Nhóm giải pháp về kinh tế nhằm nâng cao ý thức chính trị cho

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 76 - 82)

đội ngũ công nhân Yên Bái

Con người muốn sống, muốn tồn tại trước hết phải đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ngủ, nghỉ… sau đó mới có những hoạt động chính trị, tinh thần khác. Công nhân không nằm ngoài cái chung đó, người công nhân không thể có ý thức chính trị khi cơm không đủ no, áo không đủ mặc, các lợi ích vật chất tối thiểu không được đảm bảo. Vì vậy để nâng cao ý thức chính trị cho công nhân trước hết phải đảm bảo cho công nhân có được những lợi ích vật chất cần thiết, làm cho cuộc sống của công nhân ngày càng ổn định và đảm bảo về vật chất chính là cách tốt nhất, thiết thực nhất để nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.

Công nhân là lực lượng chính của sự nghiệp CNH, HĐH vì vậy những vấn đề về vật chất kinh tế phải thực sự được đảm bảo cho công nhân. Có như vậy công nhân mới thực sự hết lòng với công việc của doanh nghiệp, với sự nghiệp đổi mới. Lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng công nhân chỉ có thể gánh vác được sứ mệnh lịch sử của mình khi công nhân trở thành “giai cấp vì nó” mà như vậy phải đảm bảo trước hết và lâu dài cho công nhân là vấn đề kinh tế. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đơn giản mà rất phức tạp và cần nhiều thời gian với những kế hoạch, quy trình nhất định nhưng chắc chắn đây là vấn đề phải làm ngay, và làm lâu dài.

Công nhân Việt Nam và công nhân Yên Bái chiếm tỉ lệ không cao trong lực lượng lao động nhưng lại là lực lực tạo ra những giá trị sản phẩm chủ yếu cho xã hội, đóng góp chủ yếu vào GDP của đất nước tuy vậy người công nhân chưa được hưởng tương xứng những thành quả do mình làm ra. Cần phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm tạo ra những lợi ích thiết thực nhất cho công nhân.

Ý thức chính trị công nhân Yên Bái sẽ ngày càng thấp chứ đừng nói là cao khi người công nhân không có việc làm thường xuyên, thất nghiệp, thu nhập thấp không ổn định. Vì vậy trong nhóm giả pháp về kinh tế cần đảm bảo

thực hiện tốt hai vấn đề cơ bản là tiền lương, tiền công và việc làm cho công nhân.

Giải quyết vấn đề tiền công, tiền lương nâng cao thu nhập cho công nhân: Đối với công nhân tiền lương và tiền công là nguồn thu nhập chính, chủ yếu không chỉ để tái tạo sức lao động mà còn giúp họ ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình. Vì vậy đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần phải tiếp tục cải cách chế độ tiền lương đối với công nhân lao động khu vực sản xuất kinh doanh, xây dựng các thang bậc lương hợp lý, có những giải pháp hữu hiệu cụ thể khi thực hiện, sớm cải cách chính sách tiền lương, tiền công, định lại thang bảng lương, phụ cấp lương, thưởng, có mức lương tối thiểu phù hợp cho từng thời kỳ.

Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động. Đây phải là nguyên tắc cơ bản trong chế độ chính sách về tiền lương, tiền công đảm bảo công bằng chứ không phải là cào bằng, Thực hiện tốt nguyên tắc này làm cho nó thực sự là đòn bẩy kinh tế tạo hiệu quả, năng suất, chất lượng cao. Kết hợp đó là thực hiện phân phối theo mức đóng góp và theo quỹ phúc lợi xã hội, có những chính sách khuyến khích đối với công nhân giỏi tay nghề. Nghiên cứu và ban hành chính sách trợ cấp thất nghiệp, bổ sung và hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội đối với công nhân thiếu hoặc mất việc làm. Hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện khuyến khích người lao động cống hiến năng lực, trí tuệ cho doanh nghiệp. Đảm bảo chăm sóc tốt sức khỏe công nhân lao động, nhất là với những công nhân làm những công việc nặng nhọc, độc hại.

Khi tiền công, tiền lương, các chế độ chính sách được đảm bảo sẽ là điều kiện thuận lợi để nâng cao, hoàn thiện ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái. Ý thức chính trị của công nhân chắc chắn sẽ tỉ lệ thuận với tiền lương và tiền công khi người công nhân không phải lo lắng về kinh tế, là động lực cho công nhân phát triển toàn diện.

Giải quyết việc làm cho công nhân: Việc làm là vấn đề đi song hành với thu nhập, tiền công, tiền lương của công nhân. Công nhân không thể có

thu nhập ổn định khi việc làm bấp bênh hoặc không có việc làm. Từ đó kéo theo công nhân không được ổn định về kinh tế, rất khó để công nhân có ý thức chính trị và phát huy khả năng của mình.

Việc làm là vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến đời sống của công nhân, nó vừa là vấn đề kinh tế vừa là những vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm. Không thể có một đội ngũ công nhân Yên Bái lớn mạnh khi việc làm của công nhân không đủ, không có, không ổn định, chắc chắn như thế công nhân không thể có ý thức chính trị được. Để xây dựng công nhân Yên Bái lớn mạnh, có ý thức chính trị cần phải xây dựng, hoàn thiện chính sách đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và giúp người công nhân ổn định và phát triển.

Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã có những cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho công nhân người lao động. Tuy nhiên trong khi cả nước còn chưa có những cơ chế chính sách đồng bộ nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thu hút nhiều lao động… thì Yên Bái do điểm xuất phát còn nhiều hạn chế, yếu kém thì rất cần phải có những chính sách thực sự mang tính chất đòn bẩy tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho công nhân lao động.

Cụ thể là:

Cần tập trung xây dựng, thể chế hóa đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vận dụng cho phù hợp vào điều kiện, tình hình thực tế tỉnh nhà. Phát huy mọi tiềm năng của tỉnh nhà nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo ra nhiều cơ hội, tạo ra nhiều việc làm cho công nhân lao động. Tỉnh nhà cần có những chính sách tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực trong nhân dân, trong tất cả các loại hình doanh nghiệp không chỉ những doanh nghiệp nhà nước mà cả những doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khu vực trong tỉnh. Tạo môi trường pháp lý cho các loại hình

doanh nghiệp triển nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân địa phương.

Để công nhân có việc làm, thu nhập ổn định lâu dài thì công nhân cần phải có trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng tiếp thu công nghệ mới thì cần phải có chính sách đào tạo nghề cho công nhân, đào tạo lại công nhân để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Hiện nay Yên Bái có hai trường cao đẳng nghề là Cao đẳng nghề Yên Bái và Cao đẳng nghề Âu Lạc, một trường Trung cấp nghề Nghĩa Lộ và các trung tâm dạy nghề nằm ở các huyện, thị đã một phần nào đáp ứng được yêu cầu đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp cho công nhân lao động. Tuy nhiên các ngành nghề đào tạo còn ít chưa thực sự phong phú, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người học nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ giảng dạy còn nhiều bất cập, hạn chế. Hiện nay các nghề đào tạo dài hạn vẫn chỉ là những ngành nghề cơ bản mang tính chất “truyền thống” như là nghề điện công nghiệp, công nghệ ô tô, công nghệ hàn, kế toán vì vậy đòi hỏi phải có những bước tiến trong công tác đào tạo nghề, hướng tới đào tạo nghề theo thị trường, theo nhu cầu xã hội. Vì vậy đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm tới đó là:

Hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo nghề và đào tạo lại công nhân, lao động.

Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, toàn xã hội tham gia vào hoạt động dạy nghề như giới thiệu, cung cấp thông tin về việc làm.

Tạo mọi điều kiện để mọi người có sức lao động đều có cơ hội học nghề, sau đó giúp họ tìm được những công việc phù hợp, có thu nhập thỏa đáng tương xứng với sức lao động họ bỏ ra.

Quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, các hoạt động giới thiệu việc làm như tổ chức hội chợ việc làm, các trung tâm tư vấn về việc làm, các website về việc làm.

Tuyên truyền cho nhân dân hiểu vai trò của hoạt động dạy nghề với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước từ đó góp công góp sức vào sự nghiệp dạy nghề.

Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho đào tạo nghề kết hợp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy cho giáo viên dạy nghề.

Việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng chính là nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đội ngũ công nhân Yên Bái. Công nhân có trình độ cao, làm chủ khoa học kỹ thuật, biết ứng xử linh hoạt và sáng tạo trong lao động sản xuất và trong đời sống sẽ có đầy đủ kỹ năng “đi tắt đón đầu” hội nhập cùng với sự hội nhập của đất nước vào nền kinh tế thế giới hiện nay.

Con người là tài sản quý giá nhất của mỗi quốc gia dân tộc, công nhân Yên Bái trong tiến trình phát triển phải dần dần đáp ứng được kỳ vọng là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp sẽ đảm bảo cho công nhân không phải lo gì về việc làm, thu nhập bởi vì chắc chắn họ sẽ có việc làm thật ổn định, thu nhập sẽ cao. Khi tham gia vào thị trường lao động không còn bị sức ép, bỡ ngỡ hay sự thiếu tự tin, có thể tham gia lao động sản xuất ở bất cứ đâu không chỉ trong địa bàn tỉnh mà kể cả thị trường ngoài tỉnh và vươn ra thế giới.

Nói thì là vậy nhưng hiện nay công nhân Yên Bái còn hạn chế về nhiều mặt vì vậy để đào tạo nâng cao chất lượng toàn diện cho đội ngũ công nhân, không mắc phải những hạn chế sai lầm trong khi thực hiện phải trên cơ sở xác định những mục đích, phương hướng mang tính định hướng sau:

Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp phải đem lại lợi ích thiết thực cho người công nhân, phải làm cho họ phát triển năng lực sáng tạo, đem lại những đóng góp hữu ích cho xã hội đó là phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Phải đảm bảo hướng tới nâng cao chất lượng nghề nghiệp, hiện đại hóa ngành nghề nói chung. Đó là cơ sở để phát triển chất lượng xã hội của giai

cấp công nhân, đảm bảo cho công nhân thực hiện tốt ưu thế xã hội và vai trò của nó trước toàn xã hội.

Góp phần xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa lao động, hình thành phong cách lao động công nghiệp, đạo đức, lối sống mới, phát triển đời sống tinh thần, tích cực chủ động trong hoạt động nghề nghiệp, xã hội và chính trị của công nhân.

Sự phát triển của công nhân, với tư cách là giai cấp tiên phong phải góp phần đổi mới, định hướng giá trị của các cá nhân và toàn xã hội. Nó khẳng định rằng một xã hội lành mạnh, văn minh, văn hóa là một xã hội tôn vinh giá trị lao động có ích của mỗi con người, kích thích cổ vũ những người lao động giỏi đang trực tiếp tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, góp phần hình thành xã hội của người lao động, coi người lao động sáng tạo là nhân vật trung tâm của xã hội.

Cùng với quá trình đào tạo thì quá trình đào tạo lại công nhân thì cần phải phối hợp đồng bộ các biện pháp, các lực lượng, các chính sách cần thiết có hiệu quả cho công nhân như:

Hoàn thiện chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có những giải pháp đẩy mạnh đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào lao động sản xuất một cách đồng bộ nhằm giảm dần lao động thủ công.

Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích công nhân nâng cao trình độ, hoàn thiện chính sách đào tạo lại người công nhân để họ có thể sử dụng những công nghệ, máy móc hiện đại.

Có chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp để quản lý, sử dụng đội ngũ công nhân một cách hợp lý, tránh lãng phí nguồn lực lao động.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề, để thực sự các cơ sở dạy nghề trong tỉnh trở thành những trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao. Có thể tiếp cận nhanh chóng những thành tựu khoa học của thế giới.

Đặc biệt quan tâm xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên dạy nghề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và về kỹ năng giảng dạy, phẩm chất đạo đức,

lòng say mê nghề nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, tạo cơ chế cho giáo viên có điều kiện thâm nhập thực tế để cập nhật được những kỹ thuật, công nghệ mới, đồng thời có chính sách động viên về vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên để họ quan tâm gắn bó với nghề.

Thực hiện tốt những nội dung trên sẽ góp phần đạt được mục đích về kinh tế cho công nhân. Khi người công nhân có đầy đủ việc làm, thu nhập chắc chắn ý thức chính trị sẽ ngày càng được nâng lên và ổn định không ngừng.

Để thực hiện có hiệu quả nhóm giải pháp về kinh tế chắc chắn vai trò của các tổ chức Đảng, ban giám đốc doanh nghiệp, công đoàn và các tổ chức đoàn thể là rất lớn. Vì vậy cần phải quán triệt thực hiện các giải pháp về kinh tế ngay từ trong nghị quyết của Đảng từ đó triển khai sâu rộng và có những biện pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo cho những giải pháp này được thực hiện đúng đắn. Từ đó nâng cao đời sống vật chất, đảm bảo về kinh tế cho người công nhân góp phần đạt được mục đích cuối cùng là nâng cao ý thức chính trị cho công nhân Yên Bái.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)