bộ luật có ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, quyền lợi, nghĩa vụ và trách
nhiệm của công nhân. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chính vì vậy đòi hỏi Nhà nước cần thường xuyên kiện toàn, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn luôn biến đổi. Cần phải thường xuyên ban hành những văn bản luật cho cập với thực tế. Hiện nay đời sống của công nhân còn thấp việc bổ sung, hoàn thiện Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp… sẽ là rất cần thiết và có ý nghĩa.
Nâng cao ý thức pháp luật cho công nhân không phải là trang bị cho công nhân những kiến thức “phòng thân”, chống doanh nghiệp, giới chủ mà ngược lại nó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn, hiệu quả hơn. Người công nhân hiểu biết pháp luật sẽ có ý thức, tinh thần trách nhiệm, tổ chức, kỷ luật hơn là chắc chắn, mà cái này có lợi cho doanh nghiệp và cho chính bản thân người công nhân.
Như đã trình bày ở phần thực trạng. Ý thức chính trị của công nhân Yên Bái chưa cao cho nên ý thức pháp luật chắc chắn còn nhiều hạn chế. Người công nhân ý thức lao động kém, chểnh mảng với công việc, mắc vào tệ nạn một phần là ý thức pháp luật còn kém. Để nâng cao nhận thức pháp luật cho công nhân phải khẳng định một lần nữa là phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng mà ở đây các tổ chức cơ sở Đảng cần phải phát huy vai trò tiên phong của mình từ đó phối hợp với công đoàn, các tổ chức đoàn thể nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. Đây là việc làm đòi hỏi phải kiên trì, nhẫn nại, làm từng bước một, vận dụng linh hoạt việc giáo dục, tuyên truyền với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp từ đó mang lại kết quả cao nhất.
Vấn đề chính trị, pháp luật trong nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái không chỉ là đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị và pháp luật bởi lẽ sẽ là chưa đủ khi các vấn đề chính trị ở đây là rất phức tạp trong một xã hội phát triển của nền kinh tế thị trường.
Phải xác định nâng cao ý thức chính trị ở đây không chỉ là với người công nhân mà là với toàn xã hội. Công nhân không thể có ý thức chính trị khi môi trường, xã hội không tốt, không lành mạnh. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động giáo dục chính trị cho toàn dân. Mọi tầng lớp dân cư đều
phải được phổ biến và thực thi pháp luật trong đó công nhân phải là lực lượng đi đầu, gương mẫu chấp hành thực hiện và họ cũng phải là những chiến sĩ tiên phong trong công tác giáo dục, tuyên truyền chính trị, pháp luật. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp.
Đảm bảo pháp luật là công cụ hiệu quả nhất, nghiêm minh nhất trong điều chỉnh hành vi của toàn xã hội. Không một ai có quyền đứng trên, đứng ngoài hay đứng dưới mà phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Có như vậy công nhân mới ý thức sâu sắc trong vấn đề hoàn thiện bản thân, tin tưởng vào tính nghiêm minh của pháp luật.
Kiên quyết xử lý răn đe những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả cho doanh nghiệp và xã hội của người công nhân, lao động từ đó làm gương cho những người công nhân lao động khác. Ngoài ra phải xử lý nghiêm các vụ án gây bức xúc trong nhân dân đặc biệt là các vụ án ma túy, buôn lậu, giết người, tham nhũng… để đây là lời cảnh tỉnh không chỉ cho công nhân mà toàn xã hội.
Phòng chống tệ nạn xã hội phải làm kiên quyết và triệt để vì đây là những vấn đề nhức nhối làm ảnh hưởng đến ý thức chính trị của công nhân. Người công nhân khó có ý thức chính trị khi nhìn thấy xã hội có quá nhiều thói hư, tật xấu, tệ nạn… dẹp bỏ dần những vấn đề này sẽ làm cho ý thức chính trị công nhân đi lên.
Để thực hiện tốt nhóm giải pháp về chính trị, pháp luật một trong những nội dung cần được thực hiện đó là phải thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, cũng như lành mạnh hóa cuộc sống của công nhân trong doanh nghiệp.
Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới vì thế thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp cũng chính là chính là thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phát huy vai trò của người công nhân trong chính doanh nghiệp và trong sự nghiệp đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [36, tr.249] vì vậy đòi hỏi các
cấp ủy đảng, doanh nghiệp và người công nhân phải thực hiện quyền làm chủ chính đáng của mình. Doanh nghiệp phải đảm bảo làm sao thực sự “Công nhân biết, công nhân bàn, công nhân làm, công nhân kiểm tra” có như vậy mới tạo nên một đời sống chính trị lành mạnh, phát huy dân chủ đến nơi đến chốn. Khi công nhân đã được phát huy vai trò của mình chắc chắn họ sẽ mạnh dạn hơn, hiểu hơn và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Quy chế dân chủ sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đến từng người công nhân. Khi thực hiện không được làm hình thức, qua loa đại khái bởi làm vậy sẽ có tác dụng ngược không phát huy