tâm
Nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất động thực vật thủy sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, như người ta vẫn thường nói nuôi trồng thủy sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước, vì vậy nuôi trồng thủy sản đề cập đến các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
Ke từ hơn hai thập kỉ qua Việt Nam cũng đã từng bước tham gia vào phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản của thế giới và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.Tuy nhiên đúng về góc độ quản lý, ngành nuôi trồng thủy sản thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.
chóng, hiệu quả và đồng nhất thì không thể phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững đuợc. Ngoài các vấn đề về kĩ thuật nuôi và sản xuất giống để có thể nâng cao năng suất và chất luợng thủy sản nuôi, đa dạng hóa đối tuợng nuôi, loại hình nuôi, phát triển công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn phù hợp, các biện pháp phòng trị bệnh, phuơng pháp bảo quản,... là các vấn đề mà nghề nuôi truyền thống yêu cầu, thì còn rất nhiều vấn đề mà bất cứ một nhà quản lý, nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản nào cũng phải nhận thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của chúng. Đó là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do ảnh hưởng của các hoạt động nuôi, tình trạng nhiễm hóa chất và kháng sinh trong thủy sản làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu thụ. Tình trạng lan truyền mầm bệnh ở các vùng nuôi do hoạt động di giống, nhập giống thủy sản trên toàn cầu và tình trạng cấp thoát nước bừa bãi, sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu dài đã trở thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển nuôi trồng thủy sản quá nhanh. Bởi vậy việc đánh giá toàn diện về bất cứ hoạt động nuôi trồng thủy sản nào đều hết sức cần thiết [28].