Xoay quanh việc bầu Tổng Thư ký năm

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 57 - 58)

năm 2006

Nhiệm kỳ của đương kim Tổng thư ký Annan hết hạn vào cuối năm 2006. Đã có những đồn đại cho rằng cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và cựu Tổng thống Chile Ricardo Lagos đang tính trở thành Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc . Tuy nhiên, Clinton đến từ một quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an nên điều này được xem là phá vỡ truyền thống của LHQ. Các ứng viên khác là Ngoại trưởng Hàn Quốc Ban Ki-moon, Phụ tá Bộ trưởng Thông tin Ấn Độ Shashi Tharoor, Gro Harlem Brundtland, cựu Thủ tướng Na Uy và là cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế

giới (WHO), Tarja Halonen, Tổng thống Phần Lan, và Vaira Vike Freiberga, Tổng thống Latvia. Dù vậy, nhiều người cho rằng chức vụ Tổng Thư ký LHQ nên dành cho châu Á. Cả Clinton lẫn Lagos cũng bác bỏ tin đồn họ có ý định ra tranh chức vụ này.

Đằng sau hậu trường Trung Quốc đang vận động ráo riết cho Phó Thủ tướng Thái Lan, Surkiart Sathirathai, ông này cũng nhận được sự ủng hộ từ Hoa Kỳ, Nga và ASEAN. Trong khi đó, Jayantha Dhanapala của Sri Lanka và Jose Ramos-Horta, cựu Ngoại trưởng Timor-Leste và là người được đề cử Giải Nobel Hòa bình cũng được xem là những ứng viên có nhiều triển vọng. Dhanapala là nhân vật có tiếng tăm trong nội bộ

Liên Hiệp Quốc nhờ vào những đóng góp của ông trong các vấn đề giải trừ quân bị. Có ý kiến được nhiều người đồng tình cho rằng đã đến lúc nên bổ nhiệm một phụ nữ vào chức vụ tổng thư ký. Trong suốt 60 năm qua, tất cả tổng thư ký đều là nam giới. Thủ tướng New Zealand, Helen Clark, và Toàn quyền nước này, Dame Silvia Cartwright, được xem là các ứng viên triển vọng sau khi được giới thiệu bởi tổ chức phụ nữ quốc tế Equality Now.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Ban Ki-moon đã được chính thức bầu chọn để kế

nhiệm cho Kofi Annan vào đầu năm 2007.

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)