Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 (Trang 66 - 76)

7. Bố cục khóa luận

2.3.3.Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại

Khi bàn về định hướng chính sách đối ngoại trong những năm tiếp theo, Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhận định rằng những thách thức chính đối với công cuộc đổi mới hiện nay và trong tương lai đó là nhiều quốc gia chưa hiểu thấu đáo chính sách đối ngoại “mở cửa” của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng của Lào Cai như giao thông, điện nước,…còn phải một thời gian dài mới đáp ứng được nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp đến một số địa phương, cộng đồng dân cư chưa nắm bắt được tinh thần đổi mới, vẫn còn tư tưởng sản xuất tiểu nông, bảo thủ, chưa dám hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy một số khu công nghiệp tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm hoặc bị cản trở làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Cuối cùng, tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền vẫn còn tồn tại ở các cấp, các ngành gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà.

Vậy để hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Lào Cai phát triển hơn trong những giai đoạn sau Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đưa ra những định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Lào Cai phải có những chính sách cụ thể để tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất phụ vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà. Hoàn thiện về hệ thống cửa khẩu và các tuyết đường thông thương. Đồng thời Đảng bộ tỉnh phải hoàn chỉnh hệ thống chính sách quản lý và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà.

Thứ hai, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Đảng bộ tỉnh Lào Cai phải

điều chỉnh cơ chế sản xuất và đa dạng hóa mậu dịch biên giới. Đồng thời đối với việc mở rộng mậu dịch biên giới, mậu dịch đổi hàng, tích cực phát triển mậu dịch quá cảnh, mậu dịch chuyển khẩu, mậu dịch gia công, mậu dịch dịch

vụ. Tích cực khai thác các mặt hàng xuất nhập khẩu. Đồng thời áp dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp, mậu dịch gia công, mậu dịch trả nợ. Lào Cai cần khai thác triệt để lợi thế tự nhiên và chương trình thu hoạch sớm để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản, thủy sản, lâm sản và khoáng sản để đảm bảo mậu dịch giữa t và nước bạn được cân bằng. Các chính sách về hoạt động xuất nhập khẩu cũng phải được tuyệt đối hóa, tức là tạo mọi điều kiện để việc giao thương tiến hành thuận lợi, song vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về thuế cũng như chất lượng xuất nhập khẩu.

Thứ ba, đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Đảng bộ tỉnh phải tiến hành rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Sử dụng hợp lý nguồn vốn được đầu tư và có kế hoạch cụ thể để thu hút vốn đầu tư trong cách giai đoạn sau. Bên cạnh đó Đảng bộ tỉnh Lào Cai phải tiến hành quoảng bá, cũng như mở thêm các cơ hội thu hút nguồn vốn về tỉnh nhà.

Tiểu kết chương 2

Đảng bộ tỉnh Lào Cai trên cơ sở những tiềm năng sẵn có của tỉnh, đồng thời áp dụng một các linh hoạt, sáng tạo các chủ chương, chính sách của Đảng về hoạt động tế đối ngoại đã tiến hành đưa ra các chương trình, đề án nhằm lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà. Trong quá trình lãnh đạo hoạt động, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đưa ra các chính sách ưu đãi, các đề án phát triển sao cho phù hợp với tình hình chung của toàn tỉnh và góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, bên cạnh những chính sách ưu đãi, Đảng bộ tỉnh còn tiến hành tập chung rà soát và kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua các hệ thống cửa khẩu của tỉnh Lào Cai. Còn đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Đảng bộ tỉnh quan tâm chặt chẽ đến vấn đề giải quyết khó khăn

cho các doanh nghiệp về mặt thuế và có chính sách cụ thể để thu hút cũng như sử dụng các nguồn vốn nước ngoài…

Cũng chính nhờ những đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Lào Cai mà công tác lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại giai đoạn 2001 – 2006 của tỉnh nhà đạt được nhiều thành tựu to lớn, thay đổi bộ mặt kinh tế của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh vẫn còn gặp không ít khó khăn và hạn chế cần được sự quan tâm chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2006 cũng để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc để Đảng bộ tỉnh tiến hành lãnh đạo hoạt động này trong những giai đoạn về sau.

KẾT LUẬN

Sau những năm tháng đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thì Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tốc Việt Nam lại bước vào một công cuộc mới, công cuộc xây dựng và bảo về đất nước vững bước tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa. Để đưa Việt Nam lên một tâm cao mới, để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, Đảng và Nhà nước ta đã coi việc phát triển kinh tế nước nhà, đồng thời hội nhập với kinh tế thế giới trên cơ sở bảo vệ chủ quyền của dân tộc là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước. Chính vì lẽ đó mà Đảng và nhà nước ta luôn có sự quan tâm dặc biệt đến vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại của nước nhà.

Là một tỉnh biên giới, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã sớm nhận biết được đặc thù của tỉnh nhà cũng như những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức của tỉnh trong việc phát triển kinh tế nói chung và lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nói chung. Tuy xuất phát điểm là một nền kinh tế có tốc độ phát triển chậm, tình hình xã hội không ổn định, dân chí thấp và cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn nhưng Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã không ngại khó khăn lãnh đạo nhân dân các dân tộc của tỉnh Lào Cai theo con đường của Đảng từng bước vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Nhờ nằm vững tình hình thực tiễn và vận dụng một cách sáng tạo các chủ trương đường lối của Đảng về hoạt động kinh tế đối ngoại mà Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã lãnh đạo hoạt động này của tỉnh từng bước thoát khỏi khó khăn và đạt được những thành tưu đáng kể góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh nhà. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 – 2006, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đưa ra những chủ trương đường lối đúng đắn lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh để đạt được bước phát triển đột phá so với những giai đoạn trước.

Bằng những chính sách khuyến khích, ưu đãi Lào Cai đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh phát triển không ngừng. Tính đến năm 2006, Lào Cai đã đạt ngưỡng 623,394 triệu USD về kim ngạch xuất nhập khẩu và 3300 tỷ đồng/năm về hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Những con số đó là một bước đột phá không nhỏ đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhà. Bên cạnh những chỉ số phát triển, nhờ có những chính sách ưu đãi của Đảng bộ tỉnh hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng hơn, hàng hóa đa dạng và được kiểm xoát chặt chẽ thông qua hệ thống của khẩu của tỉnh. Đồng thời nhờ các chính sách mở cửa cũng như ưu đãi về thuế mà hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Lào Cai cũng không ngừng được tăng lên.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công tác lãnh đạo kinh tế đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 – 2006 cũng gặp không ít khó khăn. Sản lượng xuất nhập khẩu tăng nhưng tốc độ phát triển vẫn không đều qua các năm, bên cạnh đó là công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của Đảng bộ tỉnh còn nhiều hạn chế, chính sách thuế quan còn lỏng lẻo và sự kết hợp giữa hai nước chưa được chặt chẽ… Đồng thời, đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tuy có khá nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế là các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là doanh nghiệp Trung Quốc, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ các quốc gia khác…Những khó khăn trên chính là thách thức đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Điều đó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đồng thời là sự phối hợp của các cơ quan chức năng đến từng doanh nghiệp nhỏ. Nhưng với truyền thống lịch sử vẻ vang cùng tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa nhân dân các dân tộc của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Lào Cai sẽ không ngừng cố gắng để lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh từng bước đi lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2005), “Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII”, Lào Cai.

2. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Vũ Xuân Cường (2002), Khu kinh tế cửa khẩu – Động lực phát triển kinh

tế Lào Cai, Nxb Thông tấn xã Việt Nam – Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt.

4. Đảng bộ tỉnh Lào Cai (2002), Đề án Phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn

2001 – 2005 – 2010, Đề án được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt theo quy

định số 50/QD – UB, Lào Cai

5. Lê Nguyễn Đương (2001), Phát triển inh đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội và tác động của nó đến củng cố quốc phòng nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quân sự.

6. Nguyễn Trường Giang (2009), “Thuận lợi hóa hoạt động xuất nhập khẩu tại Lào Cai thông qua việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)”,

Tạp chí Thương mại - số 1+2, trang 28 -32.

7. Nguyễn Trường Giang (2011), Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Tạp chí Thương mại – số 18/2011, tr.18 -20, Hà Nội.

8. Nguyễn Trường Giang (2012), Hoàn thiện chính sách thương mại hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai, Tạp chí Thương mại – số 14/2012, tr.23-26.

9. Nguyễn Trường Giang (2013), Phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà Nội.

10. Doãn Văn Hưởng (2007), Hiệu quả từ việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ở Lào Cai”,in trong Lào Cai một thế kỷ phát triển và hội nhập, Nxb Thông tấn xã Việt Nam – Công ty Văn hóa trí tuệ Việt, tr159 – 163. 11. Nguyễn Đức Mười (chủ biên - 2005), Lào Cai vận hội mới, Nxb Chính trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Nguyền (2008), Phát triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 03/2008, trang 32 – 34.

13. Nguyễn Thị Nguyền (2012), “Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tỉnh Lào Cai, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 09, trang 36 – 39.

14. Nguyễn Thị Nguyền (2013), Quá trình chuyển biến về kinh tế xã hội tỉnh

Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

15. Hà Ngọc Oanh (2007), “Kinh tế đối ngoại nh ng nguyên lý vận dụng tại

Việt am”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Pháp (1990), Kinh tế đối ngoại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Hà Huy Toàn (1991), Vai trò của kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế theo quan điểm hệ thống, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

18. UBND tỉnh Lào Cai (2000), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2000, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2001, số 186/BC – UBND, Lào Cai.

19. UBND tỉnh Lào Cai (2001), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2001, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2002, số 218/BC – UBND, Lào Cai.

20. UBND tỉnh Lào Cai (2002), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2002, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2003, số 234/BC – UBND, Lào Cai.

21. UBND tỉnh Lào Cai (2003), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2004, số 265/BC – UBND, Lào Cai.

22. UBND tỉnh Lào Cai (2004), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2005, số 292/BC – UBND, Lào Cai.

23. UBND tỉnh Lào Cai (2005), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2006, số 314/BC – UBND, Lào Cai.

24. UBND tỉnh Lào Cai (2006), Báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, Kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội năm 2007, số 342/BC – UBND, Lào Cai.

25. UBND tỉnh Lào Cai - Viện Khoa học – Xã hội Việt Nam (2006), Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Hình ảnh hoạt động xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

(Nguồn: Báo Lào Cai – Thành phố v ng ước trên con đường hội nhập)

Hình ảnh Đoàn đại biểu Hà Khẩu (Trung Quốc) sang thăm và bàn về hợp tác phát triển tại tỉnh Lào Cai

Hình ảnh Khu công nghiệp Đông phố mới của tỉnh Lào Cai

Hình ảnh đồng chí Lê Hồng Anh thăm Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành thuộc Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

(Nguồn: Sở công thương tỉnh Lào Cai)

Hình ảnh khu công nghiệp thương mại Kim Thành

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 (Trang 66 - 76)