Những thành công và thất bại trong các vấn đề an ninh

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 32 - 36)

vn đề an ninh

Một phần lớn trong chi tiêu của Liên Hiệp Quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Quốc. Ngân sách gìn giữ hòa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên Hiệp Quốc trong cùng giai đoạn), với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005[21], do Trung tâm An ninh Con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong

số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ

cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:

• Giảm 40% những cuộc xung đột bạo lực.

• Giảm 80% những cuộc xung đột gây đổ máu nhiều nhất.

• Giảm 80% những cuộc diệt chủng và thanh lọc chính trị.

Báo cáo, do Oxford University Press, cho rằng sự tuyên truyền cho một học thuyết quốc tế - chủ yếu do Liên Hiệp Quốc đề xướng - là nguyên nhân chính mang lại sự sụt giảm những cuộc xung đột quân sự, dù bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự

tranh cãi này đa phần chỉ mang tính hoàn cảnh.

Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi: [22]

• Tăng sáu lần số lượng các chiến dịch của Liên Hiệp Quốc được tiến hành để ngăn chặn chiến tranh trong giai đoạn 1990 tới 2002.

• Tăng bốn lần cho các nỗ lực nhằm chấm dứt những cuộc xung đột

đang diễn ra, từ năm 1990 tới 2002.

• Tăng bảy lần số lượng ‘Bạn bè của Tổng thư ký’, ‘Các nhóm tiếp xúc’ và các cơ cấu do chính phủ đề xuất nhằm hỗ trợ các chiến dịch kiến tạo hòa bình và xây dựng hòa bình trong giai đoạn từ 1990 đến 2003.

• Tăng mười một lần số lượng các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại các chếđộ cầm quyền trên khắp thế giới từ 1989 tới 2001.

• Tăng bốn lần số lượng các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, từ 1987 đến 1999.

Tính trung bình, những nỗ lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức tạp hơn những chiến dịch thời Chiến tranh Lạnh.

• Văn phòng Giải trình Chính phủ Hoa Kỳđã kết luận rằng việc gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc có chi phí ít hơn tám lần so với khoản chi cho lực lượng Hoa Kỳ. [23]

• Một nghiên cứu năm 2005 của RAND Corp cho thấy Liên Hiệp Quốc thành công ở hai trong số ba chiến dịch gìn giữ hòa bình của mình. Nghiên cứu này cũng so sánh những nỗ lực xây dựng nhà nước của Liên Hiệp Quốc với cũng nỗ lực của Hoa Kỳ, và thấy rằng trong tám trường hợp của Liên Hiệp Quốc, bảy trường hợp diễn ra trong hòa bình, trong khi trong tám trường hợp của Hoa Kỳ, bốn diễn ra trong hòa bình, và bốn không hề hay chưa hề có hòa bình. [24]

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bất

đắc dĩ phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Iraq được cho là đã vi phạm 17 nghị quyết của Hội đồng bảo an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng nhưđã tìm cách né tránh những lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Trong gần một thập kỷ, Israel bất chấp các nghị quyết kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ Tây và Dải Gaza. Những thất bại đó xuất phát từ tình trạng phụ thuộc đa chính phủ của Liên Hiệp Quốc - ở nhiều khía cạnh đây là một tổ chức gồm 192 quốc gia thành viên và luôn cần phải có sự nhất trí, chứ không phải là một tổ chức độc lập. Thậm chí khi các hành động được 15 nước thành viên Hội đồng bảo an thông qua, Ban thư ký hiếm khi cung cấp đủ các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các sứ mệnh đó.

Những thất bại khác trong vấn đề an ninh gồm:

• Thất bại trong việc ngăn chặn vụ Diệt chủng tại Rwanda năm 1994, dẫn tới cái chết của gần một triệu người, vì các thành viên của hội đồng bảo an từ chối thông qua bất kỳ một hành động quân sự nào.[25]

• Thất bại của MONUC (Nghị quyết 1292 của UNSC) trong việc can thiệp một cách có hiệu quả vào cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, liên quan tới gần năm triệu người tại Cộng hòa Dân chủ Congo, 1998-2002 (với những trận đánh vẫn đang tiếp diễn), và trong việc tiến hành cung cấp viện trợ

• Thất bại trong việc can thiệp vào Cuộc thảm sát Srebrenica năm 1995, dù sự thực là Liên hiệp quốc đã coi Srebrenica là một "thiên đường an toàn" cho những người tị nạn và phái 600 lính gìn giữ hòa bình Hà Lan tới bảo vệ nó.

• Thất bại trong việc cung cấp thực phẩm tới những người dân đói khát tại Somalia; thực phẩm thường bị các lãnh chúa địa phương chiếm đoạt. Một nỗ lực của Hoa Kỳ/Liên Hiệp Quốc trong việc bắt giữ các vị lãnh chúa đó

đã dẫn tới Trận Mogadishu năm 1993.

• Thất bại trong việc thực hiện 1559 và Nghị quyết 1701 của Hội

đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải giáp các nhóm bán quân sự Liban như Fatah và Hezbollah.

• Lạm dụng tình dục của binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Binh lính gìn giữ hòa bình từ nhiều quốc gia đã bị thải hồi khỏi các chiến dịch gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc vì hành động lạm dụng và bóc lột tình dục các cô gái, thậm chí mới chỉ 8 tuổi, trong một số chiến dịch gìn giữ hòa bình khác nhau. Sự lạm dụng tình dục này vẫn diễn ra dù đã có nhiều sự phát hiện và bằng chứng từ Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Dịch vụ Giám sát Nội bộ.[26][27] Một cuộc điều tra nội bộ năm 2005 của Liên Hiệp Quốc cho thấy sự

khai thác và lạm dụng tình dục đã được báo cáo tại ít nhất năm quốc gia nơi các binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được triển khai, gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Burundi, Côte d'Ivoire và Liberia. [26] BBC đã tiến hành một cuộc điều tra tương tự, và cũng chỉ ra một số thành viên Chương trình Lương thực Thế giới cũng có những hành vi lạm dụng.[28] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 32 - 36)