Ất lực trước vấn đề diệt chủng và nhân quyền

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 38 - 41)

Liên Hiệp Quốc cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt tại nhiều vùng ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Những ví dụ hiện tại gồm việc Liên Hiệp Quốc không hành động gì trước chính phủ Sudan tại Darfur[27], việc thanh lọc sắc tộc của chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng và Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine.

Bê bối trong chương trình đổi dầu lấy lương thực

Chương trình đổi dầu lấy lương thực được Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 1995. Mục tiêu của nó là cho phép Iraq bán dầu ra thị trường thế giới để đổi lấy lương thực,

thuốc men, và các đồ nhu yếu phẩm khác cho người dân Iraq bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận kinh tế quốc tế, mà không cho phép Chính phủ Iraq tái xây dựng lại lực lượng quân đội của mình sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Chương trình đã bị

ngắt quãng vào cuối năm 2003 trước những lời cáo buộc ngày càng lan rộng về sự lạm dụng và tham những. Cựu giám đốc, Benon Sevan người Síp, là người đầu tiên bịđình chỉ chức vụ và sau đó phải từ chức khỏi Liên Hiệp Quốc, khi một bản báo cáo tạm thời của ban điều tra do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker kết luận rằng Sevan đã nhận đút lót từ phía chính quyền Iraq và đề xuất việc bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm thuộc Liên Hiệp Quốc của ông ta nhằm mở đường cho một cuộc điều tra tội phạm.[41]

Dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc, số lượng dầu mỏ trị giá hơn 65 tỷđôla của Iraq đã được bán ra thị trường thế giới. Về mặt chính thức, khoảng 46 tỷđã được chi cho các mục đích nhân đạo. Số còn lại được dành trả cho những khoản bồi thường cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh thông qua một Quỹ Chi trả, số tiền quản lý và hoạt động của Liên Hiệp Quốc cho chương trình này chiếm 2,2%, và chương trình thanh sát vũ

khí chiếm 0,8%.

Con trai của Kofi Annan là Kojo Annan cũng dính líu tới vụ này, với lời buộc tội đã kiếm được một cách bất hợp pháp nhiều hợp đồng trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc cho công ty Cotecna Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Ấn

Độ, Natwar Singh, đã phải từ chức vì vai trò của ông trong vụ này.

Chính phủ Úc đã lập ra Cole Inquiry vào tháng 11 năm 2005 nhằm điều tra xem liệu Ủy ban Bột mì Úc (Australian Wheat Board - AWB) có vi phạm điều luật nào khi thực hiện những hợp đồng của họ với Iraq trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực. AWB đã trả chính quyền của Saddam Hussein khoảng 300 triệu đôla, thông qua một công ty bình phong là Alia, để có được những hợp đồng cung cấp bột mì cho Iraq. Thủ

tướng Úc (John Howard), Phó thủ tướng (Mark Vaile) và Bộ trưởng ngoại giao (Alexander Downer) bác bỏ việc họ có biết về việc đó khi bị gọi ra điều trần trước ủy ban. Đã có thông tin cho rằng dù chính phủ Úc không điều hành AWB một cách đủ

việc yêu cầu chính phủ nước này tiến hành điều tra. Cole Inquiry dự định sẽ báo cáo vào ngày 24 tháng 11 năm 2006.[42]

Những cáo buộc lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc cưỡng dâm tại Congo, Haiti, Liberia và Sudan

Tháng 12 năm 2004, trong chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Congo, ít nhất 68 vụ bị cho là cưỡng hiếp, mại dâm và hơn 150 cáo buộc khác đã bị

các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc phát giác, tất cảđều có liên quan tới binh lính gìn giữ

hòa bình, đặc biệt là các binh lính từ Pakistan, Uruguay, Maroc, Tunisia, Nam Phi và Nepal. Những binh lính gìn giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc gia này cũng bị cáo buộc cố tình cản trở quá trình điều tra [43]. Tương tự, một chuyên gia hậu cần Liên Hiệp Quốc người Pháp tại Congo cũng bị cáo buộc hãm hiếp và khiêu dâm trẻ em trong cùng tháng [44].

BBC đã thông báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc lạm dụng và hãm hiếp tại Port-au-Prince.[45]. Những lời cáo buộc tương tự

cũng đã được nêu ra tại Liberia [46] và Sudan. [47]

Chính sách nhân s

Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình được hưởng quy chế miễn trừđối với pháp luật tại các quốc gia nơi họ hoạt động, gìn giữ không thiên vị với sự tôn trọng nước chủ nhà, và quốc gia thành viên.[cần dẫn nguồn] Việc thuê mướn và sa thải, giờ làm việc và môi trường làm việc, thời gian nghỉ, hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tuổi thọ, lương bổng, tiền trợ cấp xa gia đình và các điều kiện sử dụng lao động chung thực hiện theo các quy định của Liên Hiệp Quốc. Sựđộc lập này cơ phép các cơ quan thực hiện các chính sách nguồn nhân lực thậm chí trái ngược với luật lệ của nước chủ nhà hay quốc gia thành viên. Ví dụ, một người không đủ tư cách làm việc tại Thụy Sĩ, nơi Tổ

chức Lao động Thế giới (ILO) đóng trụ sở, không thể được làm việc cho ILO trừ khi anh/cô ta là người của quốc gia thành viên ILO.

Người hút thuốc

Tổ chức Y tế Thế giới, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã cấm tuyển những người hút thuốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005, nhằm khuyến khích một môi trường làm việc không thuốc lá.[48] Cũng có một lệnh cấm hút thuốc bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhưng một số quốc gia thành viên cho phép hút thuốc bên trong đại sứ

quán của mình tại Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những người sử dụng ma tuý không

được phép làm việc cho Liên Hiệp Quốc.

Hôn nhân đồng giới

Dù có sựđộc lập trong những vấn đề chính sách nguồn nhân lực, các cơ quan Liên Hiệp Quốc tự nguyện áp dụng các điều luật của các quốc gia thành viên về vấn đề

hôn nhân đồng giới, cho phép các quyết định về tình trạng sử dụng nhân công có hôn nhân đồng giới được đưa ra dựa theo từng quốc gia. Họ công nhân các cuộc hôn nhân

đồng giới chỉ khi người đó là công dân của các quốc gia công nhận sự hôn nhân đó. Một số cơ quan cung cấp khoản trợ cấp hạn chế cho những vợ/chồng người địa phương của nhân viên của mình.

Một phần của tài liệu Liên hiệp quốc (Trang 38 - 41)