Tổng quan. Theo BLDS Điều 412, bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hay có người bảo lãnh.
Trong giả thiết của điều luật, ta có một hợp đồng song vụ, nghĩa là hợp đồng làm cho mỗi bên vừa là người có quyền yêu cầu, vừa là người có nghĩa vụ. Suy cho cùng, điều thúc giục người có nghĩa vụ theo một hợp đồng song vụ thực hiện nghĩa vụ của mình chính là sựđáp ứng (tức là việc thực hiện nghĩa vụ) của người có quyền yêu cầu của mình. Người mua trong hợp đồng đồng mua bán chấp nhận trả tiền chỉ vì người bán chấp nhận bán tài sản. Bởi vậy, nếu người có quyền yêu cầu (đồng thời là người có nghĩa vụ) tỏ ra không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình, thì người có nghĩa vụ (đồng thời là người có quyền yêu cầu) cũng không còn động cơđể thực hiện nghĩa vụ.
Điều kiện. Trước hết, hợp đồng liên quan phải là hợp đồng song vụ: việc hoãn thực hiện nghĩa vụ không thể được chấp nhận trong các hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Thế nhưng, điều kiện đáng chú ý nhất do người làm luật đặt ra đối với người có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ là người này phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trước. Vậy nghĩa là việc hoãn thực hiện nghĩa vụ không thể được chấp nhận trong trường hợp các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cùng một
lúc. Điều kiện này khiến cho luật Việt Nam khác hẳn luật của nhiều nước. Việc cho phép người phải thực hiện nghĩa vụ trước hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp người thực hiện nghĩa vụ sau tỏ ra không có khả năng thực hiện nghĩa vụ có thể khiến cho một số thói quen đã được chấp nhận trong các giao dịch thông thường của dân cư bị xáo trộn. Cứ hình dung: các nhà hàng, khách sạn thường cung ứng dịch vụ của mình trước và khách ăn, khách trọ trả tiền sau. Với quy tắc của Điều 412 BLDS, các nhà hàng, khách sạn, sau khi đã giao kết hợp
đồng dịch vụ, sẽ có quyền từ chối cung ứng dịch vụ (không mang món ăn ra, không cho khách nhận phòng), thậm chí từ chối cung ứng dịch vụ một cách trọn vẹn (không mang món ăn kế tiếp ra hoặc không cho khách tiếp tục trọ lại trong phòng), một khi nhận thấy khách ăn, khách trọ tỏ ra không có khả năng thanh toán, dù nghĩa vụ trả tiền của khách chưa đến hạn thực hiện.
Hiệu lực. Hoãn thực hiện nghĩa vụ chỉ đơn giản là một biện pháp tự bảo vệ của người có nghĩa vụ chống lại nguy cơ thiệt hại rõ ràng đối với tài sản của mình trong trường hợp thực hiện nghĩa vụ. Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ không có tác dụng (và cũng không nhằm mục đích) chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên, mà chỉ khiến cho hợp đồng tạm thời bị “treo” lại. Việc treo hợp đồng sẽ bị dở bỏ
một khi người có nghĩa vụ sau chứng minh được khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có người bảo lãnh: khi đó, người có nghĩa vụ trước sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Ta có ngay hai vấn đề:
- Nếu người có nghĩa vụ sau đã cố gắng chứng minh khả năng thanh toán của mình hoặc đã giới thiệu người bảo lãnh, nhưng người có nghĩa vụ trước vẫn không thoả mãn, thì sao ?
- Nếu người có nghĩa vụ sau kiên quyết không chấp nhận yêu sách của người có nghĩa vụ, thì người có nghĩa vụ trước phải xử sự như thế nào ?
Có thể nhận thấy ngay rằng số phận của hợp đồng các trong trường hợp này hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý chí của người phải thực hiện nghĩa vụ trước.
Suy cho cùng, khó có thể thừa nhận rằng việc cho phép người phải thực hiện nghĩa vụ trước trong một hợp đồng song vụ hoãn thực hiện nghĩa vụ, chỉ vì người này nhận thấy một cách chủ quan rằng người thực hiện nghĩa vụ sau không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ, là một quy tắc góp phần xây dựng môi trường giao dịch lành mạnh. Đáng lý ra, nếu cho rằng người đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ, thì đương sự có thể từ chối giao kết hợp đồng. Việc cho phép người phải thực hiện nghĩa vụ trước hoãn thực hiện nghĩa vụ cho đến khi người thực hiện nghĩa vụ sau giới thiệu được người bảo lãnh còn đồng nghĩa với việc thừa nhận cho một bên trong hợp đồng quyền đơn phương sửa đổi các điều kiện của một hợp
đồng đã được giao kết một cách hữu hiệu; điều đó không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản chi phối quan hệ hợp đồng trong luật thực định.
Mục II. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ theo quy định của pháp luật TOP