Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 28)

2.7.1 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê thông thường như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,.... Phương pháp này được sử dụng để trình bày, đo lường số liệu được thu thập và đưa ra những kết luận trong điều kiện không chắc chắn. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về đặc điểm mặt nhân khẩu học của đáp viên để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

* Phân tích tần số : là một trong những công cụ thống kê mô tả được sử

dụng để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của mốt số liệu thô nào đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp phân tích tần số để mô tả một số biến liên quan đến đặc tính nhân khẩu học của đối tượng được phỏng vấn. Phương pháp này giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về một đặc tính nào đó của mẫu điều tra. Trong phân tích tần số thường bao gồm các giá trị sau :

- Frequency: là tần số của từng biểu hiện (tính bằng cách đếm và cộng dồn).

- Percent: tần suất tính theo tỉ lệ phần trăm (tần số của mỗi biểu hiện/ tổng số quan sát)

- Valid percent: là phần trăm hợp lệ tính trên số quan sát có thông tin trả lời.

- Cumulative percent: là phần trăm tích lũy cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở lên.

* Tính các đại lượng thống kê mô tả: chỉ được áp dụng với các biến định

lượng. Các đại lượng thống kê mô tả thường dùng là : - Mean: Trung bình cộng

- Sum: tổng cộng (cộng tất cả các giá trị trong tập dữ liệu quan sát) - Std.Deviation: độ lệch chuẩn

- Minimum: giá trị nhỏ nhất - Maximum: giá trị lớn nhất

- SE Mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình

Đề tài không đơn thuần chỉ cho thấy có hay không sự tác động của các nhân tố khác nhau đến quyết định lựa chọn ngành nghề mà còn thể hiện mức độ tác động của nó, sự nhận định này mang tính đa khía cạnh. Do đó, các biến quan sát của các nhóm nhân tố độc lập sẽ được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng là :

Giá trị khoảng cách = (Maximum- Minimum) /n = (5-1) / 5

= 0.8

Giá trị trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1,80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng 1,81 - 2,60 Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng

2,61 - 3,40 Không ý kiến/trung bình 3,41 - 4,20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

4,21 - 5,00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng 2.7.2 Phân tích bảng chéo (Cross-Tabulation)

_ Định nghĩa: Cross-Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay ba biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

Mô tả dữ liệu bằng Cross-Tabulation được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu marketing vì :

+ Kết quả của nó có thể được giải thích và hiểu được một cách dễ dàng đối với các nhà quản lý không có chuyên môn thống kê.

+ Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý.

+ Chuỗi phân tích Cross-Tab cung cấp những kết luận sâu hơn trong n hững trường hợp phức tạp

+ Làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) + Tiến hành đơn giản

_ Phân tích Cross-Tab hai biến

Bảng phân tích Cross-Tabulation hai biến còn gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.

Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó là biến phụ thuộc hay biến độc lập. Thông thường khi xử lý biến xếp cột là biến độc lập, biến hàng là biến phụ thuộc.

2.7.3 Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

_ Đề tài sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách loại bỏ các biến tạo ra những yếu tố giả không phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Công thức của hệ số Cronbach là: 

Với là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi, tượng trưng cho tương quan trung bình tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) _ Đối với hệ số Cronbach’Alpha tổng của mô hình: + Lớn hơn 0,8 thì thang đo được sử dụng tốt.

+ Từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, cũng có ý kiến đề nghị rằng hệ số Cronbach’Alpha từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới (Nunnally, 1978)

_Các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng trong bảng kết quả dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994).

2.7.4 Phân tích nhân tố

_ Giới thiệu về phương pháp phân tích nhân tố : phương pháp này là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu.

_ Ứng dụng trong đề tài này để đánh giá những yếu tố tác động đến việc ra quyết định chọn ngành nghề của học sinh phổ thông.

_ Mô hình phân tích nhân tố

Xi = Aij + Ai2F2 +…+ AimFm + ViUi

Xi: Biến được chuẩn hóa thứ i

Aij: Hệ số hồi quy bộ của biến được chuẩn hóa F: Nhân tố chung

i

V : Hệ số hồi qui của biến chuẩn hóa i trên nhân tố duy nhất i

Ui: Nhân tố duy nhất của biến i m: số nhân tố chung

(Lưu Thanh Đức Hải, 2010)

Mỗi nhân tố duy nhất thì tương quan với những nhân tố khác và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung có sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát.

Fi = wijxj + wi2x2 +…+ wikxk Fi: ước lượng nhân tố thứ i

wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố K: số biến

_ Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố :

+ Barlett’s test of sphericity : là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Với giả thuyết sau:

H0: các biến không có tương quan với nhau H1: có sự tương quan giữa các biến.

Giá trị p của kiểm định là một số sao cho với mọi α > p thì giả thuyết H0 bị bác bỏ.

Trong kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa α = 5% thì:

Nếu giá trị p < α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Nếu giá trị p > α thì chấp nhận giả thuyết H0.

+ Ma trận tương quan (Correlation matrix) : cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích.

Về mặt lý thuyết thì hệ số tương quan thông thường phải trên 0,7 thì các biến có mối quan hệ tương quan rất cao với nhau. Tuy nhiên, trong thực tế tiêu chuẩn 0,7 là một số quá cao và số liệu thực tế nhiều khi không đáp ứng được. Do đó trong thực tế nghiên cứu đặc biệt đối với mục đích thăm dò sẽ sử dụng một cấp độ thấp hơn có hệ số tương quan là 0,5.

+ Phương sai tối đa của mỗi nhân tố (Communality) : là lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với các biến khác được xem xét trong phân tích. Đây cũng là phần biến thiên được giải thích bởi các nhân tố chung

+ Phương sai tổng hợp từng nhân tố (Eigenvalue) : đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.

+ Factor loading (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố.

+ Factor Matrix (ma trận nhân tố) : chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đối với các nhân tố được rút ra.

+ Factor scores : điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng quan sát trên các nhân tố được rút ra. Còn được gọi là nhân số.

+ Kaiser- Meyer- Olkin (KMO) : là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. 0,5< trị số KMO < 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì dữ liệu không phù hợp.

*Phân tích nhân tố khám phá EFA( (Exploratory Factor Analysis)

Được dùng đến trong trường hợp mối quan hệ giữa các biến quan sát và biến tiềm ẩn là không rõ ràng hay không chắc chắn. Phân tích EFA theo đó được tiến hành theo kiểu khám phá để xác định xem phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở như thế nào, làm nền tảng cho một tập hợp các phép đo để rút gọn hay giảm bớt số biến quan sát tải lên các nhân tố cơ sở. Số lượng các nhân tố cơ sở tuỳ thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan. Phân tích nhân tố khám phá EFA rất hữu dụng trong bước thực nghiệm ban đầu hay mở rộng kiểm định. Theo phương pháp phân tích này thì các biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến và tổng dưới 0,3 sẽ bị loại bỏ (Nunnally và Burnstein, 1994). Sau đó, các biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Gerbing và Anderson, 1988) và kiểm tra phương sai trích được (lớn hơn hoặc bằng 50%).

CHƯƠNG 3

DỮ LIỆU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU 3.1 THU THẬP DỮ LIỆU

Phương pháp thu thập

_ Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu về kết quả tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ của học sinh 12 TPCT qua các năm 2009 – 2013, tổng hợp số liệu của các trường THPT tại TPCT, thu thập từ Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TPCT,…

_ Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng bảng câu hỏi

Xác định cỡ mẫu

_ Theo thống kê của Sở GD&ĐT TPCT, có tổng cộng 7.762 học sinh lớp 12 trên địa bàn TPCT năm học 2013 - 2014 (không bao gồm các trường tư thục). Đây chính là tổng thể (N). Do nghiên cứu có được số liệu chính xác của tổng thể nên nghiên cứu sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu phụ thuộc vào tổng thể (Lưu Thanh Đức Hải, 2010).

Ta xác định cỡ mẫu dựa vào công thức:

) 1 ( N e2 N n  

 với e: sai số tối đa

Với độ tin cậy 95% thì e = 0,05 và cỡ mẫu được tính xấp xỉ 380. Phương pháp chọn mẫu

Tác giả tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cụ thể là chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức vùng địa lý. Thành phố Cần Thơ được chia thành 5 quận và 4 huyện với số trường và số học sinh khác nhau. Dựa vào tỉ lệ học sinh từng quận, huyện, tác giả chọn 2 quận Ninh Kiều và Bình Thủy là 2 vùng có tỉ lệ học sinh lớp 12 cao nhất để tiến hành khảo sát (Bảng 3.1). Trong đó, chọn ra 2 trường đại diện ở mỗi quận, dựa vào tương

quan giữa số học sinh của mỗi trường với tổng số học sinh của 4 trường và cỡ mẫu để suy ra số mẫu cần khảo sát của từng trường (Bảng 3.2).

Bảng 3.1: Tỉ Lệ Học Sinh Của Từng Quận, Huyện

Quận/huyện Số trường Số học sinh Tỉ lệ theo học sinh (%)

Q.Ninh Kiều 3 1724 22,2 Q.Cái Răng 2 670 8,6 Q.Bình Thủy 3 1071 13,8 Q.Ô Môn 3 802 10,3 Q.Thốt Nốt 2 925 11,9 H.Cờ Đỏ 2 400 5,2 H.Phong Điền 2 574 7,4 H.Vĩnh Thạnh 3 1051 13,6 H.Thới Lai 2 545 7 Tổng 22 7762 100

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của Sở GD&ĐT TPCT

Bảng 3.2: Kích cỡ mẫu

Quận Trường Số học sinh Số mẫu quan sát Số mẫu thực thu

Ninh Kiều Châu Văn Liêm 623 116 104

Phan Ngọc Hiển 605 112 66

Bình Thủy Lý Tự Trọng 275 51 50

Bùi Hữu Nghĩa 543 101 76

Tổng 2046 380 296

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của Sở GD&ĐT TPCT

Phương pháp phỏng vấn: tác giả không phỏng vấn trực tiếp từng học sinh mà thông qua người phụ trách của trường (giáo viên văn phòng, cán bộ Đoàn,..) gửi bàng câu hỏi đến các em học sinh.

3.2 MÔ TẢ BẢNG CÂU HỎI

Bảng câu hỏi gồm 3 phần: phần quản lý, phần nội dung và phần thông tin cá nhân

1) Phần quản lý: thông tin về tên, số điện thoại, giới tính, ngày phỏng vấn 2) Phần nội dung

_ Định hướng, dự tính ngành nghề trong tương lai

_ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề và mức độ quan trọng của từng yếu tố.

_ Vấn đề quan tâm khi chọn ngành nghề

3) Phần thông tin cá nhân _ Trường THPT đang theo học _ Học lực năm 2012 – 2013

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TPCT THPT TRÊN ĐỊA BÀN TPCT

Hoạt động hướng nghiệp đóng một vai trò hết sức cần thiết với học sinh THPT, bởi qua đó mà học sinh có thêm thông tin thiết thực cũng như giải tỏa những thắc mắc xung quanh vấn đề chọn ngành nghề cho mình trong tương lai. Hướng nghiệp có hiệu quả sẽ giảm thiểu tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, góp phần cho cân bằng cung cầu lao động tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung, từ đó mang lại lợi ích cho xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp, từ năm 2006 các trường THPT đã chính thức đưa hoạt động này vào chương trình giảng dạy theo chủ trương của Bộ GD&ĐT. Riêng tại TPCT, các trường THPT tổ chức hướng nghiệp dựa trên giáo trình của Sở GD&ĐT TPCT và tùy điều kiện từng trường mà có các cách hướng nghiệp khác nhau.

Kết quả khảo sát 296 học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 cho thấy 100% các trường đều tổ chức hoạt động hướng nghiệp. Về mức độ thường xuyên của hoạt động này, hai trường Phan Ngọc Hiển và Lý Tự Trọng có mật độ thưa nhất (3 tháng 1 lần), trường Bùi Hữu Nghĩa có mật độ dày nhất (1 tuần 1 lần), còn trường Châu Văn Liêm thì định kì mỗi tháng một lần. Trong đó 48,6% số học sinh cho biết được hướng nghiệp từ năm lớp 10 với các hình thức khác nhau.

Bảng 4.1: Mức độ thường xuyên của hoạt động hướng nghiệp tại các trường Trường Mật độ Tổng cộng 1l/tuần 1l/2 tuần 1l/tháng 1l/3tháng

Châu Văn Liêm 3,4 11,8 18,6 1,4 35,1

Phan Ngọc Hiển 0,7 0,7 5,7 15,2 22,3

Lý Tự Trọng 0,0 0,0 2,0 14,9 16,9

Bùi Hữu Nghĩa 12,5 3,7 7,8 1,7 25,7

Tổng cộng 16,6 16,2 34,1 33,1 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Bảng 4.2 So sánh hình thức hướng nghiệp giữa các trường

Đvt:% Hình thức hướng nghiệp Trường Châu Văn Liêm Phan Ngọc Hiển Lý Tự Trọng Bùi Hữu Nghĩa Sinh hoạt vào các buổi

chào cờ

9,6 27,3 20,0 13,2 Tổ chức các buổi hướng

nghiệp tại trường

97,1 92,4 98,0 90,8

Đưa học sinh tham quan các trường ĐH

29,8 4,5 4,0 7,9

Giáo viên chủ nhiệm phụ trách hướng dẫn

25,0 18,2 22,0 18,4

Mời các cựu học sinh thành đạt về giao lưu, chia sẻ KN

12,5 9,1 38,0 7,9

Hình thức khác 0,0 0,0 2,0 5,3

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Với câu hỏi nhiều lựa chọn về các hình thức hướng nghiệp, hình thức phổ biến nhất hiện tại là tổ chức các buổi hướng nghiệp tại trường, người phụ trách hướng dẫn có thể là giáo viên chuyên về công tác hướng nghiệp, hoặc Ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó, hai hình thức mới cũng được quan tâm là tham quan các trường ĐH (phổ biến nhất ở trường Châu Văn Liêm với 29,8%) và mời cựu học sinh thành đạt về trường chia sẻ kinh nghiệm (phổ biến ở Lý Tự Trọng với 38%).

Nhận xét về những hình thức hướng nghiệp trên, phần lớn học sinh cho rằng thực tế và có ích (58,1%) nhưng một bộ phận không nhỏ lại cảm thấy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 28)