1.3.1 Tại các Ngân hàng thương mại trong nước
1.3.1.1. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank chính thức thành lập ngày 27/9/1993. Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, 16 cán bộ nhân viên và một trụ sở kiêm phòng giao dịch rộng 45 m2 tại 24 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cũng rất nhanh chóng, ngay trong năm 1994, Techcombank đã đạt 189 tỷ đồng doanh số, 4,5 tỷ đồng lợi nhuận ròng và tăng 250% vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng. Năm 1995 chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng của ngân hàng này khi lợi nhuận ròng tăng trưởng 344% so với năm trước, nguồn vốn hoạt động tăng 350% và doanh số thanh toán qua Techcombank tăng 209%. Đến năm 2007, Techcombank trở thành ngân hàng cổ phần có mạng lưới chi nhánh lớn thứ hai tại Việt Nam và nằm trong top 3 ngân hàng thương mại cổ phần về quy mô kinh doanh. Năm 2013, Techcombank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu và có mạng lưới chi nhánh chỉ đứng sau Vietcombank và Agribank, hai trong “tứ đại gia ngân hàng” có
25
vốn lớn của nhà nước. Có được sự thành công như thế là do Techcombank đã có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là hướng tới nhóm khách hàng cao cấp. Ngày 17/6/2011, NH Techcombank đã chính thức khai trương khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Đây là khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên được triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp dành cho đối tượng khách hàng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến nay, con số này đã lên đến 3 trung tâm đặt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khu dịch vụ ngân hàng ưu tiên là một trong những ưu đãi mà khách hàng được hưởng khi tham gia vào dịch vụ ngân hàng ưu tiên, một dịch vụ chuyên biệt và cao cấp của Techcombank phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp. Khu dịch vụ khách hàng ưu tiên được thiết kế sang trọng và hiện đại với các trang thiết bị tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng. Mỗi khách hàng khi đến giao dịch tại khu vực này sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp bởi các chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp. Bên cạnh đó, Techcombank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bỏn chộo sản phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia” – sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24 (www: techcombank.com.vn).
1.3.1.2. Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2013 đạt gần 415 nghìn tỷ, tăng 192 nghìn tỷ so với thời điểm 31/12/2008, đạt mức tăng bình quân 17%/năm. Trong 5 năm qua, mặc dù cạnh tranh trong thị trường huy động vốn ngày càng gay gắt, Vietcombank vẫn duy trì được mức tăng trưởng huy động vốn bình quân trên 17%/năm, trong đó năm 2011 và 2013 tốc độ tăng trưởng đạt trên 20%. Tăng trưởng huy động vốn tạo điều kiện cho Vietcombank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 2008-2013 đạt 21%/năm, đưa tổng dư nợ cho vay tăng từ gần 113 nghìn tỷ tại thời điểm cuối năm 2008 lên 241 nghìn tỷđồng tại thời điểm cuối năm 2013. Sởdĩ như vậy là vì trong giai đoạn 2008 - 2013, Vietcombank đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ theo các phương án được ĐHĐCĐ thông qua, cụ thể: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ thêm 9,28% (2011) và 33% (2012) với giá phát hành bằng mệnh giá; trả cổ tức 2011 bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 12% (2012) và thực hiện thành công việc phát hành riêng lẻ 15% vốn cổ phần
26
(sau phát hành) cho cổđông chiến lược Mizuho Corporate Bank (năm 2012). Tại thời điểm 31/12/2013, vốn điều lệ của VCB đạt 23.174 tỷ đồng, tăng 91,5% so với thời điểm 31/12/2008; quy mô vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷđồng với mức tăng gần 198% so với 2008. Năm 2011, Vietcombank đã thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu lần đầu tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đưa cổ phiếu Vietcombank vào danh sách những cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index. Công tác khách hàng được Vietcombank đặc biệt chú trọng, chất lượng dịch vụđã và đang từng bước được cải thiện rõ nét. Niềm tin và uy tín của Vietcombank trong đông đảo khách hàng ngày càng được củng cố và phát huy. Dự án chuẩn hoá thương hiệu Vietcombank sau gần hai năm triển khai đã được hoàn tất với sự tư vấn của Allen International (Anh Quốc). Ngày 31/03/2013, Vietcombank đã chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới, thể hiện cam kết và quyết tâm xây dựng một thương hiệu uy tín, thân thiện và bền vững (www: vietcombank.com.vn)
1.3.2 Tại các Ngân hàng thương mại trên Thế giới
1.3.2.1. Ngân hàng HSBC
HSBC được thành lập từ năm 1865, có trụ sở chính ở Luân Đôn (Anh) và hiện có gần 9.500 văn phòng hoạt động ở 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ trên 100 triệu khách hàng trong đó hơn 45 triệu là khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử trên toàn cầu. HSBC có các ưu điểm nổi bật về huy động vốn như sau:
- HSBC cung cấp hàng loạt dịch vụ tài chính với quy mô lớn như: dịch vụ tài chính cá nhân, đầu tư và tài chính doanh nghiệp, ngân hàng tư nhân, tư vấn tài chính và rất nhiều dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng.
- HSBC hoạt động với phương châm là một tập đoàn lớn nhưng rất quan tâm đến việc phát triển hoạt động tới từng địa phương trên toàn thế giới.
- HSBC rất quan tâm đến việc đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong mở rộng dịch vụ ngân hàng. Đối với HSBC, công nghệ là chìa khoá để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- HSBC là ngân hàng nước ngoài duy nhất tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ tài chính doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng cho các định chế tài chính, thanh toán quốc tế, thanh toán và quản lý tiền tệ, lưu ký chứng
27
khoán và quản lý quỹ, ngoại hối và thị trường vốn, thu xếp nợ, tài trợ dự án và dịch vụ tài chính cá nhân.
Do những ưu điểm đó mà hoạt động huy động vốn của HSBC trong những năm vừa qua liên tục tăng cao (http:hsbc.com.vn).
1.3.2.2. Ngân hàng Citibank
Citibank được thành lập từ năm 1812 với số vốn ban đầu là 2 triệu đô la Mỹ. Qua hơn 200 năm phát triển, Citibank hiện là một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và thế giới với vốn chủ sở hữu khoảng 113 tỷ đô la Mỹ, Citibank cung cấp một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khách hàng của mình, bao gồm cả khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.
Trong hoạt động huy động vốn Citibank đã tung ra các gói dịch vụ dành riêng cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với các hình thức rất đa dạng như:
- Đối với các khách hàng là cá nhân: dịch vụ tài khoản tiền gửi, tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm điện tử, tài khoản séc, tổng hợp tài khoản trên mạng, tư vấn, phân tích nhu cầu tài chính, dịch vụ kết hợp ngân hàng và đầu tư,dịch vụ ngân hàng cá nhân...
- Đối với các khách hàng là doanh nghiệp: Citibank cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Dịch vụ đầu tư; Quản lí ngân quỹ và tiền mặt; Quản lí vốn và chứng khoán; Quản lí tài sản và lợi nhuận…
Hiện nay, Citibank có một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng rộng khắp với 5.700 trung tâm dịch vụ ngân hàng đa năng, phục vụ cho trên 200 triệu tài khoản cho khách hàng ở trên 100 nước trên toàn thế giới (www:citibank.com.vn).
1.3.3. Bài học rút ra
- Hình thức huy động vốn phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền, nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư.
- Phải đưa ra chính sách lãi suất thích hợp, linh hoạt để khuyến khích người dân tiết kiệm và gửi tiền vào Ngân hàng. Phải áp dụng lãi suất linh hoạt, mềm dẻo để thu hút vốn theo cơ cấu có lợi cho Ngân hàng.
- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu thị trường. Việc mở rộng huy động vốn đều phải dựa trên nền tảng tăng cường sử dụng tin học, hiện đại hóa hoạt động của Ngân hàng.
28
- Tăng cường liên kết với các tổ chức, các bên có liên quan khác như các Ngân hàng trong ngành, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, hàng không, điện tử - viễn thông, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,… nhằm khuyếch trương danh tiếng của Ngân hàng, mở rộng đối tượng khách hàng, phát triển nghiệp vụ thanh toán, tăng vốn huy động trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đây chính là cơ sở để thu hút khách hàng mới và gia tăng uy tín, vị thế của Ngân hàng.
- Đa dạng kênh phân phối và phát triển hệ thống kênh phân phối Ngân hàng hiện đại. Việc làm này giúp mở rộng mạng lưới của Ngân hàng, giúp cho các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng dể dàng tiếp cận với khách hàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp Ngân hàng kịp thời nắm bắt những nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, từ đó kịp thời đưa ra những động thái phù hợp làm hài lòng khách hàng.
- Hoàn thiện và phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng. Từ đó, tạo niềm tin và xây dựng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn cho Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 2 trình bày những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng, trình bày những lý luận cơ bản về công tác huy động vốn và sử dụng vốn của NHTM, những tác động của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Đây là cơ sở lý luận để tìm hiểu thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Vĩnh Long để từ đó tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, nguyên nhân thành công và đề xuất những biện pháp khắc phục mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm để hoạt động kinh doanh của Agribank Vĩnh Long gặt hái thêm những thành công lớn hơn trong thời gian tới
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH VĨNH LONG
2.1 HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
2.1.1 Mạng lưới ngân hàng
Bảng 2.1: Mạng lưới Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long STT Tên TCTD Mạng lưới giao dịch Tổng Cấp Loại Phòng Quỹ cộng 1 3 PGD Tiết kiệm 1 Vietinbank 12 1 11 2 BIDV 5 1 3 1 3 Vietcombank 2 1 1 4 Agribank 38 1 9 28 5 MHB 5 1 4 6 NHCSXH 8 1 7 7 NH Phát Triển 1 1 8 Sacombank 5 1 4 9 SCB 2 1 1 10 DongA bank 3 1 2 11 Kien Long bank 2 1 1
12 ACB 1 1 13 VP Bank 1 1 14 Techcombank 1 1 15 PhuongNam Bank 2 1 1 16 NH TMCP Xây Dựng 2 1 1 17 AB Bank 1 1 18 OCB Bank 1 1 19 NHTMCP Quốc Dân 2 1 1
30
20 NHTMCP Đại Chúng 1 1 21 Liên Việt - Post bank 1 1 22 HD Bank 1 1
23 Quỹ TDND cơ sở 4 4
Tổng cộng 101 26 9 62 4
(Nguồn: NHNN chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long)
Tính đến 31/12/2014 mạng lưới Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long bao gồm 101 điểm giao dịch trong đó có: 22 chi nhánh cấp 1, 4 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 9 chi nhánh cấp 3, 62 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm và . Mạng lưới giao dịch ngày càng phát triển và mở rộng từ trung tâm thành phố cho tới các địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho người dân lựa chọn các dịch vụ Ngân hàng nhưng dây cãng là một thách thức lớn đối với Ngân hàng vì sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng với nhau về các sản phẩm dịch vụđặc biệt là cạnh tranh huy động vốn.
2.1.2.2 Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long
- Vềcông tác huy động vốn
Bảng 2.2: Công tác huy động vốn của các NHTM Tỉnh Vĩnh Long
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 2012 2013 2014 - Ngắn hạn 7,749 10,251 10,320 9,709 9,763 5.95% - Trung dài hạn 1,665 973 3,697 6,519 8,958 52.30% Tổng cộng 9,414 11,224 14,017 16,228 18,721 18.75%
(Nguồn: NHNN chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long)
Trong những năm qua, nguồn vốn huy động tăng đều và ổn định hàng năm góp phần giúp cho các NHTM chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Với phương châm huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tếđịa phương các NHTM không ngừng đưa ra các sản phẩm phong phú với nhiều tiện ích, kỳ hạn linh hoạt, đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng…
31
nên đã thu hút được khách hàng đầu tư vào kênh tiền gửi ngân hàng chính vì vậy tốc độtăng trưởng bình quân từ2010 đến 2014 tăng 18.75% mỗi năm
- Vềcông tác đầu tư vốn cho nền kinh tế
Bảng 2.3: Công tác đầu tư vốn cho nền kinh tế của các NHTM Tỉnh Vĩnh Long
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 2012 2013 2014 - Ngắn hạn 8,621 9,133 8,980 10,088 9,199 1.64% - Trung dài hạn 4,341 4,284 4,374 4,677 5,836 7.68% Tổng cộng 12,962 13,417 13,354 14,765 15,035 3.78%
(Nguồn: NHNN chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long)
Trong 5 năm qua, các NHTM trên địa bàn đã tăng cường huy động vốn nhàn rỗi của các TCTD, TCKT và dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trong dân về tiêu dùng, phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là cho vay để thu mua lương thực và trái cây xuất khẩu. Nhìn chung, dư nợ trong 5 năm tăng đều, tuy có năm 2012 dư nợ giảm nhưng chênh lệch không lớn, tăng trưởng bình quân qua 5 năm là 3.78%.
- Về nợ xấu
Bảng 2.4: Nợ xấu của các NHTM Tỉnh Vĩnh Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 2012 2013 2014 - Ngắn hạn 152 294 345 258 341 22.38% - Trung dài hạn 258 858 465 462 397 11.38% Tổng cộng 410 1,152 810 720 738 15.83% So với dư nợ (%) 3.16% 8.59% 6.07% 4.88% 4.91%
(Nguồn: NHNN chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nợ xấu/ dư nợ ngành cao, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011 và 2012 do phần lớn các dự án tập chung vào các ngành như: đầu tư bất động
32
sản, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư, các ngành sản xuất…đây là những nhàng đang gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Từ 2013 sang 2014 nợ xấu giảm một phần do các NHTM thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ.
Biểu đổ 2.1: Tình hình nợ xấu của các NHTM Tỉnh Vĩnh Long
12,962 13,417 13,354 14,765 15,035 410 1,152 810 720 738 0 5,000 10,000 15,000 20,000 2010 2011 2012 2013 2014 Nợ Xấu Dư nợ
- Về công tác thanh toán
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán của các NHTM Tỉnh Vĩnh Long Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh số thanh toán 88,714 106,360 113,245 113,378 121,897 8.27%
(Nguồn: NHNN chi nhánh Tỉnh Vĩnh Long)
Các dịch vụ thanh toán, thu chi qua ngân hàng những năm gần đây tăng cao đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán thẻ do hiểu biết của người dân về sản phẩm ngân hàng tăng và những tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng đảm bảo được sự an toàn, chính xác, nhanh chóng và được bảo mật. Việc thanh toán qua ngân hàng đã hạn chế được thói quen dùng tiền mặt của người dân Việt Nam, giúp giảm bớt chi phí quản lý, in ấn tiền, giảm thiểu rủi ro và phát triển nền kinh tế . Số