Khái quát về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 39 - 43)

Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái được thành lập chỉ với vài chục đảng viên đã lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền thành công. Cách mạng tháng 8 thành công đã tạo tiền đề để Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Yên Bái bước vào thời kỳ mới, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thống nhất nước nhà. Từ một ban cán sự Đảng ban đầu với vài chục Đảng viên, trải qua hơn 60 năm phấn đấu và trưởng thành, hiện nay Đảng bộ tỉnh Yên Bái có 12 Đảng bộ trực thuộc, 586 tổ chức cơ sở Đảng (311 đảng bộ, 275 chi bộ), 3.058 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với trên 40 nghìn đảng viên. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các cấp, các ngành và nhân dân Yên Bái đã năng động sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây

dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Hiện nay dân số toàn tỉnh là 743.880 người với mật độ dân số là 108 ngươi/km2. Trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động là 407.475 người chiếm 54,7% dân số toàn tỉnh. Là nguồn lao động dồi dào góp phần tham gia vào quá trình lao động sản xuất, phát triển của tỉnh nhà.

Trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, thời kỳ 5 năm (2006 - 2010) tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 5 năm toàn tỉnh đạt 12,3 %/năm .

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP)

(Theo giá hiện hành)

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) (Triệu đồng)

Cơ cấu kinh tế (%) Năm 2008 Năm 2009 Ước năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Ước năm 2010 Tổng số 5.664.788 6.791151 8.226140 100,00 100,00 100,00 1- Nông, lâm nghiệp và TS 1.984.361 2.311.022 2.740.420 35,03 34,03 33,31 2- Công nghiệp và xây dựng 1.810278 2.248.555 2.770.380 31,96 33,11 33,68 3- dịch vụ 1.870.149 2.231.574 2.715.340 33,01 32,86 33,01 Nguồn: [48, tr.3]

Bảng 2.3:Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 (Theo giá so sánh 1994)

Tốc độ tăng trưởng (%) Đóng góp vào tăng trưởng năm 2010 (điểm Thực hiện năm Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009

2007 phần trăm)

Tổng số 12,49 12,89 13,30 13,30

Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản

4,38 4,78 5,31 1,53

Khu vực công nghiệp xây dựng

18,95 19,03 18,59 7,14

Khu vực dịch vụ 14,04 13,77 14,16 4,62

Nguồn: [48, tr.2]

Như vậy GDP trong tỉnh luôn tăng ở mức cao cụ thể năm 2006 tăng 11.21%, năm 2007 tăng 11,66%, năm 2008 tăng 12,49%, năm 2009 tăng 12,89%, năm 2010 tăng 13,3%. Tổng giá trị sản phẩm (GDP) của tỉnh năm 2010 gấp 2,5 lần năm 2005, GDP bình quân đầu người năm 2010 cũng gấp 2,5 lần năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có bước chuyển dịch tích cực. Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện và chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi được đẩy mạnh. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng. Yên Bái là một trong những địa phương dẫn đầu vùng Tây Bắc về trồng rừng sản xuất và là một trong những địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất nước.

Với chủ trương lấy công nghiệp làm khâu đột phá để phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã đem lại những kết quả quan trọng. Công nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, tập trung vào khai khoáng phát huy những tiềm năng lợi thế của tỉnh như sản xuất xi măng, chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến khoáng sản, phát huy thủy điện vừa và nhỏ; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 gấp 3 lần năm 2005. Một số khu, cụm công nghiệp đang được xây dựng và mở rộng. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn được khuyến khích phát triển. Đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm 2006 - 2010 gấp hơn 3 lần năm 2001 - 2005. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông, thủy lợi, điện nước, trường,

lớp học, cơ sở y tế… được cải thiện đáng kể. lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thông… phát triển đa dạng, chất lượng được nâng lên. Công tác quản lý tài nguyên, môi trường được quan tâm chỉ đạo, đạt được một số kết quả tích cực.

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có bước phát triển. Hệ thống trường lớp học, cơ sở y tế được củng cố, phát triển; chất lượng giáo dục - đào tạo, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng lên. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được quan tâm phát triển; bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc được giữ gìn, phát huy. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được ổn định và cải thiện. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực trên 4,5% số hộ đã ra khỏi diện nghèo mỗi năm; đã xóa được trên 12.600 nhà ở dột nát và nhà tạm cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Làm tốt công tác định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách đối với gia đình và người có công, các đối tượng chính sách xã hội. Công tác dân tộc, công tác tôn giáo được tăng cường.

Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh. Chính trị - xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững không có “điểm nóng” xảy ra trên địa bàn.

Đó là một số thành tựu quan trọng mà tỉnh Yên Bái đã đạt được, là tiền đề cơ bản để tỉnh nhà tiến nhanh, tiến mạnh trong thời kỳ CNH, HĐH.

Tuy nhiên Yên Bái vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế tuy tăng trưởng khá, nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé; thu nhập bình quân đầu người thấp (mới bằng khoảng 50% thu nhập bình quân chung cả nước). Kết cấu cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hệ thống giáo dục, thông tin liên lạc còn trở ngại. Do đi lên từ điểm xuất phát quá thấp cả về cơ sở vật chất đến trình độ dân trí. Công nghiệp chưa thực sự là khâu đột phá trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Vì vậy để Yên Bái thoát

nghèo, ổn định và trở nên giàu mạnh rất cần sự quan tâm của Đảng, nhà nước cũng như sự cố gắng, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH YÊN BÁI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY (Trang 39 - 43)