8. Cấu trúc luận văn
1.2.1 Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường
Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách. Từ cách tiếp cận tổng hợp tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm: “Chính sách là tổng hợp biện pháp đã được thể chế hóa mà một
chủ đề quyền lực, hoặc chủ đề quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [17;26-27].
Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện và tài chính, các công cụ kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc các phương tiện truyền thông giáo dục nhận thức... Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động vào các nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách [11;42].
Tác động của các chính sách luôn tạo sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách, trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can. Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khác nhau với chính sách, có thể phản ứng, ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách [11;42-43].