Chất thải nguy hại

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2.4 Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại có thể sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất giấy và bột giấy như từ quá trình bảo quản nguyên liệu, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, từ quá trình thải bỏ các bao bì đựng hóa chất…

Vỏ bao bì đựng các hóa chất có thành phần nguy hại, dầu mỡ, rẻ lau dính dầu mỡ thải ra từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, ắc quy chì sau sử dụng

2.2.3 Hiện trạng xử lý môi trường ngành giấy

Việc đầu tư và sử dụng các dây chuyền thiết bị xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn được chú trọng ở hầu hết các doanh nghiệp. Các công ty đã đầu tư công nghệ xử lý nước thải như công ty giấy Bãi Bằng đầu tư công nghệ bao gồm 2 giai đoạn là xử lý hóa lý và xử lý vi sinh, hệ thống xử lý khí thải đã được cải tạo xong nhưng chưa hoàn thiện. Các công ty còn lại hầu hết không được đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoặc đầu tư không đầy đủ hoặc có đầu tư nhưng không sử dụng do chi phí vận hành cao [27].

Do đặc điểm tự nhiên của thành phố Việt Trì và huyện Phù Ninh của tỉnh Phú Thọ là dân cư sống đông đúc, tập trung trong khoảng không gian trật hẹp. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp và kinh doanh buôn bán. Việc các nhà máy giấy sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân sống quanh công ty nói riêng và người dân sống trên địa bàn của tỉnh nói chung. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời thì mức độ ô nhiễm do công ty này thải ra ngày một trầm trọng hơn.

2.2.3.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải

Trong các vấn đề xử lý môi trường của ngành giấy thì vấn đề xử lý nước thải là vấn đề khó giải quyết nhất vì đặc trưng của ngành công nghiệp giấy là sản xuất bột giấy và phát sinh ra lượng nước thải lớn, có chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao, khó xử lý. Do vậy, đòi hỏi chi phí xử lý rất cao. Chính vì vậy việc đầu tư xử lý nước thải trở thành gánh nặng của các nhà sản xuất giấy và bột giấy. Trong khi giá sản phẩm giấy hiện nay thấp hơn so với giá thành và lại phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập ngoại ngay trên thị trường nội địa [27].

Thực trạng việc xử lý nước thải trong ngành công nghiệp giấy chưa đáp ứng được yêu cầu và các chỉ tiêu môi trường đặt ra. Hệ thống xử lý nước thải của các doanh nghiệp sản xuất giấy có thể phân thành 3 loại:

Hệ thống xử lý tương đối hoàn chỉnh gồm: Xử lý sơ bộ, xử lý hóa học, xử lý sinh học (chủ yếu là vi sinh bùn hoạt tính). Để vận hành liên tục hệ thống xử lý này đặc biệt là phần xử lý sinh học thì mức chi phí vận hành khá cao. Trong điều kiện hiện nay, viêc kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn nên duy trì việc vận hành liên tục hệ thống xử lý nước thải là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Hệ thống xử lý theo phương pháp cơ học và hóa học: Với hệ thống xử lý này chủ yếu chỉ giải quyết được phần chất rắn lơ lửng còn các thông số khác về cơ bản chưa được xử lý [27].

Khu vực sản xuất tư nhân vừa và nhỏ chưa hoặc ít quan tâm đến xử lý nước thải mà chỉ có thu hồi nước trắng, thu hồi một phần sơ mịn theo phương pháp thủ công róc bột qua bể lọc.

2.2.3.2 Xử lý khí thải:

Hoạt động xử lý khí thải hầu như chưa được quan tâm ở tất cả các công ty sản xuất giấy.

Các nguồn khí thải được quan tâm xử lý chủ yếu là nguồn thải tập trung (khói thải nồi hơi ngưng phóng bột) còn đa số nguồn thải phát tán nhỏ lẻ tại các bộ phận ít được quan tâm.

Hệ thống xử lý khí thải được sử dụng phổ biến là bộ lắng tĩnh điện để xử lý bụi thải, còn đối với khí độc và khí mang mùi thì hầu hết chưa được xử lý triệt để. Công ty giấy Bãi Bằng có đầu tư chuyển đổi hệ thống chưng bốc theo phương pháp trực tiếp sang hệ thống chưng bốc gián tiếp và đã giảm được khoảng 90% khí mang mùi có trong khói thải lò thu hồi, đầu tư hệ thống trao đổi nhiệt tại bộ phận nấu để giảm khí mang mùi bay lên trong quá trình phóng bột, hệ thống rửa khí clo ở bộ phận giấy [27].

Do các loại chất thải rắn phát sinh từ sản xuất giấy và bột giấy là khá đa dạng nên phương pháp xử lý chất thải rắn cũng khá phong phú để phù hợp với từng loại chất thải.

Rác thải thông thường không tái sử dụng được hầu hết được các doanh nghiệp thu gom và hợp đồng với các công ty môi trường đô thị của địa phương để thu gom xử lý. Với các chất thải có khả năng tái sử dụng như: xỉ than, bao bì, giấy rách đa số được tận dụng lại hoặc chuyển cho đơn vị khác để tái sử dụng. Công ty giây Bãi Bằng là đơn vị duy nhất trong tất cả các công ty giấy có phát sinh bùn vôi và cặn dịch xanh thải đã được xử lý bằng phương pháp hồ chứa sau đó sau đó chôn lấp [27].

Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải rắn cũng tương tự như việc xử lý khí thải và nước thải vẫn còn rất hạn chế và chưa được quan tâm. Các công ty mới chỉ quan tâm, tận dụng được một phần rất nhỏ xơ sợi thải, giấy rách

2.2.3.4 Xử lý chất thải nguy hại

Các chất thải nguy hại phát sinh thường có số lượng không lớn nhưng lại có chủng loại khá đa dạng, việc xử lý đòi hỏi phải tuân thủ những quy định khá nghiêm ngặt, chặt chẽ và rất khác nhau đối với từng loại chất thải. Thông thường các đơn vị phát sinh chất thải nguy hại không tự xử lý được chất thải mà chỉ có thể áp dụng được một số biện pháp giảm thiểu tại nguồn. Phần lớn các chất thải nguy hại phát sinh được thu gom lưu giữ tạm thời tại chỗ sau đó chuyển cho đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Đối với một số loại bao bì, thùng đựng hóa chất, ắc quy chì... thường được chuyển lại cho nhà sản xuất để tái sử dụng [27].

Tuy nhiên, vấn đề xử lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, ít được quan tâm vì lượng chất thải phát sinh thường rất ít mà lại đòi hỏi quy trình xử lý rất phức tạp, đặc biệt tại các công ty nhỏ như công ty giấy Việt Trì thì vấn đề này chưa được quan tâm, chất thải nguy hại thường được thải bỏ cùng rác thải thông thường mà không được phân loại xử lý theo đúng quy định.

2.3 Thực trạng xung đột môi trƣờng ngành giấy

Qua khảo sát thực tế ở cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh công ty giấy Bãi Bằng, công ty giấy Việt Trì, chúng tôi đã ghi nhận được những nhiều ý kiến khác nhau về thực trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều người dân khẳng định rằng môi trường ở khu vực này hiện nay đã bị ô nhiễm, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.

Một người dân địa phương cho biết: “Mỗi khi công ty đốt giấy họ cảm

thấy khó chịu vô cùng kèm theo đó là mùi khó chịu đồng thời lượng nước thải thải ra lớn và không được xử lý nghiêm ngặt theo quy trình nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng dân cư xung quanh” (PVS nam 62 tuổi, cán

bộ nghỉ hưu).

Một người dân khác chia sẻ: “Hằng ngày nhà máy làm việc với cường

độ và công suất rất lớn, chính vì vậy mà lượng khí thải thải ra môi trường ảnh hưởng rất lớn đến chúng tôi. Mặc dù, tôi ở cách nhà máy mấy cây số nhưng tôi thường xuyên đi bộ trong khoảng không gian đó mà mùi chất thải khiến tôi cảm thấy vô cùng khó chịu” (PVS nam, 43 tuổi, làm ruộng)

Hay: “Hiện tại nơi ở tôi đang sinh sống cũng chịu không ít những ảnh

hưởng ô nhiễm từ nhà máy thải ra ngoài, từ những nguồn nước cũng sử dụng nước máy nên không lúc nào tôi bớt yên tâm mặc dù biết trước là khí thải đó nó có ảnh hưởng đến đời sống cụm dân cư mà không biết làm cách nào”

(PVS nữ, 58 tuổi, cán bộ nghỉ hưu)

Như vậy, qua khảo sát thực tế, chúng ta thấy rằng người dân địa phương rất quan ngại đối với thực trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực dân cư xung quanh hai nhà máy giấy. Như ý kiến phản ánh của người dân ở trên thì trong các loại ô nhiễm môi trường ở đây, hai loại ô nhiễm đáng lưu ý nhất là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí. Người dân cũng đã cho biết cuộc sống của họ thực sự bị ảnh hưởng bởi khói bụi và nước thải do hai nhà máy thải ra. Việc sống chung với khói bụi và nước thải không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn dẫn đến tâm lý bất an của nhiều người dân.

Khi tìm hiểu thái độ của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường, chúng tôi đã nhận được những câu trả lời của nhiều người dân địa phương thể hiện sự bức xúc của họ đối với thực trạng ô nhiễm môi trường do nhà máy giấy gây ra.

“Đây là quyền lợi chính đáng của chúng tôi, chúng tôi có quyền được sống trong bầu không khí trong lành tại sao chúng tôi lại phải chịu như vậy”

“chúng tôi muốn thể hiện quyền của chúng tôi với chính quyền, với công ty” (PVS nam, 58 tuổi, làm ruộng)

Một người dân địa phương khác cho biết : “Chúng tôi là những người

dân thấp cổ bé họng có đóng góp ý kiến cũng chả ai nghe. Đành bỏ qua cho xong chuyện. Nhiều lúc tôi cũng thấy ấm ức lắm!” (PVS nam, 63 tuổi, nghỉ hưu)

Còn tổ trưởng dân phố cho hay: “Tổ dân phố chúng tôi cũng thường xuyên họp định kỳ và đóng góp ý kiến về việc xả rác ra môi t7rường ảnh hưởng đến đời sống dân cư nhưng toàn nhận lại là những lời ậm ừ và công ty chưa giải quyết triệt để vấn đề này” (PVS nam, 52 tuổi, tổ trưởng tổ dân phố)

Hay: “Nhiều lần đi họp tôi cũng chỉ biết đề xuất ý kiến của mình với tổ

dân phố để gửi cấp trên chứ thực hư thì không biết công ty phản hồi như thế nào” và “Từ trước tới giờ chúng tôi đã phải chịu trong cảnh như vậy rồi giờ có ý kiến liệu họ có để ý không hay mình có ý kiến họ cũng bỏ ngoài tai”

(PVS nam, 53 tuổi, làm xây dựng)

Một người dân khác lại nhấn mạnh: “Có xảy ra mâu thuẫn nhưng cũng

chỉ dừng lại ở phản ánh thôi, đôi khi cũng mặc kệ vì thói quen mất rồi, chúng tôi là những người phản ánh ý kiến của mình để góp cho môi trường thêm trong sạch nhưng thực hiện nó lại không phải là chúng tôi mà là ở phía cơ quan chức năng và công ty sản xuất giấy, chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi tích cực từ phía đó để tránh làm ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng tôi” (PVS nữ, 50 tuổi, làm ruộng).

Như vậy, có thể nói rằng người dân khẳng định họ bức xúc với tình trạng ô nhiễm do hai nhà máy tạo ra. Từ bức xúc, người dân đã thể hiện những

phản ứng của mình. Các phản ứng này khá đa dạng, từ ấm ức, phát biểu đòi quyền lợi được sống trong môi trường không ô nhiễm, đến họp định kỳ, góp ý kiến với công ty. Ngoài ra, những ý kiến của người dân còn cho thấy nhiều người cam chịu, chấp nhận sống với môi trường ô nhiễm sau một thời gian phản ứng bởi vì họ cho rằng quyền quyết định việc xử lý vấn đề môi trường là ở công ty, chính quyền chứ không phải họ.

Như vậy ta thấy xung đột môi trường thực sự tồn tồn tại trong cộng đồng dân cư của hai địa bàn nơi công ty đóng. Dưới góc nhìn của quan điểm xung đột môi trường thì có thể thấy xung đột môi trường ở đây mang tính tổng hợp/kết hợp của các loại xung đột môi trường bao gồm xung đột nhận thức, xung đột mục tiêu, xung đột lợi ích, và xung đột quyền lực. Về xung đột nhận thức, rõ ràng người dân đã phát biểu rất rõ thực trạng ô nhiễm môi trường nhưng hai công ty giấy không thể hiện quan điểm về vấn đề này. Họ không thừa nhận một cách chính thức mà không phản đối một cách chính thức. Về xung đột mục tiêu, rõ ràng mục tiêu của người dân là làm sao được sống trong môi trường trong lành, và mục tiêu này dường như mâu thuẫn với mục tiêu của hai công ty giấy là tiếp tục sản xuất mà không chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường. Về xung đột lợi ích, chúng ta thấy rõ ràng có sự mâu thuẫn giứa lợi ích công ty và sức khỏe của người dân trong quá trình sản xuất giấy. Và, cuối cùng, xung đột quyền lực cũng biểu hiện khi dường như quyền lực của các công ty lấn án quyền lực của người dân địa phương.

Với sự thừa nhận của người dân địa phương là: “chúng tôi là những người phản ánh ý kiến của mình để góp cho môi trường thêm trong sạch nhưng thực hiện nó lại không phải là chúng tôi mà là ở phía cơ quan chức năng và công ty sản xuất giấy”. (PVS nữ, 56 tuổi, kinh doanh)

Như vậy, có thể nói rằng, xung đột giữa hai công ty giấy và cộng đồng dân cư xung quanh là xung đột môi trường- đó là sự tổng hợp/kết hợp của các loại: xung đột nhận thức, xung đột mục tiêu, xung đột lợi ích, và xung đột

quyền lực. Để có thể tìm hiểu rõ hơn các dạng xung đột này, chúng ta sẽ phân tích sâu từng loại xung đột.

2.3.1 Các dạng xung đột

2.3.1.1 Xung đột nhận thức

Đây là dạng xung đột căn bản nhất, có căn nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm dẫn tới phá hoại môi trường. Về xung đột nhận thức giữa các cộng đồng dân cư với các công ty sản xuất giấy được thể hiện trong việc có những ý kiến, nhận thức khác nhau trong việc xây dựng nhà máy dẫn đến những bất đồng trong quan điểm giữa một bên là chủ nhà máy- nơi sản xuất giấy và một bên là người dân xung quanh khu vực công ty giấy.

Do có nhận thức khác nhau nên những ý kiến về vấn đề môi trường cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau, qua khảo sát thực tế những người làm trong công ty thì họ cho rằng lợi ích mà họ mang lại cho khu vực và người dân là không nhỏ

Một nam cán bộ công ty giấy cho rằng: “đặt công ty trong khu vực không những mang lại lợi ích kinh tế cho khu vực, địa phương mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân xung quanh và khu vực lân cận làm cho đời sốn nhân dân được cải thiện, con em những người dân ở đây không phải đi làm ăn xa nhà mà lại có một công việc ổn định với mức thu nhập tương đối” (PVS nam, 46 tuổi, cán bộ phòng hành chính)

Một cán bộ khác cho hay: “như các anh thấy đấy, cuộc sống của những

gia đình có người làm việc trong công ty bao giờ cũng ổn định hơn những gia đình không có người làm tại đây, đâu phải tự nhiên mà họ và gia đình có được cuộc sống như vậy” (PVS nam, 52 tuổi, cán bộ phòng hành chính)

Ngược lại với những ý kiến mang tính lợi ích từ phía công ty đưa ra thì đa số người dân lại cho rằng: “công ty đóng trên địa bàn thành phố bên cạnh

những cái lợi trước mắt như tạo được công ăn việc làm cho bản thân tôi và con em chúng tôi thì có những mối nguy hại tiềm ẩn từ nguy cơ ô nhiễm môi trường chẳng hạn như gia đình tôi đang sinh sống ổn định ở đây nay có nhà

máy giấy về sản xuất một vài năm sau nguồn nước sinh hoạt của chúng tôi bị ô nhiễm, người dân sống xung quanh khu vực công ty như chúng tôi phải chịu những bất ổn về môi trường như tình trạng khí thải, khí bụi, ô nhiễm môi

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 39)