Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 3.582.4 km2. Phía Đông giáp với Hà Tây, Phía Đông Bắc giáp với Vĩnh Phúc, Phía Tây giáp với Sơn La, Phía Tây Bắc giáp với Yên Bái, Phía Nam giáp với Hòa Bình, phía Bắc giáp với Tuyên Quang. Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây- Đông- Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc [27].

Phú Thọ có 12 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh. Toàn tỉnh có 274 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường, 10 thị trấn, và 250 xã trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn. Dân số của tỉnh là 1.336.600 người, mật độ dân số là 37.8 người/ km2 (2009) [27].

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Phú Thọ tương đối hoàn chỉnh, hầu hết được nhựa hóa hoặc đổ bê tông, một số ít trong số đó thuộc các xã miền núi còn chưa được kiên cố hóa, đi lại gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thoát nước thải chưa được xử lý triệt để nhưng lại đổ ra sông, hồ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân [27].

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhân dạng xung đột môi trường giữa công ty giấy bãi bằng, công ty giấy việt trì với các cồng đồng dân cư xung quanh (Trang 31)