Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam chi nhánh khu vực hà nội (Trang 52 - 56)

III- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát

Nhằm đáp ứng đòi hỏi của tiến trình hội nhập cũng như Chiến lược phát triển BHTG Việt Nam giai đoạn 2006 -2015, để có thể trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của BHTG tại Chi nhánh, nghiệp vụ giám sát từ xa phải được tiến hành đổi mới và nâng cao. Xuất phát từ vai trò của hoạt động giám sát và để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của hoạt động giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn, sau đây xin đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát từ xa tại Chi nhánh khu vực Hà Nội.

*. Hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý liên quan

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát từ xa đạt hiệu quả và hiệu lực cao, thực sự là hệ thống cảnh báo sớm đối với tổ chức tham gia BHTG, xin có một số kiến nghị sau với BHTG Việt Nam:

Thứ nhất, Trụ sở chính BHTG Việt Nam với chức năng và nhiệm vụ

là xây dựng chính sách cần có chương trình nghiên cứu hoàn thiện và nâng cấp Nghị định về BHTG lên ở mức pháp lệnh và sau đó là luật theo thông lệ quốc tế về cơ sở hạ tầng pháp lý đối hoạt động BHTG.

Thứ hai, phòng Giám sát tại Trụ sở chính BHTG Việt Nam phải tiến

hành soạn thảo trình Ban lãnh đạo ký ban hành các văn bản hướng dẫn về hoạt động giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia BHTG phù hợp với các quy định mới ban hành của NHNN, để hoạt động giám sát của Chi nhánh khu vực Hà Nội được liên tục và hiệu quả.

Thứ ba, Để hệ thống giám sát từ xa và phân tích cảnh báo sớm đạt

hiệu quả cần phải có những báo cáo thận trọng phải được chuyển từ dữ liệu thống kê đầu vào, ước tính thanh khoản và dự trữ bắt buộc, những tính toán từ bảng cân đối kế toán thông thường thành dữ liệu đầu vào có thể đánh giá được rủi ro. Điều này có nghĩa là bộ phận giám sát phải thu thập dữ liệu liên quan đến danh sách nợ của các tổ chức tham gia BHTG, bao gồm biểu hiện phạm pháp và những tài sản có vấn đề, vị trí trong thị trường ngoại hối, những nghiệp vụ ngoại bảng, và những khu vực có rủi ro khác, cũng như bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ. Do đó, đề nghị BHTG Việt Nam phải sớm xây dựng và ban hành Quy định về chế độ thông tin báo cáo đối với tổ chức tham gia BHTG trong đó quy định về các loại báo cáo, thời gian, nội dung, và mẫu báo cáo. Từ đó dữ liệu có thể so sánh được chuẩn bị và sử dụng trong thời

điểm phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh khu vực trong quá trình giám sát.

Cuối cùng, việc xây dựng quy chế đánh giá xếp loại các tổ chức tham

gia BHTG là rất cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại sau giám sát đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống phục vụ cho hoạt động kiểm tra tại chỗ và nghiệp vụ hỗ trợ tài chính.

* Xây dựng cơ chế giám sát hợp lý và hiệu quả

Hiện nay cơ chế giám sát vẫn là một tồn tại lớn đối với hoạt động giám sát của BHTG Việt Nam nói chung và các chi nhánh khu vực nói riêng, trong đó có Chi nhánh khu vực Hà Nội.

Trong khi chờ đợi có một nội dung, quy trình giám sát và xử lý sau giám sát thống nhất trong toàn hệ thống, chuyên đề xin đề xuất quy trình giám sát nhằm giúp hoạt động giám sát đánh giá, phân tích tình hình hoạt động của hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn một kịp thời và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó phải đảm rằng việc phân công, phân cấp hoạt động giám sát từ xa giữa trụ sở chính và chi nhánh theo nguyên tắc đảm bảo sử dụng nguồn lực có hiệu quả tránh chồng chéo và phù hợp với điều kiện thị trường tài chính hiện nay.

Để có thể nâng cao hiệu quả và tính kịp thời của hoạt động giám sát từ xa đối với tổ chức tham gia BHTG, việc giám sát không chỉ thực hiện theo quý mà phải theo tháng để hệ thống giám sát từ xa thực sự là công cụ hữu hiệu giúp BHTG thực hiện mục tiêu "bảo hiểm tích cực", cảnh báo và ngăn ngừa kịp thời đối với các biểu hiện vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động và BHTG cũng như hỗ trợ tích cực các hoạt động nghiệp vụ khác.

*. Nghiên cứu và xây dựng mô hình cảnh báo sớm

Hoàn thiện mô hình giám sát để đảm bảo hệ thống giám sát của BHTG Việt Nam giám sát hiệu quả, toàn diện hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, bước đầu xây dựng mô hình giám sát theo rủi ro là một yêu cầu cấp thiết. Qua nghiên cứu mô hình giám sát của một số hệ thống BHTG trên thế giới, chuyên đề xin được giới thiệu về hệ thống cảnh báo sớm của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC)) - một tổ chức BHTG mới được thành lập có mô hình giám sát hữu hiệu mà BHTG Việt Nam có thể học tập và áp dụng.

Sơđồ 3: Quy trình giám sát từ xa Các báo cáo Chỉ tiêu vi Phân tích Đánh giá nhận xét và cảnh báo Các báo cáo Các chỉ tiêu vi mô định tính và định lượng Phân tích Đánh giá xếp loại Cảnh báo Quy trình giám sát hiện nay Quy trình giám sát đề xuất

Hệ thống cảnh báo sớm của CDIC nhằm mục đích giám sát tình trạng tài chính và tổ chức đánh giá rủi ro hiện hữu của các tổ chức tài chính dựa trên sự tương xứng về vốn, thu nhập, tính thanh khoản, độ nhạy cảm với rủi ro thị trường, và các chỉ tiêu khác để phát hiện sớm các tổ chức có vấn đề tài chính và tiến hành những biện pháp kiểm soát cần thiết đúng thời điểm, đồng thời xác định phạm vi, tính thường xuyên, và độ ưu tiên cho các cuộc kiểm tra và thực hiện chính sách đánh giá phù hợp.

Hệ thống cảnh báo sớm của CDIC sử dụng 2 công cụ giám sát chính là (1) hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra và (2) hệ thống phân loại báo cáo thu nhập và hoạt động (%).

Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra về cơ bản chính là hệ thống phân loại CAMELS mà các nước phát triển đang thực hiện. Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra sử dụng mẫu thống kê để kiểm tra các tỉ lệ đánh giá tài chính và định mức trọng yếu theo 5 mức là tốt (A), khá tốt (B), trung bình (C), không tốt (D), nguy hiểm(E). Mức D và E là những dấu hiệu cảnh báo hữu hiệu cho các tổ chức bị lâm vào tình trạng khó khăn trong hoạt động.

Hệ thống phân loại dữ liệu kiểm tra nên được áp dụng với 2 nhóm các tổ chức tham gia BHTG như sau:

• Kiểm tra cả 6 chỉ tiêu CAMELS2: với các tổ chức tín dụng trong nước;

• Kiểm tra chỉ 3 chỉ tiêu AME3: với chi nhánh NH nước ngoài.

Những tổ chức tham gia BHTG ở mức phân loại khá thấp, hoặc bị suy yếu trong khoảng thời gian ngắn sẽ được gửi cho các cơ quan quản lý NH để thực hiện các biện pháp xử lý.

Những thủ tục lựa chọn các tỉ lệ kiểm tra:

• Lựa chọn ban đầu trong quy trình giám sát

• Phép kiểm tra trọng yếu

2Đây l chà ữ viết tắt của một số chỉ tiêu trong hệ thống phân loại CAMELS của Mỹ, chi tiết về các chỉ tiêu n y xin xem phà ần nghiệp vụ kiểm tra.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp phương hướng hoàn thiện công tác giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi việt nam chi nhánh khu vực hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w