Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo Hoạt động thu hút vốn

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 (Trang 47 - 51)

7. Bố cục khóa luận

2.2.2.1. Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo Hoạt động thu hút vốn

ngoài giai đoạn 2001 - 2006

Ngay từ đầu ngày thành lập tỉnh, Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh và toàn thể nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đều xác định được điều kiện, cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng xã hội của tỉnh còn một khoảng cách khá xa so với cả nước, nhưng không thể vì khó khăn đó mà chỉ khoanh tay chờ sự chi viện của Trung ương. Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã vào cuộc, Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ qua các thời kỳ từ 1991 đến nay đều xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống dân cư, phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa là những mục tiêu hàng đầu. Đặc biệt trong giai đoạn 2001 – 2006, Lào Cai đã có những bước phát triển vô cùng quan trọng, đạt được những thành tựu ngoạn mục so với điểm xuất phát của địa phương.

Để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội trên, Đảng bộ tỉnh Lào Cai, các cấp lãnh đạo và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã xác định bốn vấn đề chiến lược trong huy động và quản lý sử dụng các nguồn vốn nước ngoài đầu tư phát triển vào tỉnh đó là:

Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư

Ngoài các lĩnh vực chi thường xuyên, các chương trình, mục tiêu nhận được đầu tư theo ngân sách nhà nước hàng năm thì Lào Cai đã xác định trọng tâm thu hút đầu tư là dựa vào nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước từ việc khai thác các tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương:

- Tiềm năng phát triển công nghiệp: Với 35 loại khoáng sản khác nhau, 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp, trong đó có nhiều khoáng sản quý với chữ lượng lớn như Apatit (2,5 tỷ tấn), đồng (42 triệu tấn), sắt (150 triệu tấn), Graphit, gốm sứ thủy tinh…Mở ra hướng phát triển đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiềm năng phát triển thủy điện: Khả năng thủy điện của tỉnh trên 1000 M , trong đó đã khảo sát 98 điểm thủy điện từ 0,1 – 90 MW với tổng công suât trên 700 M , Lào Cai được Chính phủ đồng ý cho cơ chế riêng về phát triển thủy điện, trong đó ưu tiên liên doanh liên kết với nước ngoài.

- Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp: Lào Cai có lợi thế phát triển các loại cây trồng ôn đới, cây con đặc sản có giá trị kinh tế cao như mận Tam Hoa, chè, hoa cao cấp, cá nước lạnh. Toàn tỉnh có tỷ lệ tán che phủ rừng 44,8% với nhiều loại lâm sản quý như pơ mu, lát hoa, đinh sến. Đặc biệt tinh Lào Cai có vườn quốc gia Hoàng Liên có hệ sinh thái phong phú với nguồn gen trên nghìn loài thực vật, 400 loài động vật, trong đó có 50% là các loài thuộc diện quý hiếm.

- Tiềm năng phát triển du lịch: Các hình thức du lịch có thể phát triển tại Lào Cai là nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa, mạo hiểm. Thiên nhiên ban tặng

cho tỉnh Lào Cai các thắng cảnh nổi tiếng tại SaPa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương.

- Tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ: trong chiến lược phát triển hai hành lang, một vành đai, Lào Cai nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là cửa ngõ quan trọng với hành trình ngắn nhất nối Việt Nam, ASEAN với tỉnh Vân Nam và Tây Nam Trung Quốc [21, tr7].

Địa điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Lào Cai luôn tạo cơ hội đầu tư cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư tại Lào Cai, trong đó đặc biệt ưu đãi đầu tư vào:

- Khu cửa khẩu Quốc tế Lào Cai điện tích 50 ha, đặc biệt Trung tâm thương mại Quốc tế Lào Cai đã hoàn thành và bước đầu đi vào sử dụng vào cuối năm 2006 với diện tích 22.000 m2, đã đáp ứng nhu cầu về văn phòng cho thuê các phòng nghỉ đạt phòng nghỉ 3 sao, siêu thị giới thiệu sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp.

- Khu thương mại Kim Thành 152 ha có cầu đường bộ Kinh Thành qua sông Hồng nối Khu thương mại Kim Thành và Khu kinh tế Bắc Sơn (Hà Khẩu), bố trí các kho hàng, chợ của khẩu, dịch vụ phục vuk hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa áp dụng cơ chế khu bảo thuế.

- Cụm công nghiệp Bắc Duyên Hải diện tích 304 ha và cụm công nghiệp đông phố mới 246 ha, hình thành 2 cụm công nghiệp tập chung, công nghiệp sạch, gia công, tái chế hàng xuất khẩu và kho chung chuyển hàng hóa.

- Khu công nghiệp Tằng Loỏng diện tích 2000 ha trọng tâm là phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản Apatit, quặng đồng, sắt, sản xuất hóa chất, phân bón.

- Khu đô thị mới Lào Cai – Cam Đường, các trung tâm huyện lỵ. - Khu du lịch thị trấn Sapa, thị trấn Bắc hà.

Nguồn vốn đầu tư

Lào Cai xác định phát huy nội lực, coi trọng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tranh thủ nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước, nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức Quốc tế.

Ước tính nhu cầu đầu tư thực tế của tỉnh từ năm 2000 đến 2006 là khoảng 3300 tỷ đồng/năm trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước nói chung đáp ứng khoảng 900 tỷ đồng/năm, vốn tín dụng đầu tư khoảng 1100 tỷ đồng/năm, vốn doanh nghiệp trong nước và dân cư khoảng 930 tỷ đồng/năm, vốn nước ngoài khoảng 360 tỷ đồng/năm [24, tr13].

Hiện có nay ngoài việc đầu tư hàng năm từ ngân sách nhà nước, trên địa bàn toàn tỉnh Lào Cai có 752 doanh nghiệp dân doanh, 20 doanh nghiệp nhà nước, 158 hợp tác xã, 68 chi nhánh văn phòng đại diện, 13.343 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra đang triển khai 22 dự án ODA, 17 dự án NGO, 35 dự án FDI và 99 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư cam kết lên đến hàng trăm triệu USD, bình quân hàng năm dải ngân đưa vào đầu tư thực tế 40 – 50 triệu USD là một nguồn lực rồi rào cần được huy động tối đa [23, tr11].

Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư

Để nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong thời gian 2001 – 2006, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định các nhiệm vụ thiết thực, cấp thiết nhất là:

Thứ nhất, Thực hành tiếp kiệm chống lãng phí trong đầu tư, tránh đầu

tư dàn trải, tập trung đầu tư vào các khu vực đã được quy hoạch tạo ra những “cực phát triển ” từ đó kịp thời mở rộng hiệu ứng lan tỏa, tạo động lực cho phát triển kinh tế toàn tỉnh. Đồng thời đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng tránh sự phát triển quá chênh lệch, hàng năm dành từ 65 – 70% nguồn

vốn ngân sách nhà nước tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ hai, Tập trung cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư khi giải quyết các thủ tục hành chính.

Thứ ba, Không ngừng mở rộng hợp tác kinh tế và phát triển kinh tế đối ngoại, quán triệt và chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác xúc tiến, thu hút đầu tư với phương châm “doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển” [24, tr18].

Năm 2006 vừa qua, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công diễn đàn kinh tế AFEC chính là hai sự kiện trọng đại tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và có những tác động nhất định đến việc huy động các nguồn lực đầu tư của tỉnh Lào Cai nói riêng.

Việc chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc thống nhất hợp tác thực hiện chiến lược “hai hành lang một vành đai”, trong đó xác định Lào Cai là cửa ngõ quan trong trong hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, các công tác triển khai mạnh mẽ mang tính chiến lược đó đã tạo ra cho Lào Cai một vị thế tương sứng với tiềm năng thu hút được sự chú ý từ các nhà đầu tư ngoài nước. Song song với việc chiển khai nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII trước thời cơ mới, vận hội mới, toàn tỉnh Lào Cai đã và đang ra sức thu hút các nguồn lực và phát triển kinh tế xã hội đồng thời không ngừng nâng cao và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó.

Một phần của tài liệu ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)