Những nhân tố tác động đến quyết định ngành nghề của học sinh lớp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 50)

sinh lớp 12

4.3.2.1 Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha

Kiểm định Cronbach alpha được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng với 22 tiêu chí thuộc 4 nhóm nhân tố (lý thuyết). Những biến có hệ số tương quan giữa biến - tổng (Item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994) và hệ số Cronbach alpha trên 0,6 thì thang đo sử dụng được.

_ Các biến quan sát thuộc nhân tố xã hội đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 (trong đó biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ nhất là biến XH1-nhóm bạn bè với 0,353), không loại biến nào trong nhóm này. Đồng thời, hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các nhóm trong mô hình là: 0,705 (thiên về gia đình); 0,614 (thiên về xã hội); 0,748 (thiên về trường/nơi đào tạo), 0,758 (thiên về cá nhân); các hệ số này chứng tỏ thang đo dùng để đo

lường các khái niệm trên sử dụng được.

_ Đối với kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của nhóm nhân tố gia đình thì loại bỏ lần lượt 2 biến GD1 (ngành nghề truyền thống của gia đình) và GD5 (nguồn lực tài chính của gia đình) có hệ số tương quan giữa biến – tổng nhỏ hơn 0,3 để được hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6 theo qui định (quá trình loại biến xem tại Phụ lục 3). Sau khi loại 2 biến GD1 và GD5 thì hệ số Cronbach alpha của thang đo thiên về gia đình là: 0,705 nên thang đo của nhóm thiên về gia đình sau khi loại 2 biến GD1, GD5 đo lường tốt hơn.

_ Tương tự với kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của nhóm nhân tố Trường/nơi đào tạo thì loại bỏ biến T5 (có Trường/Nơi đào tạo gần nhà) có hệ số tương quan giữa biến – tổng nhỏ hơn 0,3. Sau khi loại biến thì hệ số Cronbach alpha của thang đo thiên về Trường/nơi đào tạo là: 0,748.

_ Với kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của nhóm nhân tố thiên về cá nhân thì loại bỏ biến CN8 (tính thời thượng của ngành nghề) có hệ số tương quan giữa biến – tổng nhỏ hơn 0,3. Sau khi loại biến thì hệ số Cronbach alpha của thang đo thiên về cá nhân là: 0,758.

Như vậy sau khi loại bỏ 4 biến ta thu được 18 biến quan sát (xem Bảng 4.13) sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Bảng 4.13: Cronbach alpha của các nhóm nhân tố Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến – tổng Cronbach’s alpha nếu loại biến Gia đình (GD):  = 0,705 GD2 5,7299 2,722 0,454 0,694 GD3 6,1043 2,075 0,632 0,467 GD4 6,5829 2,406 0,493 0,653 Xã hội (XH):  = 0,614 XH1 8,6540 4,380 0,353 0,573 XH2 7,8626 3,871 0,401 0,539 XH3 8,9147 4,155 0,382 0,553 XH4 8,1943 3,614 0,443 0,505

Trường/Nơi đào tạo (T):  = 0,748

T1 10,2585 5,712 0,550 0,688 T2 9,3122 6,167 0,634 0,644 T3 10,4976 6,996 0,375 0,777 T4 9,7512 5,835 0,639 0,635 Cá nhân (CN):  = 0,758 CN1 23,2057 15,520 0,514 0,721 CN2 23,4163 14,571 0,589 0,703 CN3 23,9809 13,990 0,545 0,713 CN4 23,6603 15,264 0,442 0,737 CN5 23,4593 16,269 0,441 0,736 CN6 23,3923 16,047 0,458 0,733 CN7 23,8134 16,018 0,360 0,754

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 11/2013

4.3.2.2. Phân tích nhân tố

Kết quả phân tích từ bảng 4.14 cho thấy học sinh đánh giá rất quan trọng đối với biến cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Thực tế số sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng tăng, học sinh đã quan tâm hơn đến nhu cầu nhân lực của xã hội và đã có nhìn nhận thực tế để đưa ra chọn lựa thích hợp cho mình. Sự tư vấn của họ hàng, tác động của bạn bè và vai trò của Đoàn thể địa phương được đánh giá là không quan trọng với quyết định chọn ngành nghề của học sinh.

Bảng 4.14 : Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với quyết định chọn ngành nghề của học sinh Các biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Ý nghĩa

GD2: Lời khuyên của ba mẹ 3,47 0,82 Quan trọng

GD3: Tư vấn của anh chị 3,08 0,91 Khá quan trọng

GD4: Tư vấn của họ hàng 2,59 0,90 Không quan trọng

XH1: Nhóm bạn bè 2,56 0,82 Không quan trọng

XH2: Tư vấn của Thầy/cô 3,34 1,00 Khá quan trọng

XH3: Đoàn thể địa phương 2,30 0,85 Không quan trọng

XH4: Giao lưu hướng nghiệp 3,02 0,99 Khá quan trọng T1: Tiếp thị của Trường/Nơi đào tạo 2,75 1,03 Khá quan trọng

T2: Danh tiếng của Trường 2,97 1,14 Khá quan trọng

T3: Chất lượng đào tạo của Trường 3,95 0,97 Quan trọng T4: Cơ sở vật chất của Trường 3,51 1,03 Quan trọng CN1: Cơ hội việc làm của Trường 4,31 0,89 Rất quan trọng CN2: Thu nhập cao khi ra trường 4,07 0,99 Quan trọng

CN3: Vị trí xã hội cao 3,48 1,16 Quan trọng

CN4: Khả năng trúng tuyển 3,81 1,07 Quan trọng

CN5: Năng lực học tập 4,03 0,82 Quan trọng

CN6: Sở thích, sở trường 4,12 0,88 Quan trọng

CN7: Tự hào khi học ngành đó 3,72 1,00 Quan trọng

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu, 11/2013

Để nhận biết sự tương quan giữa các biến, cần tiến hành phân tích nhân tố để nhóm các biến có liên hệ thành một nhân tố chung mang tính đại diện hơn nhằm giảm bớt số lượng của biến.

Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0,729 và hệ số Sig = 0,000 (<0,05) nên giả thuyết H0 trong phân tích này là “Các biến không có sự tương quan với nhau” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Tổng phương sai trích được là 60,821% > 50% cho biết các nhân tố rút trích ra giải thích được 60,821% biến thiên của dữ liệu điều tra. Từ các điều kiện đã nêu cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp.

Bảng 4.15: Ma trận nhân tố sau khi xoay

Các biến Nhân tố

1 2 3 4 5 6

CN2: Thu nhập cao khi ra trường 0,876 0,076 0,046 -0,004 0,081 0,030 CN3: Vị trí xã hội cao 0,810 0,203 -0,043 0,057 0,123 -0,015 CN4: Khả năng trúng tuyển 0,605 -0,077 0,466 -0,063 0,233 0,065 CN1: Cơ hội việc làm 0,531 0,208 -0,127 -0,104 0,211 0,519 T3: Chất lượng đào tạo của Trường 0,044 0,828 0,209 -0,083 0,129 0,238 T4: Cơ sở vật chất của Trường 0,107 0,815 0,178 -0,040 0,147 0,020 T2: Danh tiếng của Trường 0,230 0,691 0,075 0,406 -0,030 -0,129 XH4: Giao lưu hướng nghiệp 0,013 0,129 0,743 0,063 -0,018 0,255 T1: Tiếp thị của Trường/Nơi đào tạo 0,119 0,244 0,712 0,225 -0,069 0,101 XH3: Đoàn thể địa phương -0,081 0,143 0,585 0,389 0,142 -0,005 GD4: Tư vấn của họ hàng -0,002 -0,027 0,114 0,810 -0,082 0,152 GD3: Tư vấn của anh chị -0,029 0,079 0,002 0,654 -0,011 0,505

XH1: Nhóm bạn bè 0,001 0,039 0,271 0,614 0,093 0,088

CN6: Sở thích, sở trường 0,114 0,124 -0,035 -0,075 0,844 -0,032 CN5: Năng lực học tập 0,141 -0,103 0,332 0,023 0,749 0,205 CN7: Tự hào khi học ngành đó 0,183 0,308 -0,158 0,114 0,588 -0,084 XH2: Tư vấn của Thầy/cô 0,051 0,110 0,267 0,144 0,009 0,765 GD2: Lời khuyên của ba mẹ 0,002 -0,066 0,142 0,305 -,012 0,666

Bảng 4.16: Ma trận hệ số điểm các nhân tố

Các biến Nhân tố

1 2 3 4 5 6

CN2: Thu nhập cao khi ra trường 0,462

CN3: Vị trí xã hội cao 0,421

CN4: Khả năng trúng tuyển 0,287

CN1: Cơ hội việc làm 0,189

T3: Chất lượng đào tạo của Trường 0,428

T4: Cơ sở vật chất của Trường 0,326

T2: Danh tiếng của Trường 0,411

XH4: Giao lưu hướng nghiệp 0,421

T1: Tiếp thị của Trường/Nơi đào tạo 0,383

XH3: Đoàn thể địa phương 0,294

GD4: Tư vấn của họ hàng 0,475

GD3: Tư vấn của anh chị 0,317

XH1: Nhóm bạn bè 0,339

CN6: Sở thích, sở trường 0,521

CN5: Năng lực học tập 0,452

CN7: Tự hào khi học ngành đó 0,344

XH2: Tư vấn của Thầy/cô 0,477

GD2: Lời khuyên của ba mẹ 0,396

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Sau khi phân tích nhân tố, hệ số tương quan lớn nhất của các biến với nhân tố chung đều lớn hơn 0,5 nên không loại thêm biến nào. Dựa vào giá trị Eigenvalues = 1,070 > 1, ta thu được 18 biến được chia thành 6 nhóm nhân tố và được đặt tên như sau:

_ Nhân tố 1 là nhân tố có hệ số tương quan cao với các biến CN2, CN3, CN4, CN1 (bảng 4.15), trong đó hệ số tương quan với biến CN2 là cao nhất (0,876). Tên nhân tố đặt là: “Kỳ vọng về ngành nghề”

_ Nhân tô 2 có hệ số tương quan cao với 3 biến T2, T3, T4, (bảng 4.15) được đặt tên là “đặc trưng của Trường/Nơi đào tạo”.

_ Nhân tố 3 có hệ số tương quan cao với các biến XH3, XH4, T1 (bảng 4.15) và được đặt tên là ”những hoạt động hỗ trợ tìm hiểu ngành nghề”.

_ Nhân tố 4 có hệ số tương quan cao với các biến GD4, GD3, XH1 (bảng 4.15) và được đặt tên là “sự tác động từ các mối quan hệ”.

_ Nhân tố 5 có hệ số tương quan cao với biến CN6, CN5, CN7 (bảng 4.15) và được đặt tên là “sự phù hợp với bản chất cá nhân”

_ Nhân tố 6 có hệ số tương quan cao với biến XH2, GD2 (bảng 4.15) và được đặt tên là “sự tác động từ ba mẹ, thầy cô”

Dựa vào ma trận hệ số điểm (bảng 4.16), ta có 6 phương trình ước lượng điểm như sau:

F1 = 0,462CN2 + 0,421CN3 + 0,287CN4 + 0,189CN1 F2 = 0,428T3 + 0,326T4 + 0,411T2 F3 = 0,421XH4 + 0,383T1 + 0,294XH3 F4 = 0,475GD4 + 0,317GD3 + 0,339XH1 F5 = 0,521CN6 + 0,452CN5 + 0,344CN7 F6 = 0,477XH2 + 0,396GD2

_ Trong phương trình F1 , biến CN2 có hệ số tương quan cao nhất => Thu nhập cao khi ra trường đóng vai trò quan trọng nhất trong “kỳ vọng về nghề nghiệp” ở tương lai. Học sinh ngày nay quan tâm nhiều đến thu nhập trong nghề nghiệp là điều dễ lý giải, vì khi gắn bó với một nghề thì ai cũng mong muốn có đời sống kinh tế khá giả từ nghề đó.

_ Trong phương trình F2, biến T3 có hệ số tương quan cao nhất

=> Chất lượng đào tạo của trường được đánh giá quan trọng nhất trong “đặc trưng của Trường/nơi đào tạo”. Chất lượng đào tạo của trường thể hiện qua nhiều yếu tố: chất lượng giảng dạy, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm,… Tất nhiên khi so sánh cùng một ngành học của nhiều trường đào tạo khác nhau,

tâm lý chung đều mong muốn chọn nơi có chất lượng đào tạo tốt nhất. Trên thực tế, trường có chất lượng đào tạo cao thường đi đôi với mức độ khó khăn khi tuyển sinh đầu vào, điều này còn tùy vào năng lực của cá nhân học sinh.

_ Trong phương trình F3, biến XH4 có hệ số tương quan cao nhất

=> Hoạt động giao lưu hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong “những hoạt động hỗ trợ tìm hiểu ngành nghề”. Như đã đề cập trước đó, chương trình hướng nghiệp đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong các trường THPT và ngày càng đa dạng hóa về hình thức. Các em được tiếp cận sớm hơn với nhiều ngành nghề và cũng định hướng sớm hơn con đường tương lai của mình. Đây cũng là lý do hoạt động này được đánh giá quan trọng so với các hoạt động khác.

_ Trong phương trình F4, biến GD4 có hệ số tương quan cao nhất

=> Tư vấn của họ hàng được đánh giá quan trọng nhất trong “sự tác động từ các mối quan hệ”. Tư vấn từ các cô chú, anh chị họ,… tỏ ra khá hữu ích và thực tế vì những kinh nghiệm mà họ tích lũy được trong nghề.

_ Trong phương trình F5, biến CN6 có hệ số tương quan cao nhất

=> Sự phù hợp của ngành nghề với sở thích, sở trường đóng vai trò quan trọng nhất trong “sự phù hợp với bản chất cá nhân”. Theo đuổi một ngành nghề đúng sở thích, sở trường của mình ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của học sinh. Có yêu thích, đam mê một ngành nghề, lĩnh vực nào đó thì các em mới có thể phát triển nghề nghiệp của mình.

_ Trong phương trình F6, biến XH2 có hệ số tương quan cao hơn biến GD2

=> Lời từ vấn của thầy cô được đánh giá quan trọng hơn trong “sự tác động từ ba mẹ, thầy cô”. Trong cuộc sống hiện nay, phần lớn phụ huynh vì quá bộn bề với công việc nên thời gian tiếp xúc với các con bị thu hẹp. Ngược lại, thầy cô giáo là những người giao tiếp hàng ngày với học sinh. Với vai trò là những người có kinh nghiệm và chuyên môn, lời tư vấn ngành nghề từ thầy cô được đánh giá quan trọng hơn.

 Qua quá trình phân tích nhân tố, từ 18 biến ta gom thành 6 nhóm nhân tố ảnh đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh như sau:

Nhân tố 1: Kỳ vọng về ngành nghề. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là thu nhập cao khi ra trường.

Nhân tố 2: Đặc trưng của Trường/Nơi đào tạo. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là chất lượng đào tạo của trường.

Nhân tố 3: Những hoạt động hỗ trợ tìm hiểu ngành nghề. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là hoạt động giao lưu hướng nghiệp.

Nhân tố 4: Sự tác động từ các mối quan hệ. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là lời tư vấn của họ hàng.

Nhân tố 5: Sự phù hợp với bản chất cá nhân. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là phù hợp với sở thích, sở trường

Nhân tố 6: Sự tác động từ ba mẹ, thầy cô. Biến có hệ số tương quan cao với nhân tố này là lời tư vấn của thầy cô.

Ta thu được mô hình nghiên cứu mới:

Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu mới

Nguồn: Kết quả điều tra, 11/2013

4.3.3 Quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12

4.3.3.1 Người ra quyết định chính

Quyết định chọn ngành nghề không phải là một quyết định đơn giản và Đặc trưng của Trường/ nơi đào tạo

Những hoạt động hỗ trợ tìm hiểu ngành nghề Kỳ vọng về ngành nghề Tác động từ các mối quan hệ Sự phù hợp với bản chất cá nhân Sự tác động từ ba mẹ, thầy cô Quyết định chọn ngành nghề của học sinh lớp 12

dễ dàng nên học sinh phổ thông khi có quyết định chọn ngành thường sẽ tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, người quyết định đại đa số vẫn là chính bản thân các em. Tỉ lệ này chiếm 85,1% trên tổng số mẫu khảo sát đối với học sinh phổ thông trên địa bàn TPCT. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì học sinh hiện nay đã chủ động hơn và là người ra quyết định trong việc chọn ngành nghề cho chính mình – tương lai bản thân, điều đó giúp cho học sinh có được những ý thức, hiểu biết và lòng yêu nghề ngay từ đầu. Còn lại 14,9% vẫn phụ thuộc vào sự quyết định của người khác, chủ yếu vẫn là gia đình các em. Vì sự kỳ vọng từ ba mẹ đối với nghề nào đó, hoặc theo truyền thống của gia đình, các em không tự đưa ra quyết định cho mình. Trong bối cảnh hiện nay, học sinh cần phải thực sự chủ động trong việc tìm hiểu về nghề, tự đánh giá năng lực và nhu cầu bản thân mình để có quyết định chính xác. Trên cơ sở đó các em mới phát huy được khả năng của mình trong lĩnh vực đó và thực sự thăng hoa trong nghề nghiệp.

Có 85,1% Không

14,9%

Hình 4.5 Tỉ lệ học sinh là người ra quyết định chính trong việc chọn ngành nghề

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

4.3.3.2. Dự định chọn ngành của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 sau khi tốt nghiệp

Bảng 4.17: Dự định chọn ngành của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 Dự định chọn ngành Tần số Tỉ lệ (%) Kinh tế 120 26,0 Y dược 61 13,2 Kiến trúc 11 2,4 Kỹ thuật-Cộng nghệ 28 6,1 Nhóm ngành Khoa học tự nhiên 17 3,7 Nhóm ngành Khoa học xã hội 39 8,5 Sư phạm 54 11,7

Công nghệ thông tin 29 6,3

Môi trường & Tài nguyên môi trường 9 2,0

Luật 12 2,6

Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng 39 8,5

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)