Các dạng xung đột

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1Các dạng xung đột

2.3.1.1 Xung đột nhận thức

Đây là dạng xung đột căn bản nhất, có căn nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm dẫn tới phá hoại môi trường. Về xung đột nhận thức giữa các cộng đồng dân cư với các công ty sản xuất giấy được thể hiện trong việc có những ý kiến, nhận thức khác nhau trong việc xây dựng nhà máy dẫn đến những bất đồng trong quan điểm giữa một bên là chủ nhà máy- nơi sản xuất giấy và một bên là người dân xung quanh khu vực công ty giấy.

Do có nhận thức khác nhau nên những ý kiến về vấn đề môi trường cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau, qua khảo sát thực tế những người làm trong công ty thì họ cho rằng lợi ích mà họ mang lại cho khu vực và người dân là không nhỏ

Một nam cán bộ công ty giấy cho rằng: “đặt công ty trong khu vực không những mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực, địa phương mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân xung quanh và khu vực lân cận làm cho đời sốn nhân dân được cải thiện, con em những người dân ở đây không phải đi làm ăn xa nhà mà lại có một công việc ổn định với mức thu nhập tương đối” (PVS nam, 46 tuổi, cán bộ phòng hành chính)

Một cán bộ khác cho hay: “như các anh thấy đấy, cuộc sống của những

gia đình có người làm việc trong công ty bao giờ cũng ổn định hơn những gia đình không có người làm tại đây, đâu phải tự nhiên mà họ và gia đình có được cuộc sống như vậy” (PVS nam, 52 tuổi, cán bộ phòng hành chính)

Ngược lại với những ý kiến mang tính lợi ích từ phía công ty đưa ra thì đa số người dân lại cho rằng: “công ty đóng trên địa bàn thành phố bên cạnh

những cái lợi trước mắt như tạo được công ăn việc làm cho bản thân tôi và con em chúng tôi thì có những mối nguy hại tiềm ẩn từ nguy cơ ô nhiễm môi trường chẳng hạn như gia đình tôi đang sinh sống ổn định ở đây nay có nhà

máy giấy về sản xuất một vài năm sau nguồn nước sinh hoạt của chúng tôi bị ô nhiễm, người dân sống xung quanh khu vực công ty như chúng tôi phải chịu những bất ổn về môi trường như tình trạng khí thải, khí bụi, ô nhiễm môi trường nước rồi tình trạng chất thải. Chúng tôi sẽ phải làm như thế nào nếu như tình trạng ô nhiễm xảy ra mà chúng tôi phải sống chung với nó” (PVS nam, 52 tuổi, làm ruộng).

“ừ thì khổng thể phủ nhận lợi ích đó được, chúng tôi có cuộc sống như

vậy cũng là nhờ công ty, nhưng khổ lắm cô ạ, suốt ngày sống chung với khí thải và ô nhiễm nước thải bảo sao chúng tôi không có ý kiến” (PVS nữ, 51

tuổi, kinh doanh)

Những bất đồng trong nhận thức cũng như quan điểm về bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường vì như câu trả lời từ phía công ty thì có thể hiểu rằng công ty đóng trên địa bàn lợi ích mang lại cho người dân sống xung quanh nhiều hơn bởi họ mang lại việc làm, tạo thu nhập ổn định, con em họ không phải đi làm ăn xa… mà vấn đề môi trường như vậy thì cũng không làm ảnh hưởng hay xáo trộn cuộc sống của họ, lợi ích họ mang lại là nhiều hơn. Còn về phía người dân thì cho rằng không thể phủ nhận những lợi ích trước mắt mà công ty sản xuất giấy mang lại nhưng những hậu quả mà nó để lại cũng không hề nhỏ như nguồn nước bị ô nhiễm, không khí không trong lành, làm cho họ bị mắc các bệnh về đường hô hấp….

Ngay những bất đồng trong nhận thức đó dẫn đến những quan điểm trái ngược nhau, có người cho rằng nó có hại hoặc rất có hại nhưng lại có những quan điểm rất linh hoạt trong cách nhìn nhận vấn đề môi trường.

Có người dân cho rằng: “có rất nhiều nhà máy vẫn sản xuất nhưng không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh, không phải vì lý do môi trường mà không cho xây dựng hay công ty sản xuất mà là có xây dựng và sản xuất và phải đảm bảo vấn đề môi trường thì không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người dân mà còn tạo được nhiều cơ hội việc làm cho con em chúng tôi. Quan trọng hơn,

công ty và người dân xung quanh công ty không có mặc cảm với vấn đề ô nhiễm môi trường mà công ty gây ra, công ty yên tâm sản xuất, người dân yên tâm về vấn đề sức khỏe của mình về trước mắt cũng như lâu dài” (PVS

nữ, 53 tuổi, kinh doanh)

Như vậy chúng ta thấy người dân cũng rất linh hoạt trong vấn đề nhận thức về môi trường, họ chỉ mong muốn rằng công ty quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường thì bản thân họ cũng như những người xung quanh yên tâm để sản xuất, làm ăn. Trong nhận thức của mỗi bên khác nhau (một bên là nơi sản xuất ra những sản phẩm cung cấp cho cuộc sống con người, phục vụ lợi ích con người và một bên là người dân một phần trực tiếp tiêu thụ sản phẩm đó đồng thời cũng là người trực tiếp chịu những ảnh hưởng vấn đề về môi trường không khí, môi trường nước, khí thải, khí bụi nếu đảm bảo cân bằng được những yếu tố về môi trường đó, tạo không khí hòa bình giữa công ty giấy và người dân thì sản xuất được đảm bảo, vấn đề sức khỏe cho con người được củng cố, tạo được mối quan hệ hài hòa thì sản xuất dược đảm bảo, môi trường được giữ vững, mối quan hệ trong nhận thức được thông suốt, mọi yếu tố khách quan hay chủ quan đều hài hòa không những bảo vệ được môi trường sống, môi trường sinh thái mà uy tín của công ty cũng được nâng lên rõ rệt. Ngược lại nếu như những vấn đề mà người dân quan tâm không được công ty chú ý thì uy tín của công ty ngày càng suy giảm, bản thân người dân cũng có mặc cảm với công ty thì mọi hoạt động của công ty đều bị chú ý, nếu gây ô nhiễm dẫn đến kiện tụng ảnh hưởng đến chỉ tiêu, chất lượng cũng như kết quả sản xuất của công ty.

Để hạn chế đến mức thấp nhất xung đột xảy ra có ý kiến đưa ra là:

“Công ty lúc nào cũng đặt lợi nhuận của mình lên trên lợi ích của người dân thì làm sao mà hạn chế được. họ phải đặt mình vào vị trí của người dân thì mới hiểu hết được nỗi khổ của chúng tôi chứ. Họ thử sống trong bầu không khí như thế này trong một thời gian dài xem sao nếu họ không có ý kiến mới lạ đấy” (PVS nữ, 46 tuổi, tổ trưởng tổ dân phố)

Hay một người dân khác cho rằng: “công ty có bao giờ quan tâm đến chúng tôi xem chúng tôi phải chịu khổ như thế nào đâu, họ chỉ nói rồi làm cho qua chuyện thôi, cũng vì nhận thức khác nhau trong việc bảo vệ môi trường nên mới có hậu quả nghiêm trọng như thế này, giờ mà họ thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường một chút thì chắc môi trường sẽ được cải thiện rất nhiều đấy” (PVS nũa, 49 tuổi, làm ruộng)

Như vậy mỗi bên có một quan niệm khác nhau trong nhận thức dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng về môi trường, chỉ cần phía công ty có cái nhìn thận trọng hơn trong vấn đề môi trường thì môi trường sẽ được cải thiện. người dân mong mỏi công ty có nhận thức đúng đắn hơn về môi trường, bản thân họ chịu nhiều tổn hại về sức khỏe do môi trường gây ra nên họ mong muốn có những giải pháp thỏa đáng cho vấn đề này, để họ yên tâm làm ăn, công tác. Việc đẩy mạnh phát triển ngành giấy đang là hướng đi đúng đắn phát huy được các tiềm năng của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên vấn đề môi trường đang là vấn đề thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công ty. Vì vậy cần phải có những giải pháp kịp thời và đúng đắn thể hiện sự quan tâm hơn nữa của công ty và chính quyền địa phương với người dân xung quanh.

2.3.1.2 Xung đột mục tiêu

“Xung đột mục tiêu là khi xảy ra sự xung khắc giữa các bên liên quan do có sự khác biệt về mục tiêu đã định và kết quả đã đạt được. Trước thực trạng bị tước đọat về lợi thế môi trường, người dân cũng có những đòi hỏi phải được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình” [14;125].

Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột. Mục tiêu hoạt động của công ty là làm sao để sản xuất được thật nhiều sản phẩm, sản xuất nhanh, cho ra thị trường thật nhiều sản phẩm mà chi phí sản xuất lại thấp, không phải đầu tư nhiều trang thiết bị để xử lý lượng chất thải ra môi trường, chất thải thải ra môi trường chủ yếu ở dạng thô hoặc xử lý chưa triệt để dẫn đến tình trạng nước thải ra sông, hồ cá chết một loạt, ảnh hưởng tới sức khỏe

cũng như ảnh hưởng tới kinh tế của người dân. Cũng từ đây, người dân là bên bị hại với các tác nhân gây hại là các công ty sản xuất giấy đã nảy sinh những xung đột về mục tiêu mà trước hết đó là sự đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường cũng có những ý kiến trái chiều, khác biệt.

Qua qua trình tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như mong muốn được nghe những ý kiến của người dân cũng như phía công ty và cơ quan chức năng thể hiện ý kiến của mình trong vấn đề mục tiêu hoạt động thì những ý kiến mà chúng tôi ghi nhận được là khá khác nhau.

Một người dân cho rằng: “Từ lâu rồi chúng tôi mong muốn một bầu không khí trong lành, những hộ dân sử dụng nước máy như chúng tôi đây có được một nguồn nước đảm bảo để sinh sống không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng ý kiến tới ý kiến lui vẫn như vậy, không biết bao giờ vấn đề này mới được cải thiện đây” (PVS nam, 48 tuổi, làm ruộng)

“Mong muốn lắm nhưng từ lâu rồi tình trạng này vẫn tái diến không biết phải làm sao để khắc phục nữa, cứ như thế này thì cũng là sống chung với lũ thôi” (PVS nữ, 52 tuổi, nội trợ)

Nguyện vọng chủ yếu của người dân là tình trạng ô nhiễm môi trường được giải quyết triệt để bảo vệ sức khỏe, họ không chỉ đòi hỏi đên bù về mặt vật chất là tiền bạc mà họ còn đòi hỏi các chế độ khác như: thăm nom sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ

“chúng tôi sống trong tình trạng sức khỏe bị đe dọa, ảnh hưởng không biết sao mà lần, chúng tôi phải đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, sống như thế này sao mà ái ngại đến vậy” (PVS nữ, 61 tuổi, làm ruộng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng phía công ty thì cho rằng “nào chúng tôi đã gây ra ô nhiễm gì trầm trọng đâu chứ hoặc có ô nhiễm thì mức độ ô nhiễm của các chất thải ra của công ty họ ở mức cho phép không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân nên chúng tôi không có trách nhiệm đền bù, mà có muốn đền bù cũng không có kinh phí, vì họ làm gì có kinh phí làm quỹ đền bù cho người dân chứ”

Như vậy giữa hai nhóm là một bên là công ty sản xuất giấy và một bên là người dân sống xung quanh khu vực công ty sản xuất có sự mâu thuẫn, xung đột về mục tiêu. Người dân mong muốn phía công ty sản xuất giấy phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại mà họ phải chịu đựng như về sức khỏe, về kinh tế, phải có trách nhiệm cải thiện và bảo vệ môi trường trước mắt cũng như lâu dài với họ. Còn phía công ty cho rằng họ không gây ô nhiễm môi trường, các chất thải ra môi trường ở mức cho phép và không ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân cũng như những khu vực xung quanh.

Trong xung đột môi trường giữa hai nhóm dân cư và công ty có sự mâu thuẫn về mục tiêu. Người dân mong muốn bên gây ô nhiễm phải có trách nhiệm và phải đền bù những tổn hại về mặt sức khỏe mà phía công ty gây ra cho họ nhưng họ hầu như không đạt được bởi công ty không đặt mục tiêu lợi nhuận sản xuất bên cạnh mục tiêu bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi sống khổ sở lắm nhưng họ nào có chịu hiểu đâu, chúng tôi mong muốn công ty cúng như cơ quan chức năng sớm tìm được những giải pháp phù hợp nhất để hạn chế tình trạng này đi và họ phải có quỹ để bồi thường những tổn hại về sức khỏe mà chúng tôi phải chịu chứ” PVS nữ, 49

tuổi, làm ruộng)

Khi chúng tôi đến nhà dân để phỏng vấn hầu như nhà nào cũng đóng kín của, khó khăn lắm mới gặp được họ. Chúng tôi phỏng vấn một em học sinh thì được trả lời:

“chúng cháu mệt mỏi lắm, đi học cả ngày rồi về tối ngồi học bài ở nhà mà phải đóng kín cửa không mùi khó chịu bay vào không chịu được, nhất là những hôm trời mưa gió ấy, mùi khó chịu càng nặng làm cháu có cảm giác như muốn say, học mà không tập trung được”. (PVS nữ, 15 tuổi, học sinh)

Một điều dễ hiểu là người dân với tư cách là bên bị xâm hại môi trường là mong muốn cải thiện môi trường và đền bù những tổn hại mà họ phải chịu. tuy nhiên nguyện vọng chủ yếu là giải quyết tình trạng ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe, con em họ mới đạng đi học mà không được hưởng bầu không khí trong

lành, ngồi học mà phải đóng cửa kín như bưng nhiều khi mùi khó chịu làm các em không thể tập trung được.

Còn ý kiến khác cho hay “chúng tôi cũng đã cố gắng để tránh xung đột

nhưng cơ chế chính sách hiện nay nhiều khi còn bó hẹp, chưa rõ ràng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý của chúng tôi. Xử phạt hành chính vẫn là biện pháp được sử dụng trong khi các công ty gây ô nhiễm” (PVS nam, 52

tuổi, lãnh đạo phường)

hay “Đề nghị công ty có những chính sách đền bù thiệt hại cho người dân bị ô nhiễm một cách hợp lý, người dân có ý kiến rất nhiều trong vấn đề này bởi bản thân họ chịu ảnh hưởng trực tiếp là quá lớn” (PVS nam, 52 tuổi,

lãnh đạo phường)

“chúng tôi lấy đâu ra quỹ mà đền bù thiệt hại cho dân cơ chứ, từ ngày công ty đi vào sản xuất đến bây giời chúng tôi chưa phải làm những việc như thế này bao giờ cả, nếu có thì chúng tôi đã lo xử lý chât thải cho tốt rồi chứ đâu để ô nhiễm môi trường” (PVS nam, 55 tuổi, lãnh đạo công ty giấy)

Qua ý kiến thu thập được có thể thấy chính quyền địa phương ở đây cũng đã vào cuộc để đòi hỏi phía công ty có những giải pháp cải thiện môi trường cũng như đền bù về mặt sức khỏe cho họ bởi bản thân họ chịu quá nhiều thiệt thòi về vấn đề môi trường so với các khu vực khác nên có những giải pháp phù hợp đồng thời thể hiện tâm tư nguyện vọng của người dân là đền bù cho họ một cách thỏa đáng nhưng dường như họ không đạt được mục tiêu của mình bởi phía công ty cho rằng bản thân họ không có quỹ đền bù những thiệt hại như vậy và họ không phải có trách nhiệm làm những việc đó có chăng trách nhiệm đó thuộc về chính quyền địa phương nơi công ty đóng.

2.3.1.3 Xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên.

“Lợi ích là sự phản ánh nhu cầu. trong xã hội, mỗi chủ thể đều có những nhu cầu, lợi ích riêng của mình. Các nhu cầu, lợi ích này có thể trùng

nhau và cũng có thể không trùng nhau, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Trong các nhóm xã hội lợi ích ở việc khai thác, hưởng thụ tự nhiên, cả ở việc duy trì, bảo vệ môi trường cho sự tồn tại và phát triển của nhóm mình” [14;122].

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 46)