HỌC SINH PHỔ THÔNG
Từ thực tế cho thấy, nhiều năm qua, Sở GD&ĐT TPCT đã tập trung chỉ đạo các trường phổ biến cụ thể quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho học sinh THPT, nhất là học sinh lớp 12. Cùng với giáo viên chuyên trách, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tham gia hướng nghiệp cho học sinh, các trường còn thông tin tư vấn đến phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, các trường còn kết hợp với các đơn vị thông tin đại chúng, các trường ĐH tổ chức tư vấn tại đơn vị trường cho học sinh. Đặc biệt không thể không nhắc đến “Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp” do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ GD&ĐT và các trường ĐH được tổ chức thường niên vào tháng 3 tại trường Đại học Cần Thơ. Ngày 2/3/2014, ngày hội diễn ra với hơn 90 gian hàng tư vấn của các trường ĐH, CĐ thu hút hàng chục nghìn học sinh ở khắp đồng bằng sông Cửu Long đến tham dự. Tại đây, ngoài việc được giải đáp
thắc mắc xung quanh ngành học, khối thi, việc làm sau khi tốt nghiệp,… các em còn được tặng đĩa thi trắc các môn học.
Tuy nhiên những hoạt động trên chủ yếu là tư vấn cho việc tuyển sinh như cung cấp thông tin số ngành nghề mà mỗi trường đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào, cách thức đăng kí dự thi, thời hạn nộp hồ sơ, v.v... chứ không tập trung vào việc định hướng ngành nghề cho học sinh phổ thông. Hơn nữa, ngày hội chỉ diễn ra trong một ngày vào tháng 3 – chỉ trước thời điểm nộp hồ sơ dự thi khoảng một tháng, chủ yếu là các trường quảng bá về hình ảnh của mình để thu hút học sinh, vai trò hướng nghiệp ở đây chưa thực sự nổi bật.
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, đa số học sinh ý thức được những buổi hướng nghiệp tại trường là có ích nhưng có nhiều ý kiến cho rằng hoạt động này còn thiếu thực tế, sinh động dễ gây nhàm chán cho học sinh. Cần tăng cường những hình thức thiết thực như: tổ chức các buổi giao lưu với cựu sinh viên/ doanh nhân thành đạt ở các lĩnh vực, đưa học sinh đi tham quan các trường ĐH, CĐ, cơ sở dạy nghề...
Việc các trường tổ chức thực hiện các buổi hướng nghiệp chủ yếu là dành cho học sinh khối lớp 12, khối lớp cần phải đưa ra quyết định chọn ngành nghề, nhưng thực chất hoạt động này cần được tiến hành vào thời điểm sớm hơn, cần định hướng ngay khi các em đang ở khối lớp 9 trước khi có quyết định chọn ban để đăng kí thi tuyển vào lớp 10.
Hoạt động hướng nghiệp là một hoạt động, một quá trình đòi hỏi sự lâu dài và liên tục chứ không gói gọn ở vài buổi sinh hoạt. Để học sinh phổ thông có những nhận thức đúng đắn hơn và sự yêu thích đối với ngành nghề, nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt hay các cuộc thi tìm hiểu về ngành nghề dành cho tất cả các học sinh nhằm tạo cho các em có ý thức tìm hiểu về ngành nghề ngay từ sớm. Bên cạnh đó các trường THPT cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phụ trách công tác hướng nghiệp để tổ chức những buổi hội thảo, những buổi sinh hoạt tập thể vào cuối mỗi tuần
với chủ đề mỗi tuần một ngành nghề. Từ đó giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề, về công việc mà ngành nghề đó đảm trách thông qua những hình ảnh cụ thể từ thực tế môi trường làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp, các sở, ban, ngành, v.v... tạo cho các em sự hứng thú và yêu thích về ngành nghề.
Ngoài ra tại mỗi quận, huyện cần có một nhóm cán bộ chuyên đảm trách việc tư vấn hướng nghiệp và triển khai thực hiện những buổi sinh hoạt, hội thảo về ngành nghề cho học sinh trên địa bàn. Nhằm đảm bảo tất cả học sinh dù ở khu vực thành thị hay nông thôn đều có được chất lượng thông tin tuyển sinh và sự hướng nghiệp như nhau.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã áp dụng quy trình ra quyết định cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định, đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu marketing để tiến hành nghiên cứu, phân tích những nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh phổ thông tại TPCT. Qua đó, nhằm xác định những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh phổ thông tại TPCT, nắm bắt xu hướng chọn ngành nghề của học sinh phổ thông tại Cần Thơ hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu hoàn thành, tác giả có thể đưa ra một số kết luận khái quát như sau:
1. Đa số các học sinh tại TPCT hiện nay đã có sự nhận thức khá tốt về định hướng tương lai, quyết định chọn ngành nghề. Các học sinh có nhiều phương án ra quyết định sau khi tốt nghiệp THPT như thi vào CĐ, trung cấp, tự tìm việc, v.v... nhưng chủ yếu vẫn là thi vào ĐH. Và một lượng không nhỏ thí sinh vẫn quyết tâm thi vào ĐH cho dù phải luyện thi lại nhiều lần.
2. Các học sinh phổ thông tại TPCT có sự hiểu biết ở mức trung bình về công việc tương lai mà ngành nghề mình chọn đảm trách. Các em chưa thực sự đầu tư tìm hiểu cho lĩnh vực mà mình sẽ gắn bó. Phần lớn các học sinh chọn từ hai ngành nghề trở lên và có sự định hướng về ngành nghề khi học lớp 12. Nhưng bên cạnh đó có nhiều thí sinh đã có sự định hướng trước khi vào lớp 10.
3. Sau khi dùng Cronbach alpha để loại biến không phù hợp và tiến hành phân tích nhân tố với 18 biến còn lại, ta rút ra 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh phổ thông tại TPCT: kỳ vọng về nghề nghiệp; đặc điểm của Trường/nơi đào tạo; những hoạt động hỗ trợ tìm hiểu ngành nghề; tác động từ các mối quan hệ; tác động từ ba mẹ, thầy cô. Và các biến trong mỗi nhóm nhân tố đó lại có sự tương quan với
nhau.
4. Vấn đề quan tâm khi chọn ngành, hầu hết các vấn đề về ngành nghề đều được các em quan tâm trừ hai vấn đề về mức học phí đào tạo thấp và vị trí ngành nghề trong xã hội.
5. Khi ra quyết định chọn ngành nghề thì đa số chính các em học sinh là những người ra quyết định chính.
6. Khối ngành Kinh tế vẫn chiếm ưu thế trong xu hướng chọn ngành đăng ký dự thi của các thí sinh trong kỳ thi tuyển 2013. Tuy nhiên sự lựa chọn được phân bố rộng rãi hơn ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, xuất hiện xu hướng chọn ngành an ninh/quân đội ở cả học sinh nam và nữ.
6.2 KIẾN NGHỊ
Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả đã nhận thấy một số vấn đề tồn tại và xin kiến nghị đến Sở GD&ĐT TPCT, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các trường ĐH, các trường THPT và các doanh nghiệp.
1. Sở GD&ĐT TPCT cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác hướng nghiệp cho học sinh, nhất là học sinh THPT. Đẩy mạnh việc tập trung đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ giáo viên phụ trách hướng nghiệp hiện tại và thiết lập đội ngũ cán bộ chuyên trách hướng nghiệp cho thành phố. 2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cần có quy hoạch cụ thể cũng như việc dự báo về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực từng năm cho các trường T H P T trong địa bàn thành phố.
3. Các trường ĐH, CĐ, TCCN, trường nghề nên phối hợp nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho các sinh viên tiếp xúc thực tế và nắm rõ các nhu cầu về nguồn lực của các doanh nghiệp để hoàn thiện chương trình đào tạo hơn nữa, đảm bảo lý thuyết đi đôi với thực tiễn.
4. Các công ty, các doanh nghiệp trong thành phố cần có sự hợp tác với bộ phận chuyên trách hướng nghiệp để xây dựng những chương trình, hội thảo hướng nghiệp chất lượng cao dành cho học sinh phổ thông thông qua những hình ảnh thực tế từ các hoạt động của doanh nghiệp.
5. Các trường T H P T nên dành nhiều thời gian hơn cho các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, đồng thời luôn đổi mới cách thức hướng nghiệp tránh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu Tiếng Việt
1. Lưu Thanh Đức Hải, 2010. Nghiên cứu Marketing ứng dụng. ĐH Cần
Thơ: Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh.
2. Nguyễn Quốc Nghi và Lê Quang Viết, 2011. Hành vi khách hàng.
Đại học Cần Thơ: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
3. Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, 2009. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí phát triển
KH&CN-Tập 12, Số 15.
4. Nguyễn Phương Toàn , 2011. Khảo sát các yếu tố chọn trường của học
sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ. Đại học
Quốc gia Hà Nội: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục.
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng.
Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
6. Nguyễn Hùng, 2008. Sổ tay Tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề: Nhà xuất bản Giáo dục
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Chapman, D. W .,1981. A model of student college choice. The Journal
of Higher Education. Ohio: Ohio State University Press
2. Nunnally và Burnstein,1994. Calculating, Interpreting, and Reporting
PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1
BẢNG CÂU HỎI
Tôi là Tài Huỳnh Bửu Quyên - sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp, nay tôi thiết kế bảng
câu hỏi nhằm mục đích “Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành nghề
của học sinh lớp 12 tại cá trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”.
Rất mong các bạn vui lòng dành khoảng 5 phút để giúp tôi hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Hãy yên tâm là những câu trả lời của các bạn sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
1. PHẦN QUẢN LÝ Tên đáp viên:... Số điện thoại:... Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Tên phỏng vấn viên: ……….. Ngày phỏng vấn: ……… Kiểm tra viên: ……….
2. PHẦN NỘI DUNG
Q1. Bạn đã có suy nghĩ định hướng ngành nghề của mình từ khi nào ? (Bạn chỉ có
một lựa chọn)
Trước lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
1 2 3 4
Q2. Dự tính của bạn sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học là? Q3. Trong đó bạn ưu tiên chọn phương án nào ?
Trả lời câu Q2 (Bạn có nhiều lựa chọn) Trả lời câu Q3 (Bạn chỉ có một lựa chọn)
- Thi vào trường ĐH 1 1
- Thi vào trường CĐ 2 2
- Thi vào trường TCCN 3 3
- Thi vào trường đào tạo nghề 4 4
- Không tiếp tục học để phụ giúp gia đình 5 5
- Tự tìm công việc để tạo thu nhập cho bản thân 6 6
Q4. Định hướng sắp tới của bạn là sẽ thi ngành nào và thuộc trường nào? (Bạn có nhiều lựa chọn) NGÀNH TRƯỜNG TỈNH/THÀNH PHỐ 1. 2. 3.
Trong đó bạn ưu tiên chọn ngành nào? ………
Q5. Khi chọn một ngành nghề nào đó để dự thi, bạn có biết rõ nghề nghiệp tương
lai sau khi tốt nghiệp ngành nghề đó không ? (Bạn chỉ có một lựa chọn)
Biết rất rõ Biết khá rõ Biết nhưng không nhiều lắm
Biết rất ít Hoàn toàn không biết
1 2 3 4 5
Q6. Trong quyết định chọn ngành nghề, bạn có phải là người quyết định chính hay không?
1. Có 2. Không
Q7. Bên cạnh đó, bạn còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào dưới đây ? Và mức độ
quan trọng của từng yếu tố khi bạn đưa ra quyết định ? (Bạn có nhiều lựa chọn)
Yếu tố ảnh hưởng Chọn Rất không quan trọng Không quan trọng Khá quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
1. Ngành nghề truyền thống của gia đình 1 2 3 4 5 2. Tác động từ lời khuyên của ba mẹ 1 2 3 4 5 3. Tác động từ lời tư vấn của anh chị trong gia đình 1 2 3 4 5 4. Tác động từ lời tư vấn của họ hàng 1 2 3 4 5 5. Tác động của nhóm bạn bè 1 2 3 4 5 6. Tác động từ những lời tư vấn của thầy cô 1 2 3 4 5 7. Tác động của tổ chức Đoàn thể ở địa phương 1 2 3 4 5 8. Các chương trình giao lưu hướng nghiệp 1 2 3 4 5 9. Các chương trình tiếp thị của Trường/Nơi đào
tạo
1 2 3 4 5 10. Danh tiếng của trường 1 2 3 4 5 11. Chất lượng đào tạo của trường 1 2 3 4 5 12. Cơ sở vật chất của trường 1 2 3 4 5 13. Cơ hội tìm việc làm ở tương lai 1 2 3 4 5 14. Có thu nhập cao khi ra trường 1 2 3 4 5 15. Có vị trí xã hội cao 1 2 3 4 5 16. Có khả năng trúng tuyển cao 1 2 3 4 5 17. Thuận tiện trong việc học (gần nhà) 1 2 3 4 5 18. Nguồn lực tài chính của gia đình 1 2 3 4 5 19. Phù hợp với năng lực học tập 1 2 3 4 5
20. Phù hợp với sở thích, sở trường cá nhân 1 2 3 4 5 21. Tự hào khi học ngành đó 1 2 3 4 5 22. Tính thời thượng của ngành nghề 1 2 3 4 5 23. Khác: ……….. 1 2 3 4 5
Q8. Khi chọn ngành nghề bạn thường quan tâm đến vấn đề gì và mức độ quan
trọng của vấn đề đó ? (Bạn có nhiều lựa chọn)
Vấn đề bạn quan tâm Chọn Rất không quan trọng Không quan Trọng Khá quan trọng Quan trọng Rất quan trọng
1. Có thu nhập cao khi ra trường 1 2 3 4 5
2. Có vị trí xã hội cao 1 2 3 4 5
3. Mức học phí thấp 1 2 3 4 5
4. Phù hợp năng lực cá nhân 1 2 3 4 5
5. Phù hợp sở thích 1 2 3 4 5
6. Có khả năng trúng tuyển cao 1 2 3 4 5
7. Khả năng có việc làm cao 1 2 3 4 5
8. Tự hào khi học ngành đó 1 2 3 4 5
9. Khác: ……… 1 2 3 4 5
Q9: Trường bạn có tổ chức hướng nghiệp cho học sinh không? 1. Có (chuyển sang câu 10)
2. Không (chuyển sang câu 14)
Q10: Bạn được nhà trường hướng nghiệp từ khi nào?
1. Trước lớp 10 3. Lớp 11
2. Lớp 10 4. Lớp 12
Q11. Trường của bạn đã hướng nghiệp cho học sinh thông qua hình thức? (Bạn có
nhiều lựa chọn)
Hình thức hướng nghiệp Chọn
1. Sinh hoạt vào những buổi chào cờ đầu tuần
2. Tổ chức một buổi giáo dục hướng nghiệp tại trường
3. Đưa học sinh tham quan các trường ĐH
4. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho từng lớp
5. Mời các cựu học sinh thành đạt ở các lĩnh vực về giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
Q12. Bạn nhận xét thế nào về hoạt động hướng nghiệp của nhà trường? (Bạn chỉ có một lựa chọn) Nhận xét Chọn 1. Thực tế, có ích 2. Nhàm chán 3. Khó hiểu 4. Khác:…………..
Q13: Mức độ thường xuyên của hoạt động hướng nghiệp ở trường bạn? (Bạn chỉ có
một lựa chọn)
1. 1lần/tuần 3. 1lần/tháng
2. 1lần/2 tuần 4. 1lần/3 tháng
Q14. Lựa chọn của bạn nếu không trúng tuyển ngànhh nghề đã chọn? (Bạn chỉ có
một lựa chọn)
Giải pháp Chọn
1. Chưa từng nghĩ đến
2. Tiếp tục luyện thi ĐH
3. Thi vào trường CĐ
4. Thi vào trường TCCN
5. Thi vào trường đào tạo nghề
6. Không tiếp tục học, phụ giúp gia đình
7. Tự tìm công việc để tạo thu nhập cho bản thân
8. Khác: ………
3. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Q15. Bạn là học sinh trường?...
Q16. Kết quả xếp loại học tập năm học 2012- 2013 của bạn ? (Bạn chỉ có một lựa chọn)
Giỏi Khá Trung bình Yếu
1 2 3 4
Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các bạn, chúc các bạn thành công trong học tập và có được một ngành nghề như ý muốn!
Phụ lục 2
PHÂN TÍCH BÁNG CHÉO
1. Hình thức hướng nghiệp tại các trường
$hinhthucHN*q15 Crosstabulation
Truong
Total Chau Van Liem Phan Ngoc Hien Ly Tu Trong Bui Huu Nghia
hinhthucHNa Hinh thuc HN: sinh hoat luc chao co
Count 10 18 10 10 48
% within q15 9,6% 27,3% 20,0% 13,2%