7. Bố cục khóa luận
2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI LÃNH ĐẠO KINH TẾ ĐỐ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
GIAI ĐOẠN 2001 - 2006
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định được lợi thế của một tỉnh biên giới, cùng với đó là hệ thống cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa của cả nước. Chính vì lẽ đó hoạt động xuất nhập khẩu luôn được Đảng bộ tỉnh quan tâm chú trọng để phát triển, điều đó thể hiện rõ nhất thông qua việc Đảng bộ tỉnh lãnh đạo hoạt động kinh tế cửa khẩu của tỉnh nhà. Nếu chưa tới cửa khẩu Lào Cai thì chưa thể thấy hết được sự nhộn nhịp, sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh ở đây. Cũng chính hoạt động xuất nhập khẩu ở mỗi điểm cửa khẩu tại đây, đã góp phần thúc đẩy kinh tế Lào Cai phát triển với một diện mạo mới.
Ngày nay khi kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập thì những lợi thế về hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai ngày càng được phát huy. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về thông thương giữa Việt Nam và Trung Quốc thì ngoài việc mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa Cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu, Cửa khẩu quốc gia Mường – Khương, Đảng bộ tỉnh Lào Cai còn chỉ đạo mở ra một loạt cửa khẩu phụ thuộc địa phận các huyện có đường biên giới với Trung Quốc như Cửa khẩu Na Mo (Bảo Thắng), Cửa khẩu Kim Thành, Cửa khẩu Lục Cấu… để đáp ứng nhu cầu phát triển của hoạt động xuât nhập khẩu.
Nếu như thời kỳ trước năm 1998 khi tỉnh Lào Cai chưa có chính sách ưu đãi phát triển kinh tế cửa khẩu thì hoạt động xuất nhập khẩu ở đây còn nhỏ lẻ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 2,6 triệu USD (năm 1991). Nhưng từ năm 2001, khi hai nước áp dụng chính sách ưu đãi đối với khu kinh tế cửa