Hệ quả của xung đột

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 65 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4Hệ quả của xung đột

2.3.4.1 Hệ quả tích cực

Với những thay đổi trong quá trình sản xuất cũng như trong công tác quản lý chúng ta có thể thấy được những thay đổi với chiều hướng tích cực hơn cho môi trường, hạn chế đáng kể xung đột môi trường. Công ty đã có những giải pháp trước mắt cũng như những giải pháp mang tính lâu dài như biện pháp tách dòng nước thải, thu gom chất thải rắn, xử lý hạn chế những mùi khó chịu trước khi thải ra môi trường.

Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận được những thông tin đáng mừng từ phía người dân:

“Nhìn chung cũng do chúng tôi thường xuyên phản ánh ý kiến của mình lên cơ quan chức năng cũng như đại diện phía công ty nên thời gian gần đây công ty cũng có những thay đổi tích cực, với những tín hiệu đáng mừng. Chúng tôi thường xuyên thay nhau đi kiểm tra chỗ xả nước thải, tuy không có máy móc kiểm tra nhưng nhìn bằng mắt thường chúng tôi có thể cảm được nước đã bớt ô nhiễm và không khí cũng đã bớt mùi khó chịu rồi, cứ như cái đà này thì tôi hi vọng nguồn nước cũng như không khí sẽ sớm trở lại bình thường thôi” (PVS nam, 52 tuổi, làm ruộng).

Người dân khác cho hay “cũng có thay đổi được chút ít rồi, nguồn nước và không khí đã được cải thiện nhưng không biết tình trạng này kéo dài được bao lâu. Chúng tôi mong mỏi lắm những thay đổi từ phía công ty để chúng tôi sớm được hưởng bầu không khí trong lành và sử dụng nguồn nước đảm bảo, hợp vệ sinh, không bị ô nhiễm” (PVS nữ, 43 tuổi, kinh doanh)

Với những ý kiến này chúng ta có thể thấy rằng môi trường đang dần được cải thiện, công ty đang dần lấy lại được niềm tin từ phía người dân. Họ mong mỏi một công ty phát triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường, chỉ có phát triển bền vững thì mới tránh được những xung đột từ hai phía.

“Chúng tôi cúng bớt căng thẳng khi phải giải quyết những vụ xung đột như vậy, bản thân chúng tôi cũng cảm thấy phấn khởi vì công ty đã làm được những việc mà từ lâu chúng tôi mong mỏi” (PVS nam, 52 tuổi, lãnh đạo thị trấn)

Có thể thấy rằng với những tín hiệu đáng mừng mà phía người dân cung cấp chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa, người dân ở những địa bàn trên có thể được hưởng bầu không khí trong lành, nước không bị ô nhiễm. Những hoạt động từ phía công ty góp phần làm cho môi trường trong sạch hơn, tuy nhiên về lâu dài vẫn cần phải có những giải pháp triệt để để làm cho môi trường trong sạch cũng như đảm bảo sức khỏe cho người dân xung quanh. Người dân và chính quyền địa phương cũng cần tích cực tham gia vào việc đề xuất các phương án xử lý môi trường phù hợp để cùng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

2.3.4.2 Hệ quả tiêu cực

Hệ quả mà công ty sản xuất giấy gây ra với cộng đồng dân cư là không nhỏ, nó ảnh hưởng đến cuộc sống cững như gây hoang mang tinh thần cho người dân, người dân luôn lo lắng cho sức khỏe của bản thân họ và những người xung quanh.

“Làm sao mà tin tưởng họ được, họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt thôi, chắc là do chúng tôi có ý kiến nhiều quá nên họ làm như vậy để lấp liếm bớt tội của mình đấy, chứ thực tình tôi không tin về lâu dài họ lại làm được như vậy đâu. Tôi ở đây bao nhiêu năm rồi tôi biết, tình trạng này vẫn xảy ra thường xuyên như cơm bữa ấy mà, họ chỉ làm vậy cho xong chuyện thôi chứ lây đâu ra lâu dài mà được như vậy” (PVS nam, 50 tuổi, làm ruộng).

Chứng tỏ người dân mất lòng tin vào công ty bởi công ty đã gây bức xúc trong dân một thời gian dài, họ hứa cải thiện tình hình nhưng lại không làm triệt để, họ chỉ làm nửa vời vậy thôi bởi khi họ làm như vậy người dân bớt căng thẳng thì lại đâu vào đấy ngay

Hay như ý kiến của lãnh đạo phường cho rằng “chúng tôi thấy căng thẳng đầu óc lắm, cứ thỉnh thoảng lại có đơn thư khiếu nại của người dân, họ khếu nại đi khiếu nại lại chúng tôi nhìn thấy họ mà ái ngại. Chúng tôi đại

diện cho họ nói lên tiếng nói của mình mà vẫn chưa giải quyết được việc cho họ, bản thân chúng tôi cũng thấy căng thẳng đầu óc, nguyên nghĩ đến những chuyện đó đã chiếm gần hết thời gian của chúng tôi rồi” (PVS nữ, 51 tuổi,

lãnh đạo phường)

“Căng thẳng đầu óc lắm cô à, cứ sáng ngủ dậy ngồi nghĩ cuộc sống của mình hàng ngày bị đầu độc bởi môi trường như thế này thì còn gì nữa, cứ nghĩ đến công ty chẳng cải thiện được bao nhiêu tình hình mà thấy ấm ức làm cho mình lúc nào cũng căng thẳng đầu óc” (PVS nữ, 56 tuổi, kinh doanh)

Chúng ta thấy, ô nhiễm môi trường không chỉ làm tổn hại về mặt sức khỏe của người dân sống xung quanh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của họ, bởi bản thân họ luôn phải sống trong hoang mang lo lắng, không biết bản thân mình có bị ảnh hưởng gì không, có bị bệnh tật gì không. Nhũng hệ quả tiêu cực mà công ty gây ra là không nhỏ. Nước thải và khí thải độc hại cùng với những ô nhiễm khác đang ngày càng làm cho họ thêm căng thẳng đầu óc, những biện pháp mà công ty đưa ra để cải thiện tình hình chỉ là tạm thời, không có những biện pháp lâu dài và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân thì vẫn chưa có những biện pháp triệt để nào để xử lý.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG NGÀNH GIẤY VỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ XUNG QUANH

3.1 Giải pháp tổ chức quản lý nhằm hạn chế xung đột môi trƣờng giữa công ty giấy với cộng đồng dân cƣ xung quanh

Việc giải quyết mâu thuẫn xung đột ô nhiễm môi trường hiện nay đang trở thành gánh nặng với các nhà quản lý đồng thời đó cũng là những bức xúc của người dân cần được giải quyết triệt để qua những hành động đó thể hiện trách nhiệm của các cấp chính quyền, của tổ chức bảo vệ môi trường trong việc chung tay bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hoạt động quản lý môi trường ở các cấp hiện nay còn nhiều bất cập và vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay chưa được giải quyết triệt để.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường thì các biện pháp quyết liệt và triệt để được đưa ra như:

“Chúng tôi thường xuyên đưa ra những mô hình, dự án để hạn chế tình trạng ô nhiễm nhưng phương án được ưu tiên nhất vẫn là đầu tư trang thiết bị, công nghệ, công ty muốn làm ăn lâu dài phải đặt mục tiêu, lợi ích của người dân xung quanh lên hàng đầu, không thể chỉ sản xuất mà không coi trọng môi trường” (PVS nam, 52 tuổi, lãnh đạo phường)

Hoặc như ý kiến của một vị lãnh đạo khác thì phương án “di dời công

ty ra khỏi địa bàn dân cư nhưng cần phải đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại đáp ứng được yêu cầu là cần thiết bởi có như vậy mới có thể phát triển một cách an toàn và hiệu quả được” (PVS nam, 53 tuổi, lãnh đạo phường)

Theo ý kiến của một số người dân thì “Tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra, xử lý nghiêm những công ty gây ô nhiễm môi trường. Nếu chính quyền mạnh tay trong việc xử lý ô nhiễm thì sẽ có tác động mạnh hơn trong công tác bảo vệ môi trường, bên cạnh đó việc thanh tra kiểm tra thường xuyên cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” (PVS

Bên cạnh những giải pháp đó thì việc đưa tiêu chí sản xuất đảm bảo không ô nhiễm môi trường và khi cấp giấy phép kinh doanh cần có cam kết bảo vệ môi trường

Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho người dân và địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường, có ý kiến phản ánh kịp thời khi công ty xảy ra tình trạng ô nhiễm cũng là một giải pháp hữu hiệu

“ý kiến đóng góp cũng như phản ánh của người dân là rất quan trọng, phản ánh kịp thời ý kiến của mình với các ngành cũng như cơ quan chức năng để chính quyền có biện pháp xử lý đồng thời ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất nếu tình trạng ô nhiễm xảy ra” (PVS nam, 50 tuổi, lãnh đạo thành

phố)

Như vậy, qua các ý kiến của người dân cũng như chính quyền địa phương chúng ta có thể thấy người dân cũng như chính quyền địa phương nơi đây mong muốn rằng phát triển kinh tế phải bền vững và đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chỉ có như vậy mới có thể hài hòa được lợi ích của các công ty cũng như lợi ích của người dân xung quanh nơi đây. Muốn có được môi trường trong lành và kinh tế phát triển cần có sự tham gia, vào cuộc của nhiều cá nhân cũng như tổ chức có liên quan,sự tham gia góp ý kịp thời của người dân cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu góp phần ổn định môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Giải pháp kỹ thuật thực tế

3.2.1 giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

Để giảm thiểu tối đa các tác động môi trường bất lợi do nước thải của nhà máy sản xuất giấy gây ra cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp quản lý và các biện pháp công nghệ phù hợp với việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường xung quanh.

“Nước thải là nguồn gây ô nhiễm chính, nước đựơc xả thẳng ra sông ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của chúng tôi, nhà nào ở đây hầu như cũng phải dùng máy lọc nước nếu không làm như vậy chắc chúng tôi suốt ngày phải sống chung với bệnh tật. Tuy họ có hệ thống xử lý nước thải nhưng

chúng tôi vẫn phải tự bảo vệ mình bằng cách đó thì mới yên tâm được” (PVS

nữ, 52 tuổi, kinh doanh)

“Nước sông là nguồn cung cấp chính nước trong sinh hoạt hàng ngày của chúng tôi, nếu nước bị ô nhiễm thử hỏi làm sao chúng tôi có thể biết những bệnh tật gì đang rình rập chúng tôi, lại còn các cháu của chúng tôi nữa chứ thế nên công ty quan tâm một chút tới vấn đề này thì chúng tôi đã thấy tốt rồi” (PVS nam, 43 tuổi, kinh doanh)

Bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đặc biệt là bảo vệ nguồn nước bởi nước có ý nghĩa quan trọng trọng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, quyết định sự sống của họ. Người dân mong muốn được đảm bảo về sức khỏe để yên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống, công ty có đầu tư công nghệ nhưng phải đầu tư và xử lý một cách triệt để, họ có sức khỏe để ổn định và yên tâm lao động.

Còn lãnh đạo thị trấn cho rằng “công ty có đầu tư công nghệ nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu trong xử lý nước, vẫn vượt một số quy định khi thải ra môi trường làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bản thân họ chịu đựng sự ô nhiễm này đã lâu nên họ cảm thấy bức xúc lắm. Chúng tôi cũng đã có những biện pháp ngăn chặn tình trạng xả thải nước ra sông nhưng chỉ được một thời gian lại đâu vào đó. Chúng tôi cũng đang tìm phương án xử lý thích hợp hơn” (PVS nam, 52 tuổi, lãnh đạo thị trấn).

Lãnh đạo chính quyền cũng quan tâm tới cuộc sống của người dân, bản thân họ cũng là người địa phương nên cũng chịu cảnh ô nhiễm nên họ cũng đã có những biện pháp thích hợp khi nhận được những ý kiến phản ánh của người dân. Những biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, còn chung chung và chưa nhằm mục đích cao nhất là chống ô nhiễm mang lại lợi ích cho người dân vì vậy biện pháp này còn chưa triệt để gây hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người dân.

Bảo vệ môi trường là thông điệp khẩn thiết của thời đại. Trong thực tế hiện nay, việc quản lý ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước còn nhiều bất cập do cơ chế quản lý của lưu vực sông chưa rõ ràng, trách nhiệm quản lý của các đơn vị quản lý chưa được phát huy cộng với năng lực của đội ngũ quản lý, điều kiện tài chính nên việc xây dựng cơ chế chính sách hữu hiệu để quản lý lưu vực sông còn chưa được thực hiện.

Trong tất cả các biện pháp xử lý nước thải hữu hiệu nhất là biện pháp thu hồi nước. Quá trình thu hồi nước liên quan đến việc tiết kiệm nước trong tất cả các hệ thống khép kín tuần hoàn hay một phần. Việc tiết kiệm này không chỉ là biện pháp giảm thiểu chất thải mà còn là biện pháp để thu hồi sợi và hóa chất như việc thu hồi hóa chất của phương pháp sunfat là tái sinh kiềm từ dịch đen.

Trên thực tế hiện nay tại các công ty sản xuất giấy còn tồn tại các phương pháp sau: Phương pháp thu hồi kiềm, phương pháp xử lý sinh hóa bằng hệ thống xử lý nước thải và phương pháp thay đổi tính chất của ligin trong dịch đen. Cả ba phương pháp này đều mang lại hiệu quả nhưng đòi hỏi lượng chi phí lớn.

Lãnh đạo nhà máy giấy cho hay “chúng tôi cũng đã nỗ lực trong việc đầu tư thiết bị công nghệ nhưng các đồng chí biết đấy, ngành công nghiệp giấy cần rất nhiều nước, lượng nước thải lớn nên nhiều khi máy móc không xử lý kịp nên cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài” (PVS nam, 53

tuổi, lãnh đạo công ty giấy).

Có thể thấy rằng đại diện phía công ty cũng đang nỗ lực tìm những biện pháp để xử lý chât thải, xử lý nước thải nhưng một phần do công nghệ sản xuất giấy của chúng ta đã có từ rất lâu nếu đầu tư công nghệ hiện đại thì máy móc của sản xuất giấy lại không phù hợp với công nghệ sản xuất nên cũng phần nào ảnh hưởng tới việc xử lý các loại chất thải ra môi trường.

Trong khi đó thì người dân vẫn cứ cho rằng “Cứ bảo có đầu tư công nghệ mà chúng tôi chẳng hiểu họ đầu tư công nghệ kiểu gì mà rác thải thải ra

môi trường gây mùi khó chịu, bản thân chúng tôi là người lớn sống chung với nó mà thấy khó chịu, ngột ngạt vô cùng mà bọn trẻ nhỏ cũng phải chịu thì thật là tội, biết bao nhiêu bệnh tật rình rập” (PVS nữ, 45 tuổi, kinh doanh)

Họ cho rằng công ty không đầu tư công nghệ nên mới ô nhiễm như vậy, họ mong muốn môi trường trong sạch không còn khí độc, nước bẩn để con cháu họ cũng như bản thân họ không phải chịu cảnh như vậy nữa. Những cơ sở sản xuất giấy gây ô nhiễm nặng lại nằm trong khu vực đầu nguồn nước thì các công ty phải có đảm bảo khâu xử lý nước thải hoặc phải ngừng sản xuất nếu không đảm bảo như công ty giấy Việt Trì phải bỏ nấu bột giấy đồng thời đây cũng là đơn vị nấu bột có thu hồi dịch đen cô đặc sơ bộ và bán làm phụ gia bê tông, những phương pháp này phần nào cải thiện được tình hình căng thẳng nhưng về lâu dài cần có những giải pháp triệt để hơn.

3.2.2 Giải pháp giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Hầu hết các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy có công nghệ sản xuất như nhau. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất ở mỗi nhà máy có những thay đổi riêng biệt cho phù hợp với nhà máy và những loại nguyên liệu khác nhau. Do đó biện pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho từng nhà máy cũng khác nhau.

Lãnh đạo phòng tài nguyên môi trường cho biết “khí thải nồi hơi là nguồn ô nhiễm tiềm tàng không chỉ gây ô nhiễm cho chất lượng không khí xung quanh mà còn gây tác động tiêu cực cho chât lượng không khí khu vực sản xuất của nhà máy. Ô nhiễm môi trường không khí ở các công ty sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 65 - 82)