Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2012-2013

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 40)

Bảng 4.4: Số học sinh TPCT đăng ký dự thi tuyển sinh năm học 2012-2013

Nhóm ngành Trình độ Đại học Cao đẳng Kinh tế 2.049 449 Y dược 2.003 204 Kiến trúc 648 2 Kỹ thuật-Công nghệ 2.843 464 Nhóm ngành Khoa học tự nhiên 1.737 7 Nhóm ngành Khoa học xã hội 1.024 93 Sư phạm 2.197 384

Công nghệ thông tin 914 126

Môi trường & Tài nguyên môi trường 1.521 138

Luật 993 0

Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng 2.800 142

An ninh/Quân đội 0 0

Khác 74 25

Tổng cộng 18.803 2.481

Nguồn: Tổng hợp từ thống kê của Sở GD&ĐT TPCT

_ Với xấp xỉ 8000 học sinh lớp 12, nhưng lượt đăng ký dự thi lại hơn gấp đôi (18.803), số lượng hồ sơ ảo còn rất nhiều và thực tế này cũng phản ánh các em học sinh vẫn còn băn khoăn và chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, thông qua lượt đăng ký dự thi của học sinh TPCT năm học 2012-2013, có thể thấy rõ sự dàn trãi và khá đồng đều trong sự lựa chọn các nhóm ngành khác nhau của các em. Đặc biệt là 2 nhóm ngành Kỹ thuật- Công nghệ và Nông nghiệp-Sinh học ứng dụng đã thu hút được lượng đăng ký tương đương các nhóm ngành kinh điển như Kinh tế, Y dược và Sư phạm. Điều này phản

ánh đóng góp tích cực của công tác hướng nghiệp và sự nhận thức ngày càng cởi mở của học sinh TPCT đối với nhiều ngành nghề.

_ Theo ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - cho biết, con số thống kê từ lượng hồ sơ đăng kí dự thi vào ĐH, CĐ năm 2013 có những chuyển biến đáng kể: số lượng thí sinh đăng kí dự thi trên cả nước giảm hơn so 6% so với năm 2012 và lượng thí sinh đăng ký vào ngành kinh tế và quản lý giảm hơn so với năm 2012 khoảng 10% (do thực tế nhận thức được sự suy thoái kinh tế chung hiện nay và lượng sinh viên thất nghiệp khối ngành này ngày càng tăng). Tuy nhiên, khối ngành này vẫn là ưu tiên lựa chọn so với các ngành khác vì tính đa dạng trong nghề nghiệp sau này, sự gần gũi trong mối liên hệ với các nhóm ngành khác và thực tế nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao của khối ngành này vẫn rất lớn.

4.2.2 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh năm học 2013-2014 Thống kê ở Sở GD&ĐT các tỉnh cho thấy, năm nay bình quân mỗi em nộp chưa tới 2 bộ hồ sơ dự thi. Số lượng hồ sơ “ảo” giảm cũng lí giải cho việc giảm mạnh lượng đăng ký dự thi tại các tỉnh thành năm nay. Mỗi tỉnh giảm từ 1.000 đến vài ngàn bộ. Riêng TP.HCM con số giảm lên đến 19.000. Đơn cử, lượng hồ sơ đăng ký dự thi nộp tại Sở GD&ĐT Đồng Nai năm nay giảm 6.250 bộ (khoảng 13% so với năm trước). Các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận cùng giảm khoảng 1.000 hồ sơ. Khu vực Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng giảm đến 4.000. Trong khi đó, nằm ngoài xu hướng chung, Cần Thơ năm nay có trên 21.300 hồ sơ đăng ký, tăng nhẹ so với năm trước. Ông Lâm Đức Thành (Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD&ĐT Cần Thơ) giải thích rằng có tình trạng thí sinh nộp dự trù nhiều hồ sơ để xem tỷ lệ “chọi” ngành nào thấp sẽ lựa chọn

Bảng 4.5: Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh 12 Nhóm ngành Tần số Tỉ lệ (%) Kinh tế 73 24,7 Y dược 40 13,5 Kiến trúc 8 2,7 Kỹ thuật-Cộng nghệ 20 6,8 Nhóm ngành Khoa học tự nhiên 7 2,4 Nhóm ngành Khoa học xã hội 20 6,8 Sư phạm 35 11,8

Công nghệ thông tin 14 4,7

Môi trường & Tài nguyên môi trường 5 1,7

Luật 5 1,7

Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng 23 7,8

An ninh/Quân đội 10 3,4

Khác 13 4,4

Tổng cộng 273 92,2

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

13,5% 2,7% 6,8% 2,4% 6,8% 11,8% 4,7% 1,7% 1,7% 7,8% 3,4% 4,4% 24,7% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% Khác An ninh/Quân đội Nông nghiệp & SHƯD Luật MT & TNMT CNTT Sư phạm KHXH KHTN Kĩ thuật-Công nghệ Kiến trúc Y dược Kinh tế

Hình 4.2 Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 tại TPCT tại TPCT

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Trong 296 học sinh tham gia khảo sát, khi được hỏi ngành ưu tiên sẽ chọn dự thi hoặc theo học sau khi tốt nghiệp THPT năm 2013-2014, nhóm ngành kinh tế chiếm đa số với 24,7%. Bên cạnh đó, khối ngành y dược và sư phạm lần lượt là lựa chọn phổ biến thứ 2 và thứ 3 với 13,5% và 11,8%. Nhóm ngành kĩ thuật-công nghệ và khoa học xã hội cùng được lựa chọn với 6,8% học sinh, kém 1% so với nhóm ngành Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.

Một điều thú vị là có đến 3,4% học sinh chọn theo học ngành An ninh/Quân đội. Lý giải hiện tượng này, ngoài những đặc thù của ngành phải đáp ứng như những điều kiện khắt khe về sức khỏe, học lực, lý lịch và thích nghi với môi trường “kỷ luật thép” của quân đội, thí sinh trúng tuyển vào các trường khối ngành quân đội được bảo đảm về ăn, ở, mặc, phụ cấp hàng tháng, không phải đóng học phí, được đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học tập. Sau từng năm học, những học viên được xếp loại xuất sắc, loại giỏi được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định của Bộ Quốc phòng. Học viên được hưởng chế độ nghỉ hè, nghỉ tết theo quy định. Học viên tốt nghiệp ra trường sẽ được phong quân hàm và bố trí việc làm ổn định dựa theo thành tích học tập. 4,4% học sinh còn lại có quyết định chọn các ngành nghệ thuật như: diễn viên, dẫn chương trình, ca sĩ và ngành hàng không, đầu bếp. Trong số 296 mẫu thu thập được, có 23 học sinh chưa có quyết định chọn ngành nghề cho mình. Nhóm này đại diện cho một bộ phận còn mơ hồ về tương lai, chưa quan tâm đúng mức cho sự lựa chọn quan trọng này mặc dù các em đang học lớp 12 và thời gian để quyết định còn rất ít ỏi. Xu hướng trên cho thấy sự lựa chọn được phân bố đồng đều hơn, đa dạng hơn ở các nhóm ngành, nhóm kinh tế không quá áp đảo như những năm trước. Điều đó chứng tỏ công tác hướng nghiệp đã có hiệu quả trong việc định hướng ngành nghề cho học sinh.

_ Xét về xu hướng chọn ngành nghề giữa nam và nữ (bảng 4.6), trong số 273 lựa chọn (đã trừ ra 23 trường hợp chưa có quyết định chọn ngành nào), có 177 học sinh nữ và 96 nam học sinh tham gia trả lời, kết quả thể hiện khá rõ đặc trưng giới tính:

+ Các học sinh nam thiên về chọn lựa các ngành Kiến trúc, Công nghệ thông tin , Môi trường và Tài nguyên môi trường, đặc biệt với nhóm ngành Kĩ thuật-Công nghệ không có học sinh nữ nào chọn theo học.

+ Các ngành còn lại, tỉ lệ học sinh nữ đều cao vượt trội hơn nam và không có học sinh nam nào lựa chọn ngành Khoa học tự nhiên. Riêng với ngành An ninh/Quân đội tỉ lệ học sinh nữ có phần nhỉnh hơn học sinh nam,

điều này trái với suy nghĩ chung của nhiều người chỉ có nam mới chọn theo học ngành này.

Lý giải xu hướng này, phần lớn đặc tính của nam giới là khả năng ngôn ngữ kém, ít khéo léo và nhạy cảm trong giao tiếp, ứng xử nhưng có khả năng chịu được cường độ làm việc cao, phù hợp với các nhóm ngành như Kiến trúc hay Kĩ thuật-Công nghệ. Ngược lại phái nữ thường khéo léo, nhạy cảm, mềm dẻo, dịu dàng, có khả năng ứng xử, giao tiếp tốt nên thích hợp với nhóm ngành Kinh tế, y dược, sư phạm.

Bảng 4.6: Xu hướng chọn ngành nghề của học sinh nam và nữ

Đvt:% Nhóm ngành Giới tính Tổng cộng Nam Nữ Kinh tế 16,7 32,2 26,7 Y dược 10,4 16,9 14,7 Kiến trúc 6,3 1,1 2,9 Kỹ thuật-Công nghệ 20,8 0,0 7,3 Nhóm ngành Khoa học tự nhiên 0,0 4,0 2,6 Nhóm ngành Khoa học xã hội 4,2 9,0 7,3 Sư phạm 9,4 14,7 12,8

Công nghệ thông tin 9,4 2,8 5,1

Môi trường & Tài nguyên môi trường 3,1 1,1 1,8

Luật 2,1 1,7 1,8

Nông nghiệp – Sinh học ứng dụng 7,3 9,0 8,4

An ninh/Quân đội 3,1 4,0 3,7

Khác 7,3 3,4 4,8

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0

Kinh tế Y dược Kiến trúc Kĩ thuật-Công nghệ KHTN KHXH Sư phạm CNTT MT & TNMT Luật Nông nghiệp & SHƯD

An ninh/Quân đội Khác

0 5 10 15 20 25 30 35

Nữ Nam

Hình 4.3 Xu hướng chọn ngành nghề theo giới tính của học sinh lớp 12 năm học 2013-2014 tại TPCT

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 11/2013)

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12

4.3.1 Nhận thức về sự cần thiết của ngành nghề sau khi tốt nghiệp THPT nghiệp THPT

4.3.1.1 Thời điểm bắt đầu định hướng ngành nghề

Bảng 4.7: Thời điểm định hướng ngành nghề giữa các trường Thời điểm định hướng Trường Tổng cộng Châu Văn Liêm Phan Ngọc Hiển Lý Tự Trọng Bùi Hữu Nghĩa Trước lớp 10 16,3 9,1 22,0 23,7 17,6 Lớp 10 14,4 13,6 30,0 14,5 16,9 Lớp 11 20,2 27,3 18,0 27,6 23,3 Lớp 12 49,0 50,0 30,0 34,2 42,2 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nhìn chung phần lớn học sinh được khảo sát cho biết định hướng ngành nghề của mình vào thời gian lớp 12 (42,2%), trong đó xấp xỉ một nửa số học sinh ở mỗi trường Châu Văn Liêm và Phan Ngọc Hiển đưa ra quyết định ở thời điểm này . Việc đưa ra quyết định thời gian này là khá muộn, học sinh còn rất ít thời gian để cân nhắc sự phù hợp trong lựa chọn của mình. Quyết định này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai nghề nghiệp của các em nên các em cần cân nhắc sớm hơn, sự chọn lựa chỉ thực sự đúng đắn khi được xem xét kĩ lưỡng trong cả quá trình học tập không chỉ ở những năm THPT. Ngược lại đối với trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, tỉ lệ học sinh có định hướng từ sớm chiếm trên 50% (thời điểm trước lớp 10 là 22%, lớp 10 là 30%). Để lý giải trường hợp này, đối với học sinh trường chuyên, các em đã có ý nguyện thi vào trường chuyên khi còn đang theo học ở cấp trung học cơ sở, quá trình xác định môn chuyên đã giúp các em phần nào định hướng ngành nghề tương lai sớm hơn, đây cũng là một lợi thé đáng kể so với các trường khác.

4.3.1.2. Định hướng sau khi tốt nghiệp THPT

Bảng 4.8: Dự tính của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT

Phương án lựa chọn Tần số Tỉ lệ (%)

Thi ĐH 288 60,8

Thi CĐ 77 16,2

Thi TCCN 14 3,0

Thi vào trường đào tạo nghề 4 0,8

Nghỉ học để phụ giúp gia đình 6 1,3

Tự tìm công việc tạo thu nhập cho bản thân 71 15,0

Khác 14 3,0

Bảng 4.9: Phương án ưu tiên của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT

Phương án ưu tiên Tần số Tỉ lệ (%)

Thi ĐH 287 97,0

Thi CĐ 5 1,7

Tự tìm công việc tạo thu nhập cho bản thân 1 0,3

Khác 3 1,0

Tổng cộng 296 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Dự tính sau khi tốt nghiệp, các bạn học sinh thường chọn cho mình từ hai phương án trở lên. Trong đó đa số chọn phương án thi vào ĐH, CĐ và tự tìm công việc tạo thu nhập cho bản thân. Nhưng con đường thi vào ĐH vẫn là phương án ưu tiên được lựa chọn nhiều nhất đối với các bạn học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp, chiếm 97% trong tổng số mẫu (bảng 4.9). Điều đó cho thấy: tư tưởng chỉ có một con đường lập nghiệp để thành công là thi vào ĐH vẫn còn đặt nặng đối với các học sinh và học nghề hay thi vào trường Trung cấp chỉ là những lựa chọn cuối cùng khi không thể nào làm khác hơn. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh, gia đình các em và với cả xã hội hiện nay. Có những học sinh năng lực học tập chỉ ở mức trung bình, yếu vẫn đăng kí dự thi ĐH theo ý muốn của gia đình. Các em và gia đình các em chưa ý thức được rằng, có vô số ngành nghề trong xã hội, chọn một ngành nghề sở trường, vừa sức để theo học thì bản thân mới phát triển và gặt hái thành công. Ngược lại, việc theo đuổi một ngành vượt quá khả năng của mình sẽ gây áp lực cho bản thân, tổn thất về mặt kinh tế lẫn thời gian.

Với ưu tiên chọn phương án khác, 3 học sinh cho biết sẽ đi du học hoặc thi vào trường dân lập. Đây là đại diện cho một xu hướng mới với những trường hợp gia đình khá giả trong những năm gần đây. Học sinh sẽ được trải nghiệm sinh hoạt và học tập trong một môi trường hoàn toàn mới và chắc chắn các em sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho nghề nghiệp tương lai.

Bảng 4.10: Mức độ hiểu biết về nghề nghiệp tương lai

Hiểu biết về nghề nghiệp tương lai Tần số Tỉ lệ (%)

Biết rất rõ 41 13,9

Biết khá rõ 112 37,8

Biết nhưng không nhiều lắm 121 40,9

Biết rất ít 13 4,4

Hoàn toàn không biết 9 3,0

Tổng cộng 296 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin như hiện nay cộng với sự quan tâm và tích cực hướng nghiệp từ gia đình và nhà trường, đa số các học sinh phổ thông có được sự nhận thức và hiểu biết về ngành nghề. Điều đó được thể hiện ở tỉ lệ 51,7% mẫu nghiên cứu cho là có hiểu biết về nghề nghiệp tương lai với 37,8% cho rằng biết khá rõ và 13,9% cho rằng biết rất rõ. Chỉ có 3% học sinh hoàn toàn không biết gì về ngành nghề sẽ chọn, nhưng một bộ phận không nhỏ học sinh còn lại chỉ biết rất ít thông tin và tỏ ra khá mơ hồ khi hình dung về tương lai của ngành nghề sau khi tốt nghiệp. Các em chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc gắn bó với một nghề nghiệp sau này nên chưa thực sự tự tìm hiểu đầy đủ những thông tin xung quanh nghề nghiệp đó.

4.3.1.4. Định hướng nếu không trúng tuyển ĐH

Trong trường hợp không trúng tuyển ĐH thì 36,1% (bảng 4.11) vẫn kiên trì thi lại, tỉ lệ này ở học sinh nữ cao hơn so với học sinh nam. Lựa chọn phổ biến tiếp theo là thi vào các trường CĐ. Ngoài ra, trong lựa chọn thi vào TCCN và trường đào tạo nghề thì học sinh nam có xu hướng chọn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, 19,9% học sinh cho biết mình chưa nghĩ đến phải lựa chọn thế nào nếu không trúng tuyển vào ĐH, tỉ lệ này ở nam cao hơn nữ do bản tính các học sinh nam thường hời hợt và ít lo xa hơn so với nữ sinh. Nhìn chung, các em còn cố chấp trong vấn đề vào ĐH mà không dự tính cho mình phương án nào khác. Điều này dễ dẫn đến tâm lý hụt hẫng khi không trúng tuyển dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trung bình mỗi

năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%. Song song với đó cứ sau mỗi kỳ thi ĐH, CĐ, có khoảng 2, 3 vụ học sinh tự tử vì trượt ĐH, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt ĐH cũng tăng đáng kể. Bên cạnh cánh cửa ĐH, còn rất nhiều cánh cửa khác mà học sinh có thể chọn để tiếp cận với ngành nghề mình mong muốn. Các em cần phải hết sức tỉnh táo trong nhìn nhận vấn đề, tránh mắc những sai lầm.

Bảng 4.11 Định hướng của học sinh nếu không trúng tuyển ĐH

Đvt:%

Nguồn: Số liệu điều tra, 11/2013

Dựa vào bảng 4.12, không một học sinh có học lực giỏi nào lựa chọn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP 12 CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TPCT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)