Công tác tuyên truyền quảng cáo

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 89)

2 .3.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

3.2.6.2 Công tác tuyên truyền quảng cáo

Ngày nay việc mở rộng hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua việc khuyếch trương hoạt động quảng cáo, tuyên truyền là việc làm rất cần thiết. Với phương châm "Mọi khách hàng là bạn đồng hành của ngân hàng", ngân hàng phải làm sao cho mọi người biết đến hoạt động của mình, cho người dân thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Vì hiện nay, khi nói đến ngân hàng, nhiều người còn không biết được là khi họ gửi tiền vào ngân hàng họ sẽ được hưởng lãi suất bao nhiêu, được hưởng những lợi ích, ưu đãi gì? Cho nên, nhiều người khi muốn gửi tiền vào ngân hàng cũng còn ngại.

Như vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua tivi, bảng hiệu, pano, apphich...để thông báo về các hoạt động, lãi suất... của ngân hàngcho khách hàng biết để tiện giao dịch.

Ngoài ra ngân hàng nên tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ khắc phục những nhược điểm đang tồn tại và phát huy những ưu điểm hiện có để phục vụ khách hàng 3.2.7 Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và khoa học công nghệ

Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất là một trong những cơ sở khá vững để tạo niềm tin cho khách hàng. Ngân hàng phải tạo được cơ sở vật chất vững mạnh như trụ sở lớn, bàn nghế, máy móc hiện đại, không gian mát mẻ, có nước uống, có ti vi giải trí... để khi chờ khách hàng không cảm thấy lâu, không cảm thấy khó chịu. Trang trí bề phòng làm việc sao cho thu hút được khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, để lại cho khách hàng ấn tượng tốt về ngân hàng.

Trong lĩnh vực thanh toán, tốc độ thanh toán sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ chuyển vốn, vật tư, hàng hoá, dịch vụ, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác thanh toán của ngân hàng tốt sẽ thu hút các tổ chức, cá nhân mở tài khoản tiền gửi và

77

thanh toán qua ngân hàng. Từ đó sẽ thu hút một khối lượng tiền gửi thanh toán với lãi suất thấp.

3.2.8 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ hoạt động năng động có hiệu quả. Trong nội bộ ngân hàng cần điều động cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác để đẩy nhanh tiến độ công việc và có thể cùng một lúc bán được nhiều sản phẩm cho một khách hàng tránh phải chỉ khách qua các bộ phận khác gây phiền hà đối với khách hàng. Từ đó trình độ tay nghề cũng được nâng lên, hỗ trợ cho nhau giữa các bộ phận trong ngân hàng khi có người đi học hoặc tập huấn dài ngày thì có thể giải quyết công việc chung hiệu quả.

Con người là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh nên ngân hàng cần phải quan tâm đào tạo thường xuyên, hình thành đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu hội nhập ngày càng đa dạng như ngày nay.

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất trong cả nước so với các ngân hàng khác và có thể được xem là ngân hàng tiếp cận sâu rộng với các tầng lớp dân cư. Để đẩy mạnh hoạt động hệ thống của mình, NHNo&PTNT Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn cụ thể về những chính sách, lãi suất, công cụ áp dụng trong toàn hệ thống đồng thời phù hợp với từng vùng miền.

Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ mới, đặc biệt là các ứng dụng tin học vào trong từng sản phẩm sao cho tiện ích, các sản phẩm đưa ra phải được cài đặt trên cùng hệ thống, hạn chế tình trạng khi hạch toán thì trên hệ thống còn khi in thì phải nhập thông tin bằng tay vào một chương trình khác để in như sản phẩm kỳ phiếu, gây lãng phí nhiều thời gian và công sức.

Agribank Việt Nam nên bỏ sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn thông thường trên hệ thống vì: sau ngày tới hạn khách hàng tới lãnh lãi thì hệ thống không cho rút lãi. Khi đó ngân hàng phải tất toán sổ của khách hàng và làm bút toán gửi lại tiền gốc, những ngày quá hạn đó khách hàng phải lãnh lãi không kỳ hạn. Đây là một thực tế cần phải

78

được khắc phục kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và giảm chi phí ấn chỉ cho ngân hàng.

Thường xuyên nâng cấp hệ thống mạng nội bộ để truyền tải thông tin dễ dàng giữa trụ sở và chi nhánh để hạn chế việc kẹt mạng, rớt mạng.

Hỗ trợ nguồn tài chính cho các chi nhánh mua sắm các trang thiết bị hiện đại, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật tạo tính ổn định lâu dài để chi nhánh hoạt động.

NHNo&PTNT Việt Nam cần xem xét lại tỷ lệ dự trữ thanh toán và lãi suất điều vốn dự trữ thanh toán nhằm giảm giá đầu vàovốn khả dụng

Trung tâm điều hành thường xuyên tổ chức các lớp đào tạp để bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cũng như thái độ đối với khách hàng, tổ chức các buổi giao lưu giữa các chi nhánh để học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạtđộng của các chi nhánh, kiểm tra đánh giá hoạt động của từng chi nhánh để khen thưởng hợp lý đồng thời tránh thất thoát nguồn vốn cùa Nhà nước và của Nhân dân

3.3.2 Đối với NHNN

Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò vừa là người điều tiết các hoạt động của hệ thống ngân hàng, vừa là kênh dẫn vốn ( người cho vay cuối cùng) quan trọng tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động.

NHNN cần có những biện pháp đủ mạnh với những ngân hàng vi phạm trong kinh doanh tiền tệ như: chạy đua lãi suất, lách luật, đối phó … không cạnh tranh công bằng. NHNN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban nghành để quản lý thị trường vàng và ngoại tệ. Tránh tình trạng người dân rút tiền ngân hàng để đầu cơ, tích trữ vàng và ngoại tệ gây biến động ảo ảnh hưởng tới người dân vànền kinh tế.

Nâng cao chất lượng và tăng cường kiểm soát hoạt động liên ngân hàng, đảm bảo điều hoà nguồn vốn giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Từ đó hoàn thiện thị trường tiền tệ như củng cố sức mua đồng tiền, ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái tạo sự tin cậy của nhân dân vào hệ thống ngân hàng.

79

Hoàn thiện hệ thống thanh toàn bằng cách áp dụng và triển khai các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt mà thông qua hệ thống tiền gửi của ngân hàng thương mại. Khả năng này của các NHTM ở Việt Nam hiện nay đã được nâng cao. Nhưng so với mặt bằng chung của các quốc gia trong khu vực là khá thấp, vẫn chưa đủ thu hút và làm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra các biện pháp đồng bộ như từ khuyến khích dẫn đến chế tài các doanh nghiệp thực hiện chi trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại. Phối hợp với các cơ quan, công ty về thuế, điện lực điện thoại, điện nước...triển khai dịch vụ thu phí thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này giúp mở rộng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, từ đó đầy mạnh hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng thấu chi. Đồng thời giúp kiểm soát và hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân mà việc chi trả bằng tiền mặt trước đây gây thất thoát khá nhiều.

Nâng cao nghiệp vụ thị trường mở đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nghiệp vụ thị trường mở giúp Ngân hàng Trung ương tác động đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế vào từng thời kỳ, đồng thời tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước cần tích cực tạo hàng hoá trên nghiệp vụ thị trường mở, tạo phương thức giao dịch phù hợp, tuyên truyền và mở rộng nghiệp vụ đến các Ngân hàng Thương mại cũng như các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng Nhà nước nên chỉ thị cho các chi nhánh của mình tại các Tỉnh, Thành phố tổ chức hội nghị với các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn để đưa ra mức lãi suất phù hợp với từng khu vực, từng vùng miền. Bên cạnh đó ngân hàng Nhà nước nên kiềm chế hiện tượng Đôla hoá nền kinh tế bằng các biện pháp như: ổn định tỷ giá hối đoái trong thời gian dài, tránh những biến động tỷ giá đột ngột quá lớn và áp dụng lãi suất tiền gửi bằng VND cao hơn tiền gửi USD.

Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra những hướng dẫn cụ thể về những loại thông tin nào bắt buộc các NHTM và tổ chức tín dụng phải công bố để người dân nắm bắt để có hướng đầu tư và giao dịch thích hợp với ngân hàng

80

Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tín dụng quốc tế, tận dụng nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài để chuyển qua kênh NHTM

Song song với việc mở rộng quyền tự quyết của tổ chức tín dụng, việc theo dõi giám sát từ cơ quan pháp lý (cơ quan thanh tra NHNo&PTNT) là cần thiết. Mục tiêu của công tác thanh tra là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý sai phạm trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đồng thời chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng sau thanh tra.

Hiện nay công tác thanh tra chưa thực sự hiệu quả vì thực tế các ngân hàng chưa thực sự hợp tác để kết quả thanh tra chính xác và công bằng. Như vậy cần phải thực hiện tốt vai trò của cơ quan Nhà nước thông qua việc thường xuyên thanh tra, giám sát các hoạt động của Ngân hàng để phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm đang tiềm ẩn hoặc các Ngân hàng cố tình che dấu để từng bước nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nói riêng và của các ngân hàng nói chung. Các biện pháp phải đủ sức dăn đe và tạo dựng lòng tin của dân vào hệ thống ngân hàng.

3.3.3 Đối với chính phủ

3.3.3.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là yếu tố cơ sở tạo tiền đề vững chắc cho mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008, tâm lý đầu tư an toàn chiếm đa số trong dân cư. Đây là điểm thuận lợi đề ngân hàng đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Để tạo tâm lý an toàn trong dân cư, điều đầu tiên là Chính phủ cần duy trì và bình ổn môi trường chính trị, từ đó tạo điều kiện ổn định thị trường tài chính tiền tệ. Việt Nam luôn được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định, là môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là ưu thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực.Với ưu thế có một nền chính trị ổn định, Chính phủ nên tiếp tục thực hiện các chính sách bình ổn về kinh tế.

Yếu tố quan trọng kế tiếp là ổn định giá trị đồng tiền nội tệ, kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức độ chấp nhận được từ đó tạo lòng tin trong dân cư.Sự ổn định kinh tế cũng

81

tác động ngược lại đến tình hình chính trị. Giá trị đồng tiền, tỷ lệ lạm phát biến động cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền chính trị.

Bên cạnh hai yếu tố trên, Chính phủ cần tiếp tục xây dựng và phát triển chính sách kinh tế hợp lý, đúng đắn và phù hợp với thực tiễn trong nước và quốc tế. các chính sách đưa ra cần có sự nhất quán đồng thời kèm theo những yếu tố riêng biệt thích hợp với từng vùng, miền, từng ngành nghề. Các dự án kinh tế cần được chọn lọc kỹ lưỡng, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ kinh tế khác nhau. Hiện nay, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn tài nguyên và tiền bạc cùng với tệ nạn tham nhũng hối lộ đã làm cho lòng tin của người dân bị giảm sút. Chính phủ cần loại bỏ dần những dự án không cần thiết và gây lãng phí. Triệt để xử lý nạn tham ô, tham nhũng trong các dự án kinh tế.

Với một môi trường ổn định cả về chính trị và kinh tế, Chính phủ đã tạo ra một nền tảng vững chắc thúc đẩy hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

3.3.3.2 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại

Việt Nam ra nhập WTO là cơhội, đồng thời cũng là thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài buộc hệ thống ngân hàng trong nước phải có những thay đổi tích cực hơn để có thể cạnh tranh và phát triển. Chính phủ cần thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cụ thể:

Đối với hệ thống ngân hàng quốc doanh, Chính phủ cần thực hiện cấp vốn đầy đủ những lúc cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh và hiệu quả cạnh tranh. Đối với mỗi ngân hàng khác nhau, cần có những chính sách phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động và định hướng phát triển khác nhau. Từng bước thực hiện quá trình Cổ phần hoá hệ thống Ngân hàng như đã ký kết với WTO.

Đối với hệ thống ngân hàng ngoài quốc doanh, Chính phủ cần có sự giám sát chặt chẽ, tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng.

82

3.3.3.3 Xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi và đồng bộ

Hện nay chúng ta đã có Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng để điều chỉnh mọi hoạt động của hệ thống ngân hàng cùng với những nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo. Những sửa đổi, bổ sung gần đây của hai luật này đã thể hiện sự thích ứng phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên sự thay đổi của xã hội cùng với sự tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới dẫn đến nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp, cùng với tình trạng “luật đá luật” đã gây không ít khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.3.4 Đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Cần thúc đẩy việc hoàn tất và thông qua luật Bảo hiểm tiền gửi đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng cũng như nhu cầu của các tầng lớp dân cư. Luật Bảo hiểm Tiền gửi được thông qua sẽ tạo nên bước ngoặt đáng kể và tích cực trong hoạt động huy động vốn của NHTM.

Nhưng hiện nay mức Bảohiểm tối đa đối với mỗi khách hàng là 50 triệu là không còn phù hợp với những khách hàng có số dư lớn. Các công ty bảo hiểm Tiền gửi nên nâng mức bảo hiểm lên trên 50 triệu để phù hợp với nền kinh tế và nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Bên cạnh đó phải tăng cường hiệu quả giám sát của Bảo hiểm tiền gửi để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Nâng cao chất lượng Bảo hiểm Tiền gửi sẽ thúc đẩy nguồn vốn huy động tăng cao đồng thời ổn định lòng tin của khách hàng, tránh tình trạng rút vốn hàng loạt khi có một sự cố xảy ra có thể kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Người gửi tiền hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn vốn của mình và khả năng sinh lời của nó. Tuy nhiên cần có sự tính toán về mức độ phù hợp giữa khoản tiền lãi và phí bảo hiểm.

83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên đây là những giải pháp tôi đưa ra nhằm tăng cường huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long. Các giải pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được của Chi nhánh, qua phiếu

Một phần của tài liệu hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh vĩnh long (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)