Ảnh FE-SEM của bề mặt ống nano cácbo n

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cố định chuỗi ADN sử dụng ống nano cacbon nhằm ứng dụng cho cảm biến sinh học (Trang 48 - 49)

Ống nano các bon (CNT) sau khi được cốđịnh ADN sẽđược phủ lên bề mặt cảm biến. Hình thái bề mặt của cảm biến trước và sau khi cố định ADN được đặc trưng bằng kính hiển vi điện tử quét FE – SEM như được biểu diễn trong hình 3.4. Nhưđã được đề cập, chuỗi ADN liên kết đến bề mặt ống nano các bon thông qua sự

tương tác của lực Van Der Wall, lực ion, tương tác của liên kết π-π. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện hai thí nghiệm khác nhau để xem xét hình thái bề mặt của cảm biến.

Hình 3.4. Ảnh FE-SEM của bề mặt ống nano các bon không được cốđịnh ADN (a), được cốđịnh ADN (b)

Trong thí nghiệm đầu tiên, ống nano các bon không được cốđịnh ADN được phủ lên bề mặt cảm biến (hình 3.4 a). Có thể nhận thấy rằng, chỉ là các ống nano các bon với đường kính khác nhau nằm không có trật tự trên bề mặt của cảm biến.

Trong thí nghiệm thứ hai, ống nano các bon được cốđịnh chuỗi ADN sau đó phủ lên bề mặt cảm biến hình (3.4 b), có thể thấy rằng, bề mặt ống nano các bon đã có sự thay đổi, chuỗi ADN (những chấm trắng nhỏ) đã được liên kết với ống nano các bon. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể quan sát thấy mật độ ADN liên kết với bề

mặt CNT chưa được phân bố đều. Điều này sẽảnh hưởng không nhỏ tới tín hiệu lai hoá cũng như độ nhạy của vi cảm biến. Từ việc phân tích ảnh hiển vi điện tử quét chúng ta có thể quan sát định tính về sự liên kết chuỗi ADN với ống nano các bon ở

trên bề mặt cảm biến. Để có thể khẳng định khả năng liên kết của chuỗi ADN với

ống nano các bon, chúng tôi sử dụng phổ hồng ngoại sẽđược trình bày trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cố định chuỗi ADN sử dụng ống nano cacbon nhằm ứng dụng cho cảm biến sinh học (Trang 48 - 49)