III- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.
2 Đây l ch àữ viết tắt của một số chỉ tiêu trong hệ thống phân loại CAMELS của Mỹ, chi tiết về các chỉ tiêu n y xin xem phàần nghiệp vụ kiểm tra.
2.3. Kiến nghị đối với quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
tín dụng nhân dân cơ sở.
Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được hình thành, vận động và phát triển theo xu hướng các quỹ tín dụng cho nhân dân cơ sở là những hạt nhân đầu tiên ra đời và cũng chính họ là người chủ sở hữu góp vốn thành lập nên các quỹ tín dụng.
Cho đến nay hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã thành lập được Hiệp hội QTDNDVN. Tuy nhiên, đây chưa phải là tổ chức liên kết mạnh. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm tăng cường tính liên kết của cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thông qua vai trò của hiệp hội này.
Cần phải xây dựng một tinh thần tương trợ, đoàn kết chặt chẽ, gắn bó với nhau trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân nhằm góp phần cũng cố tăng cường hoạt động của quỹ cũng như làm tăng sự tin cậy lần nhau trong hệ thống. Với mong muốn này, việc tăng cường trao đổi thông tin chia sẻ kinh nghiệm giữa các quỹ tín dụng nhân dân là rất cần thiết.
Cần thiết phải có một cơ quan kiểm toán đối với quỹ tín dụng nhân dân bởi vì kiểm toán không chỉ kiểm tra, nhận xét, đánh giá và kết luận về việc tuân thủ các quy định pháp luật, các quy định của Ngân hàng Nhà nước mà kiểm toán còn phải xem xét tổ chức hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đã hợp lý và có hiệu quả kinh tế không, có phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của các thành viên không. Như vậy có thể nói kết quả kiểm toán vừa phục vụ cho chính quỹ tín dụng nhân dân, vừa sẽ là nguồn thông tin toàn diện và độc lập để có thể cung cấp cho tổ chức BHTG khu vực. Sử dụng tốt kết quả kiểm toán thì hoạt động BHTG nói chung sẽ đạt được mục đích của mình một cách hữu hiệu về mặt chuyên môn và hiệu quả về kinh tế.
Ngoài ra, công tác đào tạo và đào taọ lại nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cũng cần được chú trọng.
Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp mà em đưa ra nhằm tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của BHTG VN. Để tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát không chỉ cần ở sự nỗ lực của bản thân mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên có liên quan như các TCTD tham gia BHTG và NHNN. . . Sự phối hợp chặt chẽ này sẽ làm cho công tác kiểm tra giám sát nói riêng và toàn bộ hoạt động BHTG VN ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN
Hoạt động ngân hàng có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia nhưng lại là loại hình kinh doanh có rủi ro cao, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức này không những là mối quan tâm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, các chủ ngân hàng mà còn của cả những người gửi tiền và toàn xã hội. Để ngăn ngừa những tổn thất và rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, ngoài cơ chế giám sát truyền thống thì BHTG - một cơ chế giám sát mới đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng hiệu quả để bảo vệ người gửi tiền ít và góp phần bảo đảm ổn định và an toàn hệ thống tài chính quốc gia.
Giám sát từ xa là một nghiệp vụ cơ bản được hình thành và phát triển cùng với hoạt động BHTG. Vì vậy, có thể đánh giá sự phát triển của một tổ chức BHTG qua sự phát triển của hệ thống giám sát từ xa.
Giám sát từ xa tại Chi nhánh khu vực Hà Nội dù còn sơ khai và nhiều hạn chế đặc biệt trong việc giám sát các quy định về an toàn đối với tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn do BHTG là hoạt động mới được triển khai tại Việt Nam (gần 5 năm) nên cơ sở hạ tầng pháp lý cho hoạt động này nói chung và hoạt động giám sát nói riêng còn bất cập, hiện đang trong quá trình bổ sung, điều chỉnh và nâng cấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới khi Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam được triển khai, với những giải pháp của Chi nhánh và nỗ lực của cán bộ làm công tác giám sát, hiệu quả hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh khu vực Hà Nội nói riêng sẽ có những thay đổi và cải tiến đáng kể để Chi nhánh khu vực Hà Nội đóng góp nhiều hơn nữa vào việc phát triển hoạt động ngân hàng của các tổ chức tham gia BHTG ngày càng an toàn và lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn lớn của cả nước.
Dù chuyên đề này vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thực tập có hạn cũng như hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh Hà Nội mới được phát triển, hy vọng rằng chuyên đề này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tại Chi nhánh nhằm đáp ứng yêu cầu mới ngày càng cao trong tiến trình hội nhập quốc tế của hoạt động tài chính -ngân hàng thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Hồ Sỹ Sà, các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Kinh tế bảo hiểm trường ĐHKTQDHN, cùng các cô chú và anh chị là cán bộ phòng Giám sát từ xa thuộc tổ chức BHTG VN chi nhánh Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2006
Sinh viên